“Thảo mai” là một thuật ngữ mặc dù chưa xuất hiện trong từ điển nhưng lại được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Từ thanh thiếu niên đến người lớn hẳn ai cũng đã từng nghe qua hoặc nhắc đến thuật ngữ này. Vậy thảo mai là gì? Người thảo mai có biểu hiện như thế nào? Bloggiamgia.edu.vn sẽ làm rõ cho bạn đọc ngay sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Thảo mai là gì? Biểu hiện thường thấy ở người có tính thảo mai
Contents
1. Thảo mai là gì?
Chúng ta sử dụng từ “thảo mai” nhiều đến mức thỉnh thoảng lại thốt ra một cách vô thức mà không cần hiểu ý nghĩa thật sự của thảo mai là gì. Để rõ hơn về khái niệm này, ta hãy cùng đi sâu vào phân tích cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
1.1. Theo nghĩa đen
Nghĩa đen của từ “thảo mai” thực chất ám chỉ một vị thuốc dùng trong y học. Quả thảo mai có màu đỏ, cùi mềm, bên trong nhiều nước và mang hương vị chua ngọt. Thoạt nhìn qua, quả có hình dạng như tim gà. Ngày nay, nhờ sở hữu nhiều chất dinh dưỡng mà thảo mai được sử dụng như một vị thuốc Đông Y chuyên trị những chứng bệnh về thiếu máu do khí hư, ho, táo bón,…
1.2. Theo nghĩa bóng
Trong từ điển tiếng Việt, “Thảo” có nghĩa là cỏ còn “mai” có thể ám chỉ đến một loài hoa. Tuy nhiên trong trường hợp này, “mai” mang ý nghĩa là sự mảnh mai, mỏng manh. Do đó, nghĩa bóng của “thảo mai” có thể hiểu là một loại cỏ cây mỏng manh, yếu đuối.
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet, thuật ngữ “thảo mai” ngày càng được biến tấu về ý nghĩa. Cụ thể, nó được sử dụng để nhắc đến những người tuy miệng nói một đằng nhưng thân tâm bên trong lại nghĩ một nẻo. Hay nói dễ hiểu hơn, những người thảo mai thường có tính giả tạo, tuy ngoài mặt nói cười nhưng sau lưng thì lại đâm chọt, nói xấu và âm thầm hãm hại người khác.
Tuy nhiên, “thảo mai” vẫn được dùng để ám chỉ sự ứng xử đầy khôn khéo khi giao tiếp. Họ gây ấn tượng bởi cách ăn nói, biết cách lấy lòng thiên hạ nên thường được mọi người giúp đỡ.
2. Nguồn gốc của từ thảo mai
Vậy nguồn gốc của thảo mai là gì? Không có một tài liệu rõ ràng nào chỉ ra được nguồn gốc đúng nhất của từ “Thảo mai”. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thuật ngữ này xuất hiện từ câu ca dao: “Thảo mai rao bán chỉ vàng/Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh”
Theo đó, “Thảo mai” là tên của cô gái xuất hiện trong bài ca dao. Cô buôn bán ngoài chợ nhưng lại không trung thực, miệng rao chỉ vàng nhưng thực chất lại bán chỉ xanh. Theo thời gian, câu ca dao này được phổ biến rộng rãi và cụm từ “thảo mai” được dùng để ám chỉ việc làm không trung thực của cô gái.
Do vậy, nhiều người đã sử dụng từ “thảo mai” thay cho “giả tạo” để nói giảm nói tránh. Thông thường, nó được dùng để ám chỉ một phần tính cách của chị em phụ nữ nhưng trong một số trường hợp vẫn có thể dùng để nói về đàn ông nếu họ có phô trương.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các đơn vị đo thể tích phổ biến, được ứng dụng rộng rãi
3. Biểu hiện thường gặp ở một người thảo mai
Trên thực tế, không khó để bạn nhận ra một người có tính cách thảo mai hay không. Dưới đây sẽ là một số biểu hiện thường thấy của người thảo mai mà bạn có thể dễ dàng nhận ra như:
- Thường cố tình quan tâm thái quá đến một câu chuyện hay vấn đề nào đó, đến mức những người xung quanh cảm giác như họ đang diễn, lố lăng, mang tính phản cảm cao.
