Trong sản xuất nội thất, hai loại gỗ phổ biến được sử dụng là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp, mỗi loại có những ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất với gia đình mình.
Bạn đang đọc: Thông tin chi tiết về các loại gỗ được sử dụng trong sản xuất nội thất
Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ về các thuộc tính của mỗi loại gỗ, cân nhắc việc nên chọn loại gỗ nào nhé.
1. Gỗ tự nhiên
1.1. Gỗ tự nhiên là gì?
Trong các loại gỗ thì gỗ tự nhiên được rất nhiều người ưa chuộng bởi độ bền và chất lượng vượt trội. Gỗ tự nhiên được khai thác từ cây trồng lâu năm hoặc trong các khu rừng tự nhiên, rừng trồng lấy gỗ….
Để sản xuất đồ nội thất, cần trải qua công đoạn như phơi, tẩm sấy, xử lý gỗ để đảm bảo sự chắc chắn cho đồ gỗ. Sau quá trình xử lý đó, có thể sử dụng trực tiếp gỗ mà không phải chế biến gỗ thành các nguyên vật liệu khác.
Gỗ tự nhiên được khai thác từ cây gỗ rừng hoặc gỗ trồng lâu năm
Đặc điểm chính của gỗ tự nhiên bao gồm:
- Độ dẻo dai cao
- Khả năng giãn nở, dễ cong vênh: Giãn nở theo sự thay đổi của điều kiện thời tiết hoặc độ ẩm
- Có sự liên kết chắc chắn nên gỗ có độ bền chắc cao, chịu lực tốt
- Có sẵn màu sắc và đường vân tự nhiên, mỗi loại gỗ khác nhau sinh trưởng ở những điều kiện tự nhiên khác biệt sẽ có màu sắc và đường vân khác biệt, bạn cũng có thể dựa vào đặc điểm này để nhận biết gỗ có tuổi thọ bao nhiêu năm
1.2. Một số loại gỗ tự nhiên
Có rất nhiều loại gỗ tự nhiên bởi khí hậu tự nhiên của nước ra rất thuận lợi để cây trồng sinh sôi và phát triển. Bài viết này sẽ phân loại gỗ tự nhiên dựa trên giá trị của chúng trên thị trường, cụ thể gồm các loại như sau:
- Nhóm gỗ bình dân: Đây là các loại cây gỗ dễ trồng, sinh trưởng nhanh như: gỗ xoan đào, gỗ xoan ta, gỗ tần bì, gỗ sồi nga…Gỗ nhóm bình dân có một số đặc điểm như: khả năng chịu lực tốt, sau khi tẩm sấy gỗ ít bị biến dạng, giá cả hợp lý, được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất.
Gỗ xoan đào thuộc nhóm gỗ bình dân
- Nhóm gỗ cao cấp: Là nhóm gỗ được ưa chuộng ở Việt Nam lẫn các nước trên thế giới như gỗ sồi Mỹ, gốc óc chó…Nhóm gỗ cao cấp có đặc điểm là vân gỗ và màu sắc gỗ đẹp, tuổi thọ của đồ nội thất làm từ gỗ cao cấp rất lâu năm. Gỗ thuộc nhóm cao cấp khá hiếm ở Việt Nam, phải nhập khẩu ở nước ngoài nên giá thành khá cao.
Gỗ óc chó là loại gỗ tự nhiên cao cấp
- Nhóm gỗ quý: Là gỗ của các loại cây gỗ quý hiếm, khó trồng, sinh trưởng chậm, có giá trị kinh tế cao. Một số loại gỗ quý có thể kể đến như: gỗ hương, nghiến, gỗ lim…Nhóm gỗ hiếm thường có màu sắc và vân gỗ đẹp, mang lại cảm giác sang trọng và đẳng cấp cho không gian nội thất. Hiện nay, các loại gỗ này rất khan hiếm, giá thành đắt đỏ do tình trạng khai thác quá mức.
Gỗ nghiến thuộc loại gô quý hiếm và hiện đang rất khan hiếm
1.3. Ưu, nhược điểm của gỗ tự nhiên
1.3.1. Ưu điểm của gỗ tự nhiên
- Thân thiện với môi trường: Việc khai thác và sử dụng gỗ khá đơn giản, không cần cầu kỳ với nhiều bước khác nhau, do đó lượng chất thải do xử lý gỗ khá ít, không ảnh hưởng đến môi trường.
- Gỗ tự nhiên tốt cho sức khỏe: Các loại gỗ tự nhiên thường được cắt xẻ từ các loại cây gỗ tự nhiên, không sử dụng hóa chất nên an toàn với sức khỏe con người.
- Khả năng chịu lực tốt: Hầu hết các loại gỗ tự nhiên đều có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt, chắc chắn. Gỗ bền bỉ với thời gian, đồ nội thất làm bằng gỗ tự nhiên có tuổi thọ lên đến hàng chục năm.
