Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Rate this post

Những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng, cơ khi chắc hẳn đã từng nghe về Inox 420. Tương tự như các loại hợp kim sắt khác, Inox 420 với những đặc điểm và tính chất ưu việt đang được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống con người. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu tất tần tật về loại vật liệu này thông qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

1. Inox 420 là gì?

Inox 420 (hay SUS 420) là tên gọi phổ thông của một loại thép không gỉ, viết đầy đủ là AISI 420. Loại inox này được xếp vào dòng vật liệu Martensitic, với hàm lượng cacbon (C) cao cùng nồng độ crom lớn hơn hoặc bằng 12% tổng khối lượng. Chính tỉ lệ hóa học này đã giúp cho Inox 420 sở hữu khả năng cắt cực tốt, do đó rất phù hợp để sản xuất các vật dụng, thiết bị yêu cầu độ bền bỉ và cứng cáp vượt trội.

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Inox 420 (hay SUS 420) là tên gọi phổ thông của một loại thép không gỉ

2. Những đặc điểm nổi bật của Inox 420

Tính đến thời điểm hiện tại, Inox 420 với những đặc điểm nổi bật đang ‘phủ sóng’ và đóng vai trò quan trọng đối với sự vận hành của vô số các ngành nghề khác nhau. Trong đó, các tính chất ưu việt nhất phải kể đến là: 

  • Inox 420 có hàm lượng cacbon cao: theo tính toán, hàm lượng C có trong Inox 420 dao động từ 0.2 – 0.3%, giúp vật liệu có độ cứng cáp, tính ổn định và khả năng cắt lên đáng nể
  • Thành phần hợp kim: ngoài hai nguyên liệu chính là sắt và cacbon, Inox 420 còn chứa nhiều nguyên tố khác nhau với tỉ lệ không đồng nhất. Ví dụ như crom (chiếm 12 – 14%), silic (

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Inox 420 nổi bật với độ cứng vượt trội

  • Độ cứng của Inox 420 rất cao nhờ cấu tạo thành phần và quy trình tôi luyện, làm lạnh công phu
  • Khả năng chống ăn mòn tương đối tốt trong điều kiện môi trường bình thường, tuy nhiên không thể đạt đến trạng thái tuyệt đối như các dòng thép không gỉ khác. Đặc biệt, Inox 420 dễ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với môi trường muối hoặc acid có tính ăn mòn mạnh
  • Khả năng xử lý nhiệt mạnh mẽ cho phép người dùng rèn và tạo hình Inox 420 đến khi đạt được trạng thái/ tính chất cơ học như ý muốn
  • Khả năng tái chế vô thời hạn mà không hề mất đi các đặc tính vốn có
  • Độ an toàn gần như tuyệt đối vì thành phần Inox 420 không chứa các chất độc hại nguy hiểm cho sức khỏe con người

3. Ứng dụng thực tiễn của Inox 420

Sở hữu độ cứng cáp, tính ổn định cao và khả năng chống mài mòn vượt trội, không có gì khó hiểu khi Inox 420 hiện đang là loại vật liệu được ứng dụng rất phổ biến trong thực tiễn. Nổi bật nhất phải kể đến:

  • Sản xuất dụng cụ cắt: dao, kéo, cưa và một số dụng cụ cắt khác với độ sắc bén cao
  • Sản xuất dụng cụ y tế: dao và đồ dùng phẫu thuật, cây cạo mô, cây đục xương,…
  • Sản xuất và chế tạo máy: các bộ phận cấu tạo nên máy móc chuyên dụng đòi hỏi độ cứng, chống gỉ sét và mài mòn cao như vòng bi, trục đỡ,…
  • Công nghiệp sản xuất dầu khí: tạo nên các bộ phận phải chịu áp lực lớn trong quá trình hoạt động như hàn, van,…
  • Một số ứng dụng khác: làm dụng cụ ăn uống (dao, nĩa, muỗng), thùng rác, thùng lưu trữ đồ đạc,…

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Inox 420 thường được dùng làm vật liệu cắt nhờ độ sắc bén vượt thời gian

4. Một số câu hỏi thường gặp về Inox 420

4.1 Inox 420 có bị gỉ sét không?

Về mặt lý thuyết, Inox 420 có khả năng chống mài mòn tương đối tốt ở những điều kiện môi trường bình thường, tuy nhiên đặc tính này sẽ yếu đi phần nào nếu tiếp xúc với muối hoặc acid mạnh. Nói cách khác, Inox vẫn có thể bị gỉ sét do tác động cụ thể từ môi trường

4.2 Inox 420 có bền bỉ không?

Như đã nói ở trên, Inox 420 với hàm lượng cacbon cao luôn được xếp vào nhóm vật liệu có độ bền cao. Thế nhưng tính chất này cũng phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thực tế. Cụ thể, nếu được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên trong môi trường thông thường thì Inox 420 có thể sử dụng được đến hàng chục năm. Ngược lại, những kiểu môi trường có nhiều muối, acid hoặc chất oxy hóa mạnh sẽ làm cho tuổi thọ của vật liệu này giảm đi đáng kể.