- Những bạn nữ ăn nói nhẹ nhàng, điệu đà nhưng luôn tỏ ra bản thân là người yếu đuối, mỏng manh, đáng thương quá đà.
- Luôn tỏ ra thân thiện, vui vẻ, hòa đồng với người xung quanh nhưng thật chất bên trong đang có những suy nghĩ ác ý và tiêu cực khác.
- Thông thường, những người thảo mai sẽ có ánh mắt khá ranh ma, khi nói chuyện họ có xu hướng chớp mắt và liếc ngang liếc dọc liên hồi.
- Luôn có những biểu hiện quá đà hoặc thái độ quá khích nhằm thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
- Chỉ khi có việc nhờ vả thì mới đối xử vui vẻ, niềm nở với những người xung quanh. Còn không thì sẽ lập tức trở mặt.
- Biết cách thể hiện sự quan tâm quá mức đối với người khác, nhằm lôi kéo họ về phía mình, nhất là với người mới quen.
- Trước mặt thì khen ngợi ca ngợi nhưng sau lưng luôn chê bai và tìm cách hạ bệ người xung quanh.
4. Thảo mai có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Khi nhắc đến những người thảo mai, thì mọi người thường ngay lập tức suy nghĩ đến sự giả tạo, sống không thật, giả nai. Đồng thời, họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên và dường như không quan tâm đến việc liệu rằng mình có gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người xung quanh hay không.
Do đó, ở trong trường hợp này thì tốt hơn hết là bạn chỉ nên giữ mối quan hệ xã giao, không liên quan, không xung đột lợi ích, để tránh bị nói xấu, hạ bệ và nghiêm trọng hơn là đâm sau lưng.
Dẫu vậy, không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì người có tính cách thảo mai cũng luôn xấu. Trong cuộc sống, sẽ có rất nhiều việc gây mất lòng, hoặc gây ra những ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng lên người nghe. Do đó, họ chọn cách nói lảng tránh, nói vòng vo, để giảm tính chất nghiêm trọng của sự việc, nhưng bạn vẫn có thể hiểu hết vấn đề.
Thêm vào đó, các mối quan hệ trong cuộc sống, nhất là công việc cũng cần một chút thảo mai để đôi bên thêm gắn kết và tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Ngày nay, thay vì giả dối hay giả tạo thì giới trẻ lại có xu hướng dùng từ thảo mai, như một cách nói giảm nói tránh. Nhìn chung, thảo mai chưa chắc là hoàn toàn xấu. Điều này còn tùy từng người và tùy thuộc vào mức độ mà bạn xây dựng cho bản thân mình.
>>>>>Xem thêm: Top truyện cổ tích công chúa hoàng tử hay dành cho bé yêu
5. Một số câu nói hay về thảo mai
Sau đây là tổng hợp một vài câu nói hay về sự thảo mai:
- Đồng xu tuy sở hữu hai mặt nhưng lại chỉ có duy nhất một mệnh giá. Cớ sao người chỉ có một mặt nhưng lại có đến hai lòng.
- Thà làm ác quỷ mà trong lòng sống thật với bản thân… Còn hơn cứ mang bộ mặt thiên thần nhưng bên trong tâm hồn lại dơ bẩn.
- Người thảo mai nếu không là chỉ trích người nào đó để nâng mình lên thì hẳn những lời chúc mừng từ người đó đã đáng tin?
- Cuộc đời thì hối hả, bon chen còn người thì lại nhỏ nhen, giả tạo.
- Người thật thà thường sẽ không khéo léo, dẻo miệng, trong khi đó kẻ giả tạo lại giỏi nói toàn điều hay.
- Đừng tốt với ai quá khi bạn vẫn chưa hiểu hết được về con người của họ. Nhờ thế, bạn sẽ không phải ngỡ ngàng ngay khi họ tháo mặt nạ ra.
- Bản chất của bạn thì mình đã Thấu, hay do Bạn quá Xấu vậy nên phải dùng đến Mặt Nạ để che giấu.
- Lời nói dối tuy không có chân nhưng tai tiếng thì lại có cánh.
Trên đây là những chia sẻ của Bloggiamgia.edu.vn về thuật ngữ thảo mai là gì cũng như những biểu hiện để bạn dễ dàng nhận biết một người có đang thảo mai hay không. Qua bài viết, chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm nhận diện những người này để có phương án ứng xử phù hợp!