Đăng kiểm là quy trình bắt buộc đối với xe ô tô tại Việt Nam, giúp xe đáp ứng điều kiện lưu thông. Vậy thủ tục đăng kiểm xe ô tô như thế nào, phí và chu kỳ đăng kiểm rao sao… mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn để có câu trả lời chính xác nhất.
Bạn đang đọc: Thủ tục đăng kiểm xe ô tô mới nhất 2024: Phí, chu kỳ đăng kiểm như thế nào?
Contents
- 1 1. Thủ tục đăng kiểm xe ô tô cập nhật năm 2023
- 2 2. Hồ sơ đăng kiểm ô tô cần chuẩn bị những gì?
- 3 3. Biểu phí đăng kiểm xe ô tô cập nhật năm 2023
- 4 4. Quy trình kiểm định xe ô tô cơ bản
- 5 5. Tìm hiểu những trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm
- 6 6. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
- 7 7. Những việc chủ xe nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô
1. Thủ tục đăng kiểm xe ô tô cập nhật năm 2023
Theo pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với Bộ Giao thông vận tải thì đăng kiểm xe ô tô là điều bắt buộc và là điều kiện để một chiếc xe ô tô có thể lưu thông trên đường.
Đối với xe ô tô không kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, sau đó là 18 tháng một lần. Sau 7 năm tính từ ngày sản xuất, chu kỳ sẽ còn 12 tháng và 6 tháng sau 12 năm kể từ ngày sản xuất. Theo đó, thủ tục đăng kiểm xe ô tô trải qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người dùng chuẩn bị đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, viết tờ khai và đóng phí (xe con phí là 240.000 đồng) cùng với lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.
Bước 2: Chờ kiểm tra xe
Trường hợp xe không đạt yêu cầu, nhân viên sẽ đọc biển số để chủ xe mang đi sửa rồi quay lại đăng kiểm. Do đó, chúng ta nên bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm. Nếu xe không có vấn đề gì thì thời gian khám khoảng từ 5-10 phút.
Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ và nhận hồ sơ ra về
Nếu xe được đăng kiểm, nhân viên sẽ đọc biển số để chủ xe đóng phí bảo trì đường bộ. Cuối cùng là dán tem đăng kiểm mới sau khi đã hoàn tất các thủ tục, nhận hồ sơ rồi ra về.
2. Hồ sơ đăng kiểm ô tô cần chuẩn bị những gì?
Khi đi đăng kiểm xe ô tô, chủ xe cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- CMND photo của chủ xe 03 bản (Đem theo bản gốc)
- Hộ khẩu chủ xe Photo 03 bản (Đem theo bản gốc)
- Tờ khai về đăng ký xe theo mẫu quy định
- Giấy tờ xe bộ gốc như là hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường…
- Cà số máy, số khung, Tờ khai thuế trước bạ và một bản chính bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm để được Bộ Giao Thông vận tải kiểm tra cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm:
- Bản chính đăng ký xe hoặc bản sao đăng ký xe có xác nhận từ ngân hàng đang cầm giữ, hoặc có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện gồm 1 trong những giấy tờ sau: Bản sao quyết định bán xe dự trữ quốc gia có chứng thực, bản sao phiếu kiểm định chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất trong nước…
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cải tạo bản chính (đối với những xe mới cải tạo).
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe bản chính còn hiệu lực.
3. Biểu phí đăng kiểm xe ô tô cập nhật năm 2023
Hiện nay, phí đăng kiểm xe cũ và mới là như nhau, chỉ phân biệt dựa trên chủng loại phương tiện. Cụ thể, khoản lệ phí đăng kiểm ô tô áp dụng trên toàn quốc như sau:
Tìm hiểu thêm: ‘Đọc vị’ nhóm tính cách Người nhiệt huyết (The Enthusiast) trong Enneagram
Ngoài ra, chủ xe cũng phải nộp phí bảo trì đường bộ. Khi đã nộp đủ phí, người ta sẽ dán tem xác nhận vào kính chắn gió trước xe, thường thì khi đăng kiểm chủ xe sẽ được nhận tem này.
4. Quy trình kiểm định xe ô tô cơ bản
Sau khi hồ sơ đầy đủ và đóng phí kiểm định, nhân viên đăng kiểm sẽ cho xe vào khu vực kiểm tra và thực hiện các công đoạn sau:
- Kiểm tra phần tổng quát của xe
- Kiểm tra phần phía trên của xe
- Kiểm tra phần trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe và kiểm tra tiêu chuẩn môi trường
- Cuối cùng là kiểm tra phần dưới của xe.
