Thành nhà Hồ là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất của tỉnh Thanh Hóa. Không chỉ để lại ấn tượng sâu đậm bởi quy mô rộng lớn, địa danh này còn được biết đến nhờ lối kiến trúc độc đáo có một không hai. Bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn trọn bộ bí kíp du lịch Thành nhà Hồ từ A – Z.
Bạn đang đọc: Thành nhà Hồ ở đâu? Kinh nghiệm du lịch Thành nhà Hồ chi tiết nhất
Contents
1. Thành nhà Hồ ở đâu?
Thành nhà Hồ vốn là kinh đô của nước Đại Ngu thời xưa, được xây dựng trên địa phận hai thôn Xuân Giai – Tây Giai (xã Vĩnh Tiến) và thôn Đông Môn (xã Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Di tích nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 140km theo hướng QL1 và trung tâm thành phố Thanh Hóa gần 45km. Thành nhà Hồ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Thành Tây Đô, Thành Tây Kinh, Thành Tây Giai hay Thành Tây Đô.
Thành nhà Hồ được gấp rút khởi công và hoàn thành chỉ trong 3 tháng, kéo dài từ tháng Giêng – tháng 3 năm 1397. Tính đến thời điểm hiện tại, nơi đây được xem là thành lũy bằng đá quy mô lớn hiếm hoi còn tồn tại trong phạm vi Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới.
2. Đi du lịch Thành nhà Hồ mùa nào đẹp nhất?
Nhìn chung, khách du lịch có thể đến tham quan di tích Thành nhà Hồ vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu trước về tình hình thời tiết cụ thể ở địa phương, qua đó sắp xếp được một lịch trình phù hợp. Đặc biệt, khu vực này thường xuyên diễn ra các lễ hội truyền thống nên rất thuận tiện để du khách ghé thăm. Nổi tiếng nhất phải kể đến lễ hội Cầu Ngư và lễ hội Đền Sòng.
Đặc biệt, xung quanh di tích Thành nhà Hồ còn tập trung nhiều địa danh nổi tiếng khác, bao gồm: Pù Luông, suối cá thần, biển Hải Tiến, khu du lịch Bến En,…
3. Cách di chuyển đến Thành nhà Hồ
Từ trung tâm thành phố Hà Nội, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến Thành nhà Hồ bằng nhiều cách khác nhau. Cụ thể:
– Xe khách: mua vé xe đi Thanh Hóa tại các bến xe lớn trên địa bàn như Giáp Bát, Gia Lâm, Hà Đông,… hoặc đặt vé trực tuyến tại các hãng xe tư nhân như Hùng Cường, Đạt Hòa, Hưng Thành,…
– Tàu hỏa: mua vé tàu tuyến đi từ Hà Nội – Thanh Hóa rồi bắt taxi hoặc xe ôm để di chuyển đến Thành nhà Hồ
– Xe máy: di chuyển theo google map và hỏi thăm người dân sinh sống dọc đường đi
– Máy bay: du khách ở xa có thể đặt vé bay thẳng đến sân bay Thanh Hóa rồi bắt taxi đi tiếp
4. Giá vé tham quan Thành nhà Hồ
Hiện nay, Thành nhà Hồ đang đón tiếp khách du lịch quanh năm với giá vé niêm yết như sau:
– Đối với người lớn: 40.000/lượt
– Đối với trẻ em từ 8 – 15 tuổi: 20.000/lượt
– Đối với trẻ em dưới 8 tuổi: miễn phí
5. Lịch sử của di tích Thành nhà Hồ
Như đã nói ở trên, Thành nhà Hồ ban đầu có tên là Thành Tây Đô, do đích thân vua Trần Nhân Tông giao cho đại thần Hồ Quý Ly đứng ra xây dựng và giám sát. Đến năm 1400, nhận thấy sự suy tàn không thể tránh khỏi của triều Trần Hồ Quý Ly đã truất ngôi cháu ngoại của mình là Trần Thiếu Đế để bước lên ngôi vương, chính thức lập ra triều đại nhà Hồ và đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.
Thành nhà Hồ được xây nên với mục đích ép buộc vua Trần Nhân Tông phải dời kinh đô từ vùng đất Thăng Long về Thanh Hóa, tạo tiền đề cho một cuộc lật đổ vương triều có kế hoạch. Đúng như dự tính, tòa thành này về sau đã được chọn làm kinh đô của triều đại nhà Hồ đương nhiệm. Cho đến nay, mặc dù bị thời gian tàn phá ít nhiều song một số phần của thành lũy vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn.
