“Cứ hôm nào ngủ dậy muộn là sẽ có cuộc họp đột xuất”, “ngày nào mà không học bài sẽ có bài kiểm tra”, có khi nào bạn tự hỏi tại sao vận xui cứ mãi bám riết bản thân hay chưa? Những sự cố trớ trêu này dường như không bỏ qua bất kỳ ai, và thường được chúng ta đổ tại “vận xui”. Thế nhưng, những điều xui xẻo này chính là biểu hiện thường thấy nhất của định luật Murphy. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ngay định luật này trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Định luật Murphy là gì? Một số điều thú vị về định luật Murphy
Contents
- 1 1. Định luật Murphy là gì?
- 2 2. Nguồn gốc của định luật Murphy
- 3 3. 14 định luật Murphy cho thấy cuộc sống là chuỗi ngày “đen đủi”
- 4 4. Cách khiến định luật Murphy trong cuộc sống luôn đúng
- 5 5. Có phải định luật Murphy luôn đúng hay không?
- 6 6. Bài học từ định luật Murphy
- 7 7. Áp dụng định luật Murphy như thế nào?
1. Định luật Murphy là gì?
Định luật Murphy được đặt theo tên của người khám phá ra định luật – chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy. Định luật Murphy còn được biết đến với tên gọi khác là định luật bánh bơ. Định luật này đã nhận định rằng “Nếu cho con người hai hoặc nhiều hơn 1 sự lựa chọn để có thể làm gì đó, trong đó có một cách có nguy cơ dẫn đến thảm họa thì mọi người lại thường chọn cách đó”,…
2. Nguồn gốc của định luật Murphy
Thực chất, định luật Murphy có nguồn gốc từ thí nghiệm dùng để đánh giá, xem xét phản ứng của con người khi giảm tốc tên lửa một cách nhanh chóng. Vào giai đoạn đầu, họ đã buộc một hình nộm vào một chiếc xe trượt tên lửa.
Sau đó, họ bắt đầu tăng tốc tên lửa lên đến 1000 km/h rồi dừng lại đột ngột. Thế nhưng, nhiều sĩ quan cảm thấy không tin tưởng với kết quả thử nghiệm trên hình nộm. Thay vào đó, họ mong muốn thấy kết quả ngay trên người thật.
Để đăng tính thiết thực, đại tá Stapp đã tình nguyện thay thế vào vị trí của hình nộm. Edward Murphy lúc này được giao trọng trách thiết kế một chiếc dây nịt để đeo quanh người đại tá Snapp.
Bộ dây đai này tích hợp 16 cảm biến đo được lực G tác dụng lên đối tượng. Tuy nhiên, điều bất ngờ rằng khi thí nghiệm kết thúc, dây đai lại không hề ghi lại bất cứ chỉ số nào. Điều này khiến Murphy phải bất lực thốt lên: “Anything that can go wrong, will go wrong”.
Mặt khác, ông cũng một lần nữa chứng minh định luật Murphy bằng cách thực hiện một thí nghiệm mang tên “bánh mì phết bơ”. Thí nghiệm này đã đưa ra nhận định rằng khi bạn vừa mua một cái sandwich có một mặt được phết bơ thơm ngon thì khi rơi, chiếc bánh khả năng cao sẽ rơi úp ngay mặt có bơ đó.
Qua đó, định luật còn được hiểu một cách đơn giản là điều xấu luôn có thể xảy ra và ngay vào thời điểm mà chúng ta không thể ngờ được.
3. 14 định luật Murphy cho thấy cuộc sống là chuỗi ngày “đen đủi”
14 định luật Murphy để bạn nhận ra cuộc sống là chuỗi ngày “đen đủi”. Từ đó, biết cách nhìn thẳng vào những điều tiêu cực và tìm cách đối diện với chúng:
- Định luật Murphy 1: một điều gì đó xấu có thể xảy ra, nó sẽ xảy ra.
- Định luật Murphy 2: lời nói thì luôn dễ hơn làm.
- Định luật Murphy 3: mọi việc thường diễn ra lâu hơn chúng ta dự kiến.
- Định luật Murphy 4: nếu có khả năng xảy ra sai sót, thì điều gây thiệt hại lớn nhất sẽ sai.
- Định luật Murphy 5: điều mà vốn không thể sai thì nó vẫn sai.
- Định luật Murphy 6: nếu bạn nghĩ chỉ có 4 trường hợp xảy ra sai sót trong quy trình thì cách thứ 5 sẽ xuất hiện.
- Định luật Murphy 7: mọi thứ đều có xu hướng từ tệ đến tệ hơn.
- Định luật Murphy 8: nếu bạn thấy mọi thứ đang diễn ra một cách tốt đẹp thì chắc hẳn bạn đã bỏ quên một điều gì đó.
- Định luật Murphy 9: thiên nhiên luôn đứng về bên những lỗi sai sót tiềm ẩn.
- Định luật Murphy 10: mẹ thiên nhiên luôn xem chúng ta là một “trò đùa”.
- Định luật Murphy 11: không thể làm gì để hạn chế những sai sót được tạo ra bởi kẻ ngốc, vì họ đều là những thiên tài.
- Định luật Murphy 12: một khi bạn muốn làm một điều gì đó, thì sẽ có tá thứ khác mà bạn cần làm trước.
- Định luật Murphy 13: mỗi một giải pháp đều tạo ra vấn đề mới.
- Định luật Murphy 14: nếu một điều gì đó không thể tự sai thì sẽ có ai đó xuất hiện và làm cho nó sai.
4. Cách khiến định luật Murphy trong cuộc sống luôn đúng
Trong cuộc sống này, sẽ luôn tồn tại những điều xui xẻo bất ngờ khiến chúng ta tin vào định luật Murphy. Một vài ví dụ cụ thể về định luật có thể kể đến dưới đây:
- Trước đây, con tàu Titanic huyền thoại được gọi là con tàu “không thể chìm”. Thế nhưng, kết cục thì bạn đã biết rồi đấy, nó vẫn chìm sâu dưới đáy của Đại Tây Dương.
- Một tuần có 7 ngày và 6 ngày đầu tiên khi bạn luôn mang ô bên người thì trời luôn khô ráo. Tuy nhiên, vào ngày bạn ăn mặc lộng lẫy, xinh đẹp, makeup xinh đẹp,… không mang theo ô bên người, thì chắc chắn hôm đó trời sẽ đổ mưa.
- Bạn sẽ luôn mang theo chìa khóa bên người, thế nhưng ngày mà quên đem chìa khóa thì sẽ không có ai ở nhà.
Tất cả những ví dụ trên đều cho thấy điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra vào thời điểm mà bạn không ngờ đến nhất.
Tìm hiểu thêm: 11+ cách phối đồ đi biển cho nàng vừa năng động vừa gợi cảm
5. Có phải định luật Murphy luôn đúng hay không?
Trên thực tế, không phải lúc nào định luật Murphy cũng đúng. Tức là không phải lúc nào điều tồi tệ nhất cũng sẽ xảy ra. Dẫu vậy, xác suất xảy ra định luật Murphy cũng rất cao, đặc biệt là những lúc mà bạn tin rằng điều đó không thể xảy ra.
6. Bài học từ định luật Murphy
Định luật “bánh bơ” đã cho chúng ta những bài học về việc phải luôn cảnh giác, không chủ quan trước những nguy cơ xấu có thể xảy ra. Bởi lẽ, những điều rủi ro vẫn có khả năng xảy ra dù là xác suất nhỏ nhất. Ngay cả ông cha ta cũng đã khuyên con cháu mình rằng không được chủ quan trước bất cứ điều gì như “Cẩn tắc vô áy náy”, “Nói trước bước không qua”,…
Tuy nhiên, nếu điều gì bạn cần làm thì hãy cứ làm, đừng quá lo lắng sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề khác. Trước sau gì chúng cũng sẽ đến, nên việc bạn cần làm lúc này là trang bị cho mình một tâm thế sẵn sàng đối mặt với nó. Có như thế, bạn mới đón nhận mọi điều tiêu cực một cách cởi mở hơn.
7. Áp dụng định luật Murphy như thế nào?
Trong cuộc sống, định luật Murphy vẫn luôn hiện diện ở bất cứ khía cạnh, lĩnh vực nào chẳng hạn như kinh doanh, tình yêu,… Để giành lại quyền kiểm soát cho mình, bạn có thể áp dụng định luật “bánh bơ” như sau:
- Nếu bạn không may đánh mất một thứ gì đó quan trọng, hãy nuôi hy vọng rằng vào một lúc nào đó, bạn sẽ tìm được nó ở nơi cuối cùng – thời điểm bạn dường như sắp sửa dập tắt ý định tìm kiếm.
- Khi mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, nếu trước bạn vẫn còn rất nhiều người thì bạn hãy mong rằng những hàng khác sẽ di chuyển nhanh hơn. Bạn có thể chuyển sang những hàng thanh toán ngắn hơn bao nhiêu lần đi chăng nữa, nhưng hãy mong nó là hàng chậm nhất.
- Trường hợp chiếc máy tính xách tay của bạn bị lỗi và bạn cần phải mang nó đến để sửa chữa tại cửa hàng, hãy mong rằng nó không thể vận hành hoàn hảo vào thời điểm lần đầu tiên nhân viên sửa nó.
>>>>>Xem thêm: Vải Crepe là gì? Phân loại và ứng dụng vào cuộc sống
Bài viết là những chia sẻ về định luật Murphy – một khái niệm vẫn còn khá mới lạ đối với nhiều người. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng những thông tin mà chúng tôi đề cập sẽ giúp ích cho độc giả áp dụng thành công định luật này trong cuộc sống nhé!