- Tính thẩm mỹ cao: Vẻ đẹp của gỗ tự nhiên được tạo nên từ màu sắc, vân gỗ…Nhờ sự liên kết chắc chắn, độ dẻo dai cao mà có thể chạm trổ những chi tiết phức tạp bên trên gỗ tự nhiên. Gỗ tự nhiên thích hợp với nhiều không gian nội thất khác nhau, kể cả các không gian hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển…
Gỗ tự nhiên có vân gỗ đẹp, màu sắc bắt mắt
- Có khả năng chống nước: Sau khi tẩm sấy, sơn bả kỹ càng, gỗ tự nhiên sẽ có khả năng chống chịu nước tốt, đây là ưu thế nổi bật của gỗ so với các loại gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền của gỗ thì nên hạn chế để gỗ tiếp xúc với nước trong một thời gian dài.
1.3.2. Nhược điểm của gỗ tự nhiên
- Giá thành cao: Do nguồn gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, nhiều loại gỗ phải nhập khẩu từ nước ngoài, chế tạo nội thất từ gỗ tự nhiên phần lớn đều phải làm thủ công.
- Nếu tẩm sấy không kỹ càng, gỗ có thể bị mối mọt xâm hại và làm giảm tuổi thọ của đồ nội thất.
- Khó sản xuất hàng loạt: Do các cây gỗ cần có một khoảng thời gian nhất định để sinh trưởng, nguồn gỗ đang ngày càng khan hiếm, việc sản xuất cũng tốn nhiều thời gian hơn so với gỗ công nghiệp.
1.4. Ứng dụng của gỗ tự nhiên trong nội thất
Cửa gỗ có độ chắc chắn cao, cách âm tốt, bền đẹp với thời gian
- Làm cửa gỗ: Cửa có độ chắc chắn cao, cách âm tốt, bền đẹp với thời gian. Tuy nhiên, nếu làm cửa chính bằng cửa gỗ hoặc các vị trí cửa sổ bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào thì gỗ sẽ nhanh bị bạc màu.
- Làm vách ngăn: Vách ngăn gỗ là nơi để ngăn cách các khoảng không gian hoặc là nơi chứa đựng những đồ vật nhỏ xinh trong gia đình. Vách ngăn gỗ giúp tiết kiệm không gian, mang lại vẻ đẹp độc đáo cho ngôi nhà.
- Giường gỗ tự nhiên: Giường gỗ tự nhiên có độ chắc chắn cao, mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon và sâu giấc trong cả đêm dài. Khi chọn gỗ làm giường ngủ, không nên chọn gỗ có mùi hương vì sẽ không tốt cho giấc ngủ của bạn.
Tham khảo các mẫu giường gỗ tự nhiên tại Bloggiamgia.edu.vn TẠI ĐÂY
Tìm hiểu thêm: 5 Mẹo làm mát ngày hè không cần điều hòa
Vách ngăn gỗ tự nhiên phòng khách giúp khôn gian thêm sang trọng
- Bàn ghế gỗ tự nhiên: Đây là ứng dụng phổ biến của gỗ tự nhiên. Bàn ghế có độ bền cao, phù hợp với các khu vực như phòng khách, phòng bếp, văn phòng…Bạn có thể lựa chọn bàn ghế sofa, bàn ghế ăn, bàn học, bàn làm việc từ gỗ tự nhiên
- Tủ kệ: Tủ quần áo gỗ tự nhiên mang lại vẻ đẹp sang trọng và hiện đại. Tủ có độ bền cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, an toàn khi sử dụng.
2. Gỗ công nghiệp
2.1. Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ các cây gỗ ngắn ngày
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất từ các cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su…hoặc từ các nguyên liệu gỗ thừa, cành cây, nhánh cây trong tự nhiên. Các nguyên liệu này sẽ được nghiền nhỏ thành dăm gỗ hoặc sợi gỗ, sau đó trộn với keo kết dính cùng các phụ gia cần thiết rồi ép lại với áp lực lớn.
Gỗ công nghiệp được sản xuất thành các tấm gỗ với những kích thước theo tiêu chẩn. Thành phần chính của gỗ công nghiệp gồm hai phần là: phần lõi (làm từ dăm gỗ, sợi gỗ…) và lớp phủ bề mặt phía trên để tăng tính thẩm mỹ của gỗ, chống trầy xước…
2.2. Một số loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay và ứng dụng trong nội thất
Có rất nhiều loại gỗ công nghiệp, mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng, điều này sẽ ảnh hưởng đến các ứng dụng của gỗ. Do đó, chúng tôi sẽ phân loại từng loại gỗ cụ thể và đưa ra những ứng dụng phổ biến nhất.
