Mặc dù cuộc sống hiện đại ngày nay đã phát triển vượt trội về nhiều mặt như y tế, công nghệ, giáo dục,… nhưng chủ trương của nhiều quốc gia vẫn luôn kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của mình. Vậy văn hóa là gì? Đặc điểm và vai trò của văn hóa như thế nào? Ngay sau đây bạn đọc hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Văn hóa là gì? Văn hóa có những đặc điểm chính nào?
Contents
1. Văn hóa là gì? Phạm trù của văn hóa
Hiện nay, văn hóa được phân tích qua nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể là:
- Theo UNESCO: Văn hóa là một tổng thể bao gồm nhiều hoạt động và sự sáng tạo ở trong quá khứ và hiện tại. Qua nhiều thế kỷ, chính hoạt động sáng tạo ấy đã làm hình thành một hệ thống gồm những giá trị, truyền thống và thị hiếu. Đây là những yếu tố giúp chúng ta xác định được đặc tính riêng của mỗi dân tộc.
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì mục đích sống và lẽ sinh tồn, loài người mới bắt đầu sáng tạo cũng như phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, pháp luật khoa học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo hay những công cụ phục vụ sinh hoạt hằng ngày, đáp ứng nhu cầu ăn, ở, mặc,… Những sáng tạo, phát minh đó gọi chung là “văn hóa”.
- Theo Wikipedia: Văn hóa là tất cả những sản phẩm do con người tạo ra. Nó bao gồm hai khía cạnh, cụ thể là khía cạnh vật chất (quần áo, nhà cửa, phương tiện,…) và khía cạnh phi vật chất (tư tưởng, ngôn ngữ, giá trị,…).
- Theo Đại từ điển tiếng Việt: Định nghĩa văn hóa là những giá trị tinh thần và vật chất mà con người đã sáng tạo ra trong lịch sử.
Vậy nói tóm gọn lại, nghĩa của văn hóa là gì? Văn hóa là tất thảy những giá trị tinh thần và vật chất đã được con người tạo dựng nên xuyên suốt bề dày lịch sử dân tộc. Nó là một khái niệm rộng và liên quan mật thiết đến mọi lĩnh vực có trong đời sống con người.
Hiểu đơn giản nhất, văn hóa chính là những giá trị được một cộng đồng con người phát minh, sáng tạo ra nhằm phục vụ cho những lợi ích và nhu cầu của chính mình. Ngoài ra, văn hóa cũng bao gồm những giá trị đã hình thành và duy trì suốt một khoảng thời gian dài và có thể được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác.
2. 3 khái niệm có liên quan đến văn hóa
Ngoài định nghĩa văn hóa là gì, Bloggiamgia.edu.vn cũng sẽ đề cập đến một số khái niệm có liên quan.
2.1. Văn hóa Việt Nam
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa của riêng đất nước Việt Nam. Những giá trị tinh thần và vật chất ở đây được hình thành xuyên suốt quá trình lịch sử dân tộc Việt. Ví dụ:
- Văn hoá Văn Lang – Âu Lạc: Tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, ở nhà sàn, nam đóng khố, nữ mặc áo váy. Dân thờ thần Núi, thần Mặt Trời,… và tôn sùng các vị anh hùng, người có công với làng nước,…
- Áo dài Việt Nam: Là trang phục truyền thống của nước Việt Nam ta khi làm tôn lên sự thanh lịch, duyên dáng mà kín đáo của người phụ nữ.
2.2. Văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội là một bộ phận trong nền văn hóa, cụ thể là thuộc lĩnh vực xã hội. Tại Việt Nam, văn hóa xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển trên chế độ xã hội chủ nghĩa. Để độc giả có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm sau đây:
- Tư tưởng: Giai cấp tiên phong là công nhân, mục tiêu xây dựng xã hội độc lập, công bằng, văn minh.
- Tính chất: Tính dân tộc sâu sắc và tính nhân dân rộng rãi.
- Cách thức: Tăng cường lãnh đạo thông qua quản lý xã hội, văn hóa, chọn lọc tinh hoa nhân loại để ứng dụng sáng tạo vào nước ta.
2.3. Văn hóa doanh nghiệp
Được đánh giá là đời sống tinh thần của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách xây dựng văn hóa khác nhau căn cứ vào chiến lược và những giá trị mà công ty hướng đến. Nó thể hiện qua quy chế, slogan, giá trị cốt lõi,… do công ty đặt ra.
Tương tự với văn hóa nói chúng, ở mỗi thời điểm khác nhau thì văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Do đó, lãnh đạo hoàn toàn được phép điều chỉnh văn hóa để phù hợp với từng thời kỳ.
Ví dụ về một số văn hóa doanh nghiệp nổi bật:
- Google: Quan tâm đến chính sách nhân viên, điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chất lượng, quy mô đội ngũ.
- Vin Group: Tập trung vào những giá trị cốt lõi như TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC,…
Tìm hiểu thêm: Top 6 quán cà phê giường nằm được giới trẻ săn đón
3. Văn hóa có đặc điểm gì?
Để hiểu thêm về đặc điểm của văn hóa là gì, dưới đây là những tổng hợp cụ thể:
3.1. Tính hệ thống
Tính hệ thống ở đây thể hiện ở cách tập hợp, khám phá về mối quan hệ giữa hiện tượng văn hóa, sự kiện cũng như quy luật hình thành, phát triển đặc trưng của nó. Đặc điểm này giúp văn hóa hiện diện rộng rãi trong mọi hoạt động xã hội và khiên xã hội trở nên tốt hơn.
3.2. Tính giá trị
Căn cứ vào mục đích mà có thể chia giá trị của văn hóa thành giá trị vật chất hay giá trị tinh thần. Căn cứ vào ý nghĩa thì sẽ bao gồm giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức và giá trị sử dụng. Còn nếu căn cứ vào thời gian thì ta sẽ có giá trị tạm thời và giá trị vĩnh cửu.
Theo thời gian, giá trị của văn hóa sẽ được đánh giá biện chứng, khách quan hơn. Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta đều mang nhiều giá trị, quan trọng là chúng ta nhìn nhận chúng ở góc độ nào.
3.3. Tính nhân loại
Văn hóa bao gồm những sản phẩm được con người sáng tạo nhằm phục vụ mục đích. Hay nói cách khác, văn hóa là của con người. Chúng ta từ lâu đã biết chạm khắc gỗ, điêu khắc hay xây dựng hoạt động tinh thần như sáng tạo truyền thuyết, đặt tên cho cảnh đẹp,…
3.4. Tính lịch sử
Văn hóa được phân biệt bởi thời gian,, qua nhiều thế hệ và nhiều giai đoạn phát triển. Chính lịch sử văn hóa đã tạo ra bề dày và chiều sâu để ta điều chỉnh và phân loại thường xuyên các giá trị. Qua đó, tính truyền thống của nền văn hóa là cốt lõi phát triển của lịch sử.
4. Vai trò của văn hóa
Văn hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn đã biết hết được vai trò của văn hóa là gì?
- Giúp trật tự xã hội được ổn định vì vốn dĩ văn hóa đã đi sâu vào trong nhận thức mỗi người. Do đó, hành vi của họ sẽ bị chi phối, điều chỉnh bởi khuôn khổ đạo đức dân tộc.
- Cải thiện quan hệ xã hội, đem đến sự chất lượng cả về vật chất và tinh thần cho cuộc sống con người.
- Tạo nên những tinh hoa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.
- Là chứng tích cho quá trình lịch sử đầy hào hùng, vẻ vang, làm nổi bật lên chặng được huy hoàng, thăng trầm của đất nước. Thông qua nền văn hóa, những thế hệ sau mới có thể cảm nhận được những gì mà ông cha ta để lại.
- Là nhịp cầu để nối con người lại với nhau, những thế hệ từ đó cũng được gắn kết.
- Bổ sung kiến thức cho thế hệ sau hiểu hơn về lịch sử dân tộc, đồng thời kế thừa phát huy trong tương lai.
- Thúc đẩy đất nước phát triển về mặt kinh tế khi thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, khám phá những nét độc đáo trong văn hóa của dân tộc, quốc gia đó.
>>>>>Xem thêm: Chó Bắc Hà là chó gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và giá bán chó Bắc Hà
Trên đây là những giải đáp xoay quanh thắc mắc văn hóa là gì và vai trò của văn hóa trong cuộc sống cũng như kinh tế, xã hội. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng bạn đọc sẽ sớm nhận thức được tầm quan trọng của nền văn hóa nước nhà để ra sức bảo vệ và phát huy