Tìm hiểu thêm: Du lịch là gì? Định nghĩa và cách phân loại chính xác nhất

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật
Inox 420 với hàm lượng cacbon cao luôn được xếp vào nhóm vật liệu có độ bền cao

5. So sánh Inox 304 và Inox 420

Có thể nói, Inox 304 và Inox 420 luôn được xem là những loại vật liệu ‘chân ái’ được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Do đó, chúng cũng thường được mang đi so sánh với nhau. Dưới đây là một số điểm giống – khác nhau giữa Inox 304 và Inox 420 mà người tiêu dùng quan tâm hơn cả.

5.1 Về thành phần hóa học

  • Inox 304: thuộc dòng thép không gỉ austenitic với 8 – 10% niken và 18 – 20% crom trên tổng khối lượng
  • Inox 420: thuộc dòng thép không gỉ martensitic, gần như không chứa niken và chỉ gồm 12 – 14% crom trên tổng khối lượng

5.2 Về đặc điểm cơ học

  • Inox 304: độ bền và độ cứng khá cao, lại dễ hàn và uốn cong do có độ dẻo dai, chống đứt gãy tốt
  • Inox 420: độ cứng, độ bền, khả năng kéo dãn và chịu áp lực vượt trội

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Inox 420 thắng thế về độ cứng và khả năng kéo dãn

5.3 Khả năng chống ăn mòn

  • Inox 304: chống ăn mòn khá tốt ở các môi trường đặc biệt như nước mặn hoặc chứa hàm lượng lớn chất hóa học có độ ăn mòn mạnh (muối, acid đặc,…)
  • Inox 420: khả năng chống ăn mòn tốt ở điều kiện thường hoặc chứa acid nồng độ loãng, yếu đi nếu gặp phải môi trường có chứa dung dịch muối, acid đặc hoặc chất gây oxy mạnh

5.4 Về ứng dụng

  • Inox 304 được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp sản xuất thiết bị, đồ dùng, máy móc yêu cầu cao về tính ổn định, dễ chế tác và chống mài mòn. Tiêu biểu nhất là hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, chế tạo ô tô, xây dựng,…
  • Inox 420 được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chế tạo và sản xuất yêu cầu vật liệu cứng như dụng cụ cắt gọt, y tế, dầu khí, linh kiện, bộ phận máy móc,…

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

Inox 420 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

6. Cách lựa chọn Inox 420 chất lượng

Dù đã và đang ngày càng trở nên phổ biến song người tiêu dùng vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc lựa chọn được loại Inox 420 đảm bảo chất lượng. Chính vì thế, bạn cần lưu ý một số điểm nổi bật như sau:

  • Dùng nam châm để thử Inox 420: nếu nam châm hút mạnh thì loại Inox này có hàm lượng sắt cao, dễ gỉ sét và kém chất lượng. Nên chọn loại Inox nào mà nam châm chỉ tạo một lực hút vừa đủ sẽ tốt hơn
  • Lựa chọn sản phẩm Inox 420 do các công ty, đơn vị uy tín phân phối
  • Kiểm tra kỹ nhãn, tem và phiếu bảo hành do nhà sản xuất cung cấp
  • Khảo sát giá cả thị trường qua các trang thương mại điện tử, ưu tiên chọn mua loại có giá thành phù hợp và nhiều đánh giá tốt thay vì những loại có giá quá rẻ

Tổng quan về Inox 420: định nghĩa, đặc điểm và ứng dụng nổi bật

>>>>>Xem thêm: Top 11 trung tâm toán tư duy tốt nhất Hà Nội bạn nên chọn lựa

Người tiêu dùng có thể sử dụng nam châm để kiểm tra chất lượng Inox 420

Trên đây là toàn bộ bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của Inox 420 trong thực tế đời sống. Hi vọng rằng những kiến thức nói trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về loại vật liệu này, qua đó lựa chọn được sản phẩm chất lượng nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>>>Đọc thêm: 

  • Thép là gì? Định nghĩa, tính chất và ứng dụng của thép trong thực tiễn
  • Kim loại sắt là gì? Tính chất, cách phân biệt và ứng dụng thực tiễn trong đời sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *