Nấm là 1 trong những loại thực phẩm được cực kỳ ưa chuộng tại hầu hết các quốc gia trong thế giới nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào cùng mùi vị thơm ngon. Trong thế giới các loại nấm, nấm Hầu Thủ luôn được xem là loại nấm quý, vô cùng đắt với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời.
Bạn đang đọc: Tổng quan về nấm hầu thủ, công dụng và hàm lượng dinh dưỡng
Không chỉ được ứng dụng trong ẩm thực, nấm Hầu Thủ còn được “săn đón” trong Đông Y để tạo ra các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Nếu bạn đang tìm mua nấm Hầu Thủ nhưng chưa hiểu rõ về loại nấm này thì hãy cũng theo dõi bài viết sau nhé!
Contents
1. Nấm Hầu Thủ (Nấm Đầu Khỉ) là gì?
Nấm Hầu Thủ hay còn được gọi là nấm đầu khỉ, có tên gọi khoa học là Hericium erinaceus. Tại Nhật, nó còn có tên gọi là Yamabushitake (ヤマブシタケ).
Giống nấm này thường được tìm thấy tại vùng khí hậu ôn đời, khí hậu mát mẻ quanh năm. Trong đó lý tưởng nhất là từ 16 – 20 độ C. Nấm Đầu Khỉ không phổ biến tại Việt Nam nhưng lại cực kỳ được ưa chuộng tại Nhật, Trung và các nước tại khu vực Bắc Mỹ.
Bên cạnh chế biến thành các món ăn, nấm Hầu Thủ còn là thành phần dược liệu quý được nhiều lương y dùng để hỗ trợ điều trị bệnh và bồi bổ cơ thể.
Nấm Hầu Thủ được tìm thấy lần đầu tiên tại 1 khu rừng lá kim tại đất nước Tây Ban Nha. Là một loại nấm mọc tự nhiên ở các vị trí hiểm trở. Chúng tồn tại bằng cách bám chặt những thân cây bị mục như cây Óc Chó, Sồi, Phong Tử, Bạch Dương. Việc ký sinh vào các loại cây giúp nấm có thể lấy chinh dưỡng từ cây để sinh trưởng.
Bên cạnh tồn tại trong tự nhiên, ngày nay, nấm Đầu Khỉ còn được người nuôi trồng thành công. Người ta dùng nguyên liệu là gỗ mùn cưa, rơm rạ hoặc rơm lúa mì để làm môi trường cho nấm Hầu Thủ sinh trưởng. Một số nước có ngành công nghiệp trồng nấm Hầu Thủ phát triển có thể kể đến là Nhật Bản, Đài Loan.
2. Hình dáng của Nấm Hầu Thủ
Nấm Hầu Thủ có vẻ bề ngoài độc đáo, dễ dàng phân biệt với các loại nấm khác với hình tròn tròn hoặc elip với phần đầu nấm như có bờm, là do các lông nấm (tua nấm) dài và rũ xuống. Một số nước còn gọi là bờm sư tử, bờm chó.
Còn tại Việt Nam thì gọi là đầu khỉ. Tuy vậy, phần này không nhiều dưỡng chất lắm. Chất dinh dưỡng của nấm Hầu Thủ chủ yếu nằm ở phần quả thể nằm bên trong.
Thân hình của nấm thường do 3-4 cục nấm dính lại với nhau tạo thành 1 tảng lớn.
Khi còn non, nấm có màu trắng tinh từ thịt nấm đến các tua nấm. Đối với nấm Đầu Khỉ sinh trưởng tại các khu vực tiếp xúc với nước, có độ ẩm cao thì chúng sẽ ngả sang vàng nhạt khi trưởng thành và ngả dần sang màu nâu khi đã già.
3. Mùi vị của Nấm Đầu Khỉ ra sao?
Nầm Đầu Khỉ có mùi thơm khá đặc trưng nhưng không bị nồng hắc. Một số người có thể sẽ không thích mùi này, nhưng khi chúng đã chế biến thì lại thơm, ngon ngọt cực kỳ vừa miệng. Tùy vào nguồn gốc của nấm Đầu Khỉ mà độ ngọt khác nhau. Nhìn chung, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời để chế biến với các món nước như canh, lẩu,…
Còn đối với loại nấm Đầu Khỉ khô thì sẽ có vị đắng nhẹ nhưng để lại vị ngọt hậu trong cổ. Bên cạnh chế biến thành thức ăn, bạn có thể hãm nấm Hầu Thủ khô thành nước uống thay cho nước trà rất tốt cho sức khỏe.