Tìm hiểu thêm: Top 22 đặc sản Ba Vì mà bạn không nên bỏ lỡ ghé thăm
Đến ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ mới chính thức được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới sau 6 năm đệ trình và chờ xét duyệt hồ sơ. Bên cạnh đó, nơi đây cũng vinh dự được đài CNN xếp vào danh sách 21 di sản nổi bật và vĩ đạt nhất trên toàn thế giới.
Đáng chú ý hơn cả, chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm (từ tháng 12/2018 – 6/2020), Qũy bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ (gọi tắt là AFCP) đã đứng ra tài trợ 92.500 USD nhằm mục đích bảo tồn khu vực Cổng Nam của thành. Thủ tướng chính phủ cũng đã đưa Thành nhà Hồ vào bảng xếp hạng gồm 62 di tích quốc gia đặc biệt.
6. Nét độc đáo trong kiến trúc của Thành nhà Hồ
6.1 Khu thành nội
Thành nội là một phần kiến trúc quan trọng của di tích lịch sử Thành nhà Hồ, được xây dựng theo dạng hình chữ nhật với chiều dài theo hướng Bắc – Nam và Đông – Tây lần lượt là 870,5m và 883,5m. Nơi này bao gồm 4 cổng thành riêng biệt được xây theo kiểu vòm cuốn, xếp ở các hướng Nam, Bắc, Tây, Đông nên còn được gọi là tiền, hậu, tả, hữu. Các phiến đá lớn dạng xếp múi có khối lượng lên đến hàng chục tấn, tuy không sử dụng chất kết dính nhưng vẫn kiên cố sau hơn 600 năm.
6.2 Hào thành
Công trình nổi bật tiếp theo trong di tích Thành nhà Hồ chính là Hào thành với rộng hơn 90m. Chỉ tính riêng kích thước phần đáy đã lên đến 52m và sâu khoảng 6.5m. Toàn bộ kiến trúc được xây từ đá hộc, bên dưới lót đá dăm để giữ độ chắc chắn tối đa cho khu thành.
6.3 La thành
La thành là một tòa thành đất kiên cố cao khoảng 6m và rộng hơn 9.2m, nằm ngay ngắn ở phía trước mặt Hào thành. Mặt ngoài của thành được xử lý theo dạng dốc đứng, bên trong thì thoải hơn một chút. Toàn bộ công trình được tính toán và xây dựng dưa trên địa thế tự nhiên, nhìn từ xa trông như một bức tường hùng vĩ giúp chống lại lũ lụt cũng như gia cố, bảo vệ kinh thành.
6.4 Đàn tế Nam Giao
Tọa lạc ở khu vực phía Nam của thành nhà Hồ, đàn tế Nam giao có tổng diện tích lên đến 35.000m2. Cấu trúc đàn tế bao gồm nhiều tầng nhỏ, trong đó chiều cao chân đàn ước đạt 10.5m. Riêng tầng đàn nằm ở vị trí trung tâm cao hơn 21.7m và bao gồm 3 vòng tường bao bọc rộng dần từ tâm.
7. Ăn gì khi du lịch Thành nhà Hồ?
Sau một ngày khám phá di tích Thành nhà Hồ đáng nhớ, sẽ không có gì tuyệt vời hơn là được dừng lại và thưởng thức những món đặc sản Thanh Hóa lừng danh. Trong số đó, nem chua Thanh Hóa, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, hến làng Giàng, bánh đa cầu Bố, chim mía, mía đen Kim Tân hay dê núi chính là các sản vật mà du khách không nên bỏ lỡ.
>>>>>Xem thêm: Phong thủy 2024 cho người mệnh Kim: Tài vận thế nào? Hợp với màu gì?
Thanh Hóa nói chung và Thành nhà Hồ nói riêng luôn là điểm đến đầy hứa hẹn, gắn liền với những giá trị lịch sử – văn hóa rực rỡ của nước nhà. Hi vọng rằng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn có thêm gợi ý hay ho cho chuyến du lịch tham quan Thành nhà Hồ sắp tới. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc thêm:
- Biển Hải Tiến ở đâu? Kinh nghiệm du lịch biển Hải Tiến đầy đủ và chi tiết nhất
- Hòn Trống Mái ở đâu? Kinh nghiệm du lịch hòn Trống Mái chi tiết nhất