“Tôi dựa vào trực giác” hay “tôi có linh cảm rằng…” là những câu nói mà chúng ta thường nghe thấy khi ai đó chia sẻ về quyết định hay lựa chọn nhanh chóng của họ về một vấn đề nào đó. Vậy trực giác là gì? Làm cách nào để phát huy và khai thác được trực giác của chúng ta? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu trong bài viết này để hiểu khái niệm trực giác cũng như cách để phát triển nó.
Bạn đang đọc: Trực giác là gì? Những cách để phát huy và khai thác trực giác của bạn
Contents
- 1 1. Trực giác là gì?
- 2 2. Những cách phát triển trực giác hiệu quả
- 2.1 2.1. Thiền định
- 2.2 2.2. Làm theo bản năng của bạn
- 2.3 2.3. Lắng nghe cảm nhận của cơ thể
- 2.4 2.4. Dành thời gian thư giãn tinh thần với thiên nhiên
- 2.5 2.5. Hạn chế tiếp xúc thiết bị công nghệ
- 2.6 2.6. Đặt câu hỏi để trực giác trả lời
- 2.7 2.7. Viết nhật ký hằng ngày hoặc vẽ gì đó dựa trên cảm giác
- 2.8 2.8. Viết nhật ký giấc mơ
- 2.9 2.9. Lên bảng kế hoạch cho tương lai
- 2.10 2.10. Hành động nhanh
1. Trực giác là gì?
1.1. Trực giác là gì?
Trực giác – tiếng Anh là Intuition, người ta cũng thường gọi nó là linh tính, linh cảm hay “giác quan thứ 6”. Trực giác là cảm giác của con người, thôi thúc chúng ta thực hiện quyết định, một lựa chọn, đưa ra một nhận xét nào đó theo bản năng.
Chẳng hạn như ngay lần đầu gặp mặt, chúng ta có thể cảm nhận về một người là tốt hoặc xấu mà chưa hề có sự tiếp xúc nhiều trước đó. Bạn không biết tại sao mình lại cảm thấy như vậy, đó là một linh cảm.
Trực giác không có logic, không phải là kết quả của quá trình xem xét lâu dài qua các bước phân tích. Thay vào đó, trực giác cũng có thể dựa trên kiến thức thâm căn cố đế, nhưng quá trình này diễn ra tự nhiên, gần như là bản năng và rất nhanh chóng.
Tóm lại, trực giác chính là khả năng thấu hiểu, phán đoán về sự vật, hiện tượng mà không có sự phân tích hay suy luận theo logic. Nó là sự cảm nhận của con người từ sâu bên trong một cách nhanh chóng. Mặc dù trực giác rất nhanh và thường có lợi, nhưng không phải lúc nào nó cũng hoàn toàn chính xác.
1.2. Vai trò của trực giác trong việc ra quyết định
Mặc dù chúng ta có thể hầu như không nhận thức được việc ra quyết định hàng ngày của mình là như thế nào. Đôi khi không tìm hiểu và quan tâm đến việc tại sao mình lại có quyết định đó.
Thế nhưng, thực tế cho thấy rằng, mọi quyết định của con người có thể là sự kết hợp giữa suy nghĩ trực quan và có chủ ý. Và vai trò của trực giác thể hiện rõ trong quá trình suy nghĩ hàng ngày của chúng ta, giúp chúng ta đưa ra các quyết định quan trọng và nhanh hơn.
Việc ra quyết định bằng trực giác là dựa trên kinh nghiệm và những trường hợp đã xảy ra trong quá khứ. Do đó, chúng ta có thể đạt được sự thành công trong các tình huống tương tự, với điều kiện là những quyết định trước đó là chính xác.
Khi tình hình hiện tại hoặc tương lai khác biệt đáng kể so với những gì xảy ra trong quá khứ, chúng ta phải thận trọng khi sử dụng trực giác của mình. Nếu không có phân tích hợp lý, bất kỳ quyết định nào được đưa ra đều có thể không hiệu quả hoặc dẫn tới sai lầm.
Khi trực giác hoạt động tốt và trong thời gian ngắn, trực giác có thể nâng cao khả năng suy nghĩ tập trung, nhanh chóng. Nhưng khi có nhiều thời gian để cân nhắc, chúng ta phải dựa vào phân tích hợp lý, dựa trên bằng chứng và kinh nghiệm.