- Gỗ ván dăm MFC: Gỗ được làm từ các cây gỗ ngắn ngày như keo, cao, su, bạch đàn, các nguyên liệu này được nghiền nhỏ thành các dăm gỗ. Gỗ MFC không sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như nhiều người vẫn nghĩ. Gỗ MFC bao gồm gỗ MFC loại thường và gỗ MFC lõi xanh chống ẩm. Bề mặt gỗ được phủ bằng Melamine để chống thấm nước bề mặt, chống trầy xước.
Ứng dụng: Giường, tủ, vách ngăn, bàn ghế, bàn trang điểm…
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
- Gỗ ván sợi mật độ trung bình MDF: Nguyên liệu gỗ cũng giống như gỗ MFC nhưng lại được nghiền thành các sợi gỗ nhỏ, do đó gỗ có mật độ cao hơn, chất lượng tốt hơn so với gỗ ván dăm MFC. Gỗ MDF cũng có hai loại là MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Bề mặt của gỗ thường được sơn bả, phun sơn hoặc phủ vener, laminate hay acrylic.
Ứng dụng: Sản xuất giường, tủ, kệ tivi, vách ngăn, bàn ghế, tủ bếp…
- Gỗ công nghiệp mật độ cao HDF: Gỗ được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên với tỉ lệ cao. Gỗ có nhiều ưu điểm nổi bật như: mật độ cao, chịu lực tốt, có độ ổn định cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chống ẩm rất tốt.
Ứng dụng: Dùng làm đồ nội thất trong nhà và ngoài trời như: cửa ra vào, vách ngăn, đặc biệt gỗ được sử dụng phổ biến để làm sàn gỗ công nghiệp.
Gỗ Plywood
- Gỗ Plywood: Còn được gọi là ván ép, được ép từ các miếng gỗ thật lạng mỏng. Để tăng tính chịu lực, các miếng gỗ sẽ được ép ngang ép dọc chứ không ép theo 1 chiều. Gỗ có khả năng chịu lực tốt hơn cả MFC và MDF.
Ứng dụng: Sàn gỗ, vách ngăn, bàn ghế sofa gỗ, tủ quần áo, giường ngủ, đóng thuyền, ghe…
- Gỗ ghép thanh (ván ghép thanh): Được tạo thành bởi các thanh gỗ thật ghéo lại với nhau. Gỗ bền chắc, chịu lực tốt, không bị cong vênh, mối mọt.
Ứng dụng: Làm đồ nội thất như bàn ghế, giường ngủ…
- Ván gỗ nhựa: Còn được gọi là WPC hay gỗ nhựa picomat. Ván gỗ nhựa là một loại nguyên liệu tổng hợp được làm từ nguyên liệu là nhựa và bột gỗ cùng một số chất phụ gia.
Gỗ có thể uốn nắn dễ dàng, gỗ cũng có thể gia công bằng các dụng cụ mộc truyền thống vì có tính chất giống như gỗ. Gỗ cũng có một số tính chất của như như: chống ẩm mốc, mối mọt, không mục nát. Tuy nhiên gỗ có thể bị biến dạng trong điều kiện cực nóng, độ cứng chắc cũng không cao như gỗ thường.
Ứng dụng: Tủ bếp, tủ nhà vệ sinh, phòng kho.
Nội thất gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi
2.3. Ưu, nhược điểm của gỗ công nghiệp
2.3.1. Ưu điểm
- Có độ cứng chắc cao, khả năng chịu lực tốt
- Không bị cong vênh, mối mọt, không bị co ngót trước sự thay đổi của điều kiện thời tiết
- Bề mặt trơn nhẵn, chống trầy xước tốt
- Gỗ có tính thẩm mỹ cao với nhiều màu sắc để lựa chọn, bao gồm màu trơn, vân giả gỗ, giả đá, giả kim loại…
- Dễ dàng để sơn bề mặt hoặc dán các lớp phủ như: veneer, laminate, melamine, acrylic…
- Dễ thi công, gia công cũng rất nhanh chóng
- Có thể tháo lắp một cách dễ dàng nên tiện lợi khi vận chuyển
- Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
- Có thể sản xuất hàng loạt trong thời gian ngắn
>>>>>Xem thêm: Top 3 thiết kế căn hộ 30m2 1 phòng ngủ đẹp sang trọng
Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên
- Với sự khan hiếm nguồn gỗ tự nhiên như hiện nay thì gỗ công nghiệp là lựa chọn phù hợp, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng một cách hiệu quả
2.3.2. Nhược điểm
- Gỗ có độ cứng nhưng không có độ dẻo dai
- Không thể chạm trổ những chi tiết, họa tiết phức tạp lên bề mặt gỗ
- Gỗ có khả năng chống ẩm mốc nhưng không có khả năng chống nước.
Các loại gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp rất đa dạng, mỗi loại sẽ có những thuộc tính riêng. Do đó, để có thể chọn chất liệu gỗ phù hợp với nhu cầu của mình thì bạn nên tìm hiểu kĩ, tham khảo các thông tin có liên quan, tránh mua phải loại gỗ kém chất lượng với giá thành đắt đỏ nhé.