4. Hàm lượng dinh dưỡng của Nấm Hầu Thủ
Theo các nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng có trong nấm Hầu Thủ thuộc hàng top, nhiều hơn cả cá, trứng, sữa cùng nhiều loại thực vật. Vào năm 1998, vị giáo sư người Nhật Mizuno đã công bố 1 nguyên cứu khiến cả thế giới sửng sốt về giá trị dinh dưỡng có trong nấm Hầu Thủ.
Kết luận của giáo sư Mizuno cho thấy, loại nấm này chứa hàm lượng cao các chất như phốt pho, sắt, canxi, magie cùng các chất vi khoáng quan trọng cho các vận động cơ thể mỗi ngày.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ 6 kinh nghiệm mở đại lý vé số thành công
Nấm Hầu Thủ cũng là loại thực vật giàu vitamin B (cả B1 lẫn B20), vitamin D2. Trong đó, nhóm vitamin B siêu có lợi cho sức khỏe tim mạch, điều hòa huyết áp, còn vitamin D hỗ trợ quá trình chuyển hóa diễn ra hiệu quả hơn, ngăn ngừa táo bón, tăng cường thị giác.
Loại nấm ăn này còn có hàm lượng các acid béo không bão hòa cao. Đây là thành phần dinh dưỡng hiệu quả cao trong việc chống lại các bệnh tim mạch và ung thư. Ngoài ra, trong còn chứa 1 loại khoáng chất cực kỳ quý và đặc biệt. Đó là Ge – một kim loại hiếm có khả năng chống lại sự phát triển của các khối u, góp phần ngăn ngừa và đẩy lùi căn bệnh ung thu.
Mặc dù có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng calo có trong nấm Hầu Tủ lại cực ít, cụ thể 100 gram nấm Hầu Tủ chỉ chứa 268 – 335 kcal. Người đang có kế hoạch giảm cân nên chọn thực phẩm này trong thực đơn dinh dưỡng của mình để vừa bổ sung đủ chất vừa kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Nhìn chung, nấm Hầu Thủ chính là một sự lựa chọn tuyệt vời để các chị em nội chợ có thể đem đến những bữa ăn ngon, bổ dưỡng cho các thành viên trong gia đình mình.
5. Tại sao bạn nên dùng Nấm Hầu Thủ?
Trong Tây Y, nấm Hầu Thủ được đánh giá là loại thực vật có đặc tính dược lý cao, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ đẩy lùi nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Các hợp chất có trong nấm có khả năng chống oxy hóa cao, giúp điều chỉnh lượng lipid máu và giảm lượng đường trong máu. Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường nhận được rất nhiều lợi ích sức khỏe khi ăn loại nấm này.
Một số tác dụng của nấm Hầu Thủ bao gồm:
- Hiệu quả cao trong việc điều trị tình trạng suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer, hỗ trợ phục hồi các neuron thần kinh.
- Chất chống oxy hóa cao của nấm giúp làm chậm quá trình lão hóa.
- Tăng cường hệ miễn dịch, giảm tình trạng ốm vặt.
- Những chiết xuất từ nấm Hầu Thủ có khả năng ngăn chặn sự hình của những khối u, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư, đặc biệt là các loại ung thư như dạ dày, thực quản, gan, da,…
- Nấm Hầu Thủ hỗ trợ tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng đãng trí, hay quên.
- Người bị viêm dạ dày mãn tính khi dùng nấm Hầu Thù sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục và giảm các triệu chứng của bệnh.
- Nấm Đầu Khỉ giúp giảm lượng đường ở người mắc chứng đái tháo đường.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị 1 số bệnh ung thư.
- Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu.
- Điều trị suy nhược, suy dinh dưỡng và phục hồi sức khỏe phụ nữ sau sinh.
6. Dạng bào chế của nấm hầu thủ là gì?
Nấm Hầu Thủ có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất là:
- Dạng tươi
- Dạng bột
- Dạng viên nang
Trong đó, dạng tươi khó bảo quản nhất nhưng có hương vị thơm ngon, đảm bảo các giá trị dinh dưỡng đầy đủ nhất so với 2 dạng còn lại. Bên cạnh 3 dạng này, các chiết xuất từ nấm Hầu Thủ cũng xuất hiện nhiều trong dược phẩm. Đặc biệt là thuốc điều trị dạ dày, tiêu hóa.
7. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng nấm Hầu Thủ
Một số trường hợp có thể tác dụng phụ nhẹ là khó chịu ở dạ dày hoặc tiêu chảy. Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh hoặc có cơ địa mẫn cảm thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi ăn nấm.
>>>>>Xem thêm: Cập nhật nhanh: Dân số Việt Nam mới nhất 2024
Trên đây là là tất cả các thông tin liên quan đến nấm Hầu Thủ. Hy vọng bài viết đã phần giải đáp các băn khoăn của bạn về loại nấm này rồi nhé!
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/nam-hau-thu-co-tac-dung-gi/