Nghiên cứu tại Đại học South Wales đã xác nhận rằng trực giác mang lại lợi ích đáng kể cho việc ra quyết định, đôi khi vô thức thể làm tăng độ chính xác, tốc độ và sự tự tin của quyết định.
2. Những cách phát triển trực giác hiệu quả
Bạn có thể nỗ lực tích cực phát triển trực giác nếu bạn biết cách thực hiện đúng. Hãy áp dụng những cách dưới đây để xem có hiệu quả không nhé.
2.1. Thiền định
Khi năng lượng của bạn bị phân tán, bạn sẽ khó “liên lạc” với trực giác hơn. Bởi vì trực giác thường phát sinh trong thời gian yên tĩnh hơn, tập trung cao độ. Vì vậy, việc dành thời gian để rèn luyện sự tập trung, trong không gian im lặng có thể giúp bạn nâng cao trực giác.
Ngồi thiền là một cách hữu ích để bạn rèn luyện trực giác vì nó giúp bạn tập trung hơn. Có thể đơn giản chỉ là ngồi thiền trong năm phút mà không bị phân tâm mỗi ngày sẽ cho thấy hiệu quả.
2.2. Làm theo bản năng của bạn
Nếu bạn nhận thấy một bản năng mạnh mẽ thôi thúc bạn muốn làm điều gì đó hoặc tránh xa người nào đó, hãy thử làm theo linh cảm mách bảo và xem kết quả sẽ phát triển như thế nào. Việc nhìn thấy những kết quả tích cực sau khi làm theo trực giác có thể giúp bạn xác định được điều gì là tốt nhất cho mình.
Đồng thời, nó cũng giúp củng cố niềm tin để bạn tin tưởng hơn vào trực giác của mình trong những trường hợp, tình huống sẽ xảy ra trong tương lai. Bắt đầu thử sử dụng trực giác trong những trường hợp ít rủi ro, sau đó khi trực giác phát huy tác dụng tích cực có thể sử dụng nó trong những quyết định quan trọng hơn.
2.3. Lắng nghe cảm nhận của cơ thể
Nhiều người trong chúng ta đã quen với bỏ qua những cảm nhận của cơ thể trong một sự việc nào đó. Nhưng để phát triển trực giác, chúng ta cần học cách thừa nhận cảm giác của cơ thể và những gì mà cơ thể đang nói với bạn.
Lắng nghe cảm nhận của cơ thể dù là tốt hoặc xấu nhằm để bạn có thể tiếp nhận tốt hơn những thông điệp tinh tế mà cơ thể có thể đang gửi cho bạn. Từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc linh cảm và hiểu được trực giác của mình trong các sự việc cụ thể. Vì nếu không hiểu bản thân thì không thể sản sinh trực giác hoặc đưa ra phán đoán, quyết định sai so với trực giác mách bảo.
2.4. Dành thời gian thư giãn tinh thần với thiên nhiên
Dành thời gian hòa mình vào thiên nhiên và quan tâm đến vẻ đẹp của tự nhiên có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ gây xao nhãng và nhận thức rõ hơn rằng bạn cũng là một sinh vật sống, cũng có những ưu điểm tốt đẹp. Sự thư giãn, thả lỏng và sự tự tin vào bản thân sẽ giúp bạn có thể phát huy trực giác tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Du lịch là gì? Định nghĩa và cách phân loại chính xác nhất
2.5. Hạn chế tiếp xúc thiết bị công nghệ
Tiếp xúc với các thiết bị công nghệ có thể khiến chúng ta phải tiếp nhận những năng lượng tiêu cực và ảnh hưởng tới trực giác của chúng ta. Những thiết bị này cũng chiếm của chúng ta quá nhiều thời gian.
Có những người thậm chí có thể ngồi cả ngày với chiếc điện thoại thông minh và xem hết tin tức này đến chương trình khác mà không có mục đích. Do đó, nó có thể khiến chúng ta không có thời gian để cảm nhận trực giác của mình đang nói điều gì vì chúng ta quá bận rộn với chiếc điện thoại.