5. Tìm hiểu những trường hợp xe ô tô bị từ chối đăng kiểm
Nhân viên đăng kiểm có quyền từ chối xe ô tô mắc những lỗi sau đây:
- Lắp thêm hoặc độ đèn của xe ô tô, ví dụ như xe nguyên bản chỉ có đèn halogen nhưng chủ xe lắp thêm đèn siêu sáng dạng Bi-xenon cường độ sáng quá lớn gây nguy hiểm cho xe lưu thông chiều ngược lại.
- Xe ô tô chưa đóng phạt nguội do vi phạm luật giao thông. Lúc này chủ xe cần nộp phạt hành chính thì cơ quan đăng kiểm mới thực hiện đăng kiểm.
- Lắp thêm ghế ngồi (đối với xe Van) là sai quy định và những chiếc xe này sẽ không được đăng kiểm.
- Xe kinh doanh vận tải chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
- Thay đổi kết cấu xe, cụ thể là độ thêm một số bộ phận để phù hợp với đam mê. Tuy nhiên, nếu thay đổi này vượt thông số tiêu chuẩn, độ mâm có thông số khác với nguyên bản… thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.
- Lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc để trang trí, việc làm này sẽ không được nhân viên đăng kiểm chấp thuận.
- Dán decal kín xe làm mất đi khả năng nhận diện thương hiệu và dòng xe, điều này khiến chủ xe bị từ chối đăng kiểm và phải tháo hết decal để đăng kiểm lại từ đầu.
>>>Tìm hiểu:
- Hướng dẫn cách ngủ trong xe ô tô an toàn
- Nệm xe hơi là gì và những điều cần biết khi sử dụng
6. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô
Tuỳ từng loại xe ô tô, thời hạn đăng kiểm xe ô tô hay còn gọi là chu kỳ kiểm định xe quy định như sau:
Ô tô 09 chỗ không kinh doanh vận tải
- Chu kỳ đăng kiểm đầu 30 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 18 tháng với ô tô sản xuất đến 07 năm
- Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 12 tháng với ô tô đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm
- Thời hạn đăng kiểm xe ô tô định kỳ là 06 tháng với ô tô đã sản xuất trên 12 năm
Ô tô đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải và ô tô chở người các loại trên 09 chỗ
- Với xe không cải tạo thì chu kỳ đăng kiểm ô tô loại này lần đầu là 18 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng.
- Với xe cải tạo thì thời hạn đăng kiểm đầu 12 tháng, chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng
Ô tô tải, ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo, xe rơ moóc, sơ mi rơ moóc
- Chu kỳ đăng kiểm đầu là 24 tháng, chu kỳ định kỳ là 12 tháng đối với ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng và ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm và ô tô rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm.
- Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 6 tháng đối với ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo, ô tô chuyên dùng đã sản xuất trên 07 năm và ô tô rơ moóc, sơ mi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm.
- Chu kỳ đăng kiểm đầu 12 tháng và chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 06 tháng đối với xe ô tô tải, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc có cải tạo.
Chu kỳ đăng kiểm định kỳ là 03 tháng đối với ô tô chở người trên 09 chỗ đã sản xuất trên 15 năm, ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên.
>>>>>Xem thêm: Bến xe buýt Sài Gòn ở đâu? Tổng hợp các bến xe buýt Sài Gòn hiện nay
>>>Đọc thêm:
- Tìm hiểu về các loại bằng lái xe ô tô
- Các hãng xe ô tô được người tiêu dùng Việt ưa chuộng nhất
7. Những việc chủ xe nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô
Trước khi đăng kiểm, chủ xe nên vệ sinh sơ qua, làm sạch xe là đã có thể đăng kiểm bình thường. Tuy nhiên nếu xe ô tô đã cũ, bạn nên:
- Lau sạch biển số trước và sau, lau sạch số máy, số khung.
- Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào cho phù hợp.
- Kiểm tra nội – ngoại thất của xe xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa không.
- Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem hoạt động ổn không, đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp.
Như vậy, bài viết trên đây của Bloggiamgia.edu.vn đã hướng dẫn bạn đọc thủ tục đăng kiểm xe ô tô và những thông tin liên quan khi đăng kiểm. Hy vọng bài viết này sẽ giúp quá trình đăng kiểm của bạn diễn ra thuận lợi hơn nhé!