Hãy thử hạn chế tiếp xúc với thiết bị công nghệ để giải phóng không gian, cho phép các thông điệp từ tiềm thức và linh cảm của cơ thể của bạn được thể hiện nhiều hơn.
2.6. Đặt câu hỏi để trực giác trả lời
Thử viết ra một câu hỏi mà bạn đang nghĩ đến và sau đó thử dùng trực giác của mình để tìm câu trả lời. Việc đặt ra câu hỏi về bất cứ điều gì mà bạn có thể là một câu trả lời dựa trên bản năng mà cần quá nhiều sự phân tích.
Ngay cả khi bạn không có câu trả lời thì cũng đừng vội nản lỏng. Đôi khi chỉ cần tập trung vào câu hỏi là đủ, điều này sẽ rèn luyện cho bạn khả năng suy nghĩ tập trung và sẽ có được câu trả lời vào những lần sau.
2.7. Viết nhật ký hằng ngày hoặc vẽ gì đó dựa trên cảm giác
Viết nhật ký có thể là một cách để ghi lại suy nghĩ có ý thức của bạn vào thời điểm nào đó và cho phép mọi cảm nhận trở nên rõ ràng, chân thực và sắc nét hơn. Dành thời gian vài phút mỗi ngày để viết về những gì bạn đang nghĩ, ghi lại những điều có dấu hiệu là sự trùng hợp thú vị nào đó và lý giải những điều đó theo cách bạn nghĩ.
Nếu việc viết nhật ký không phải là sở thích của bạn thì có thể thể hiện suy nghĩ hằng ngày bằng những hình vẽ. Vẽ ra những suy nghĩ của bạn hoặc tầm nhìn, ước mơ, định hướng cho cuộc sống hoặc tương lai của bạn, có thể giúp bạn khám phá những cảm nhận và linh cảm, trực giác của bạn.
2.8. Viết nhật ký giấc mơ
Viết nhật ký giấc mơ cũng là một trong những điều chỉnh nhỏ trong cuộc sống rất hữu ích cho việc phát triển trực giác của bạn. Khi bạn thức dậy, hãy cố gắng ghi lại những gì bạn có thể nhớ từ những giấc mơ của mình và xem liệu có bất kỳ thông điệp nào trong giấc mơ đó hay không.
Vì người ta cho rằng “nghĩ làm sao chiêm bao làm vậy”, ý nói những gì bạn suy nghĩ vào ban ngày có thể xuất hiện trong những giấc mơ, đặc biệt là những ý niệm sâu sắc. Vì vậy, khi ghi lại những giấc mơ mà bạn có thể nhớ sẽ giúp bạn phát hiện ra những cảm nhận, suy nghĩ của mình.
2.9. Lên bảng kế hoạch cho tương lai
Tương lai tươi sáng nhất của bạn trông như thế nào? Bạn sẽ ước mơ điều gì cho chính mình trong tương lai? Bạn đã từng nghĩ đến những điều này chưa? Hãy thử nêu ra những mơ ước hoặc lập kế hoạch cho cuộc sống sắp tới của mình, vì đôi khi cho phép bản thân mơ ước có thể kích hoạt trực giác của chúng ta.
>>>>>Xem thêm: Phong cách hipster là gì? Những tố chất của một “hipster”
Việc nghĩ đến tương lai sẽ giúp bạn có những phán đoán, hành động, quyết định nào đó dựa trên mong muốn, linh cảm sẽ tác động đến sự phát triển của trực giác.
2.10. Hành động nhanh
Cố gắng đừng suy nghĩ quá nhiều mà nên hành động nhanh. Nếu bạn nhận được gợi ý từ trực giác của mình, hãy cố gắng viết nó ra giấy để không quên hoặc đưa ra quan điểm để hành động kịp thời. Nếu bạn rơi vào tình trạng suy nghĩ quá nhiều về vấn đề nào đó, linh cảm của bạn sẽ bị gạt bỏ hoặc phân tích quá mức và đánh mất trực giác hoàn toàn.
Trực giác của con người luôn tồn tại, nhưng tùy thuộc vào khả năng của bạn để nhận ra và thừa nhận trực giác là có thật. Hãy áp dụng những lời khuyên ở trên, bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về trực giác là gì và phát triển nó để giúp mình đưa ra những quyết định chính xác và nhanh chóng.