Sau hơn 1000 năm tồn tại, Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn sừng sững trước những đổi thay thời đại, trở thành ‘chứng nhân’ lịch sử và niềm tự hào khôn nguôi của người dân nước Việt. Vinh dự góp mặt trong danh sách Di tích Quốc gia đặc biệt, cho đến ngày nay, Quần thể Văn Miếu vẫn là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến thăm viếng tại thủ đô. Mời bạn cùng Bloggiamgia.edu.vn tham quan một vòng Văn Miếu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám – ‘chứng nhân’ lịch sử và văn hóa giữa lòng Hà Nội
Contents
- 1 1. Vài nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 2 2. Giá vé tham quan và lịch trình hoạt động của Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 3 3. Các điểm tham quan nổi tiếng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
- 4 4. Di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng phương tiện gì?
- 5 5. Các địa điểm lưu trú gần Miếu Quốc Tử Giám
- 6 6. Một số lưu ý khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
1. Vài nét về Văn Miếu Quốc Tử Giám
1.1 Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm ở quận nào?
Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng tọa lạc ở phía Nam thành Thăng Long, nay là số 58 phố Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Công trình có diện tích xấp xỉ 54.331 mét vuông, được xây dựng kiên cố trên một khu đất rộng lớn hình chữ nhật. Xung quanh Văn Miếu là 4 bức tường gạch, bao bọc toàn bộ 5 không gian với lối kiến trúc hoàn toàn khác biệt ở bên trong.
Thực chất, quần thể Văn Miếu Quốc Tử Giám bao gồm nhiều công trình riêng biệt, được chia thành: khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vườn Giám và hồ Văn. Trong đó, Văn Miếu được xem là kiến trúc chủ thể, nơi thờ phụng Khổng Tử còn Quốc Tử Giám chính là mô hình trường đại học đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nước ta.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Miếu Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng vào năm 1070, dưới sự chỉ đạo của vua Lý Thánh Tông. Ban đầu, nơi đây được sử dụng với hai mục đích chính: thờ phụng các bậc hiền triết, thánh nhân Đạo Nho và trường học dành riêng cho Thái Tử. Học trò đầu tiên của ngôi trường này chính là Thái Tử Lý Càn Đích, tức Vua Lý Nhân Tông.
Đến năm 1076, Vua Lý Nhân Tông đã thành lập thêm trường Quốc Tử và đặt cạnh Văn Miếu. Trong thời gian đầu, nơi đây chỉ thu nhận các môn đệ là con Vua chua, quan lại và quý tộc. Tuy nhiên, vào năm 1253, nơi này được vua Trần Thái Tông đổi tên thành Quốc Học Viện, mục tiêu là đào tạo và bồi dưỡng những nhân tài để cùng xây dựng đất nước. Kể từ đó, quy mô học viện bắt đầu được đầu tư mở rộng, đồng thời thu nhận cả những đối tượng có xuất thân từ tầng lớp thường dân, nhà nghèo và xếp hạng thông qua thi cử.
Trong những năm từ 1300 – 1357, Chu Văn An đã được vua Trần Minh Tông cắt cử làm quan Quốc Tử Giám Tư Nghiệp, tương ứng với chức hiệu trưởng ngày nay. Về sau khi ông mất (năm 1370) thì được đời vua Trần Nghệ Tông thờ phụng ở khu Văn Miếu bên cạnh đức Khổng Tử.
Không chỉ là địa điểm phục vụ du lịch, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là biểu trưng cho sự hiếu học và truyền thống tôn sư trọng đạo đã thấm nhuần trong tư tưởng người Việt Nam. Do đó, nơi này thường diễn ra các hoạt động văn hóa, sinh hoạt đa dạng, gợi nhắc các thế hệ sinh viên, học sinh về tầm quan trọng cũng như giá trị bất biến của việc trau dồi tri thức.
2. Giá vé tham quan và lịch trình hoạt động của Văn Miếu Quốc Tử Giám
Hiện nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám đang mở cửa đón du khách thập phương đến tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả các dịp Lễ, Tết và thứ bảy, chủ nhật. Tuy nhiên, thời gian mở cửa sẽ được điều chỉnh để phù hợp với khí hậu từng mùa, cụ thể:
– Mùa nắng nóng (thường kéo dài từ 15.4 – 15.10 hàng năm): hoạt động từ 7h30 đến 17h30
– Mùa lạnh (thường kéo dài từ 16.10 – 14.4 hàng năm): hoạt động từ 8h đến 17h
Bên cạnh đó, giá vé tham quan áp dụng cho người lớn là 30.000/lượt, có áp dụng giảm giá hoặc miễn phí cho một số đối tượng đặc biệt, vị dụ như trẻ em,…
3. Các điểm tham quan nổi tiếng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
3.1 Hồ Văn
Hồ Văn (hay hồ Minh Đường, hồ Giám) là điểm tham quan nổi tiếng trong quần thể, nằm ngay trước cổng vào Văn Miếu và rộng hơn 1 vạn chín trăm thước. Cùng với đó là gò Kim Châu nổi bật giữa lòng hồ, trên gò có Phán Thủy Đường – nơi các Nho sĩ thời xưa tiến hành bình văn – tất cả cùng nhau tạo nên cảnh sắc không gian lung linh như tranh thủy mặc.
3.2 Khuê Văn Các
Được Tổng trấn Nguyễn Văn Thành xây dựng vào năm 1805 dưới thời nhà Nguyễn, Khuê Văn Các ghi điểm bởi lối kiến trúc dạng cổ lầu vô cùng đặc sắc. Lầu vuông bao gồm 8 mái, với 4 mái thượng và 4 mái hạ. Chiều cao mái xấp xỉ 9 thước, tọa lạc trên một nền đất hình vuông với cạnh gần 7m. Tầng trên của Khuê văn Các được sơn son thếp vàng nổi bật, trong khi tường gác chạm khắc các ô cửa sổ hình tròn trông như ngôi sao khuê tỏa sáng.
3.3 Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn chính là cổng tam quan dẫn thẳng đến Văn Miếu, với tổng thể được chia thành 3 cổng, 2 tầng quy củ. Ở giữa là tứ trụ nghi môn và hai bên là hai tấm bia Hạ mã đồ sộ.
3.4 Đại Trung Môn
Đây là cổng lớn thứ 2 được xây dựng trong khuôn viên Văn Miếu, kế tiếp Văn Miếu Môn. Đại Trung Môn được chia làm 3 gian, yên vị trên nền gạch ốp cao và mái ngói lợp dạng mũi hài theo kiểu mái đình truyền thống.
3.5 Bia Tiến Sĩ và giếng Thiên Quang
Bia Tiến Sĩ và giếng Thiên Quan chính là hai công trình tiêu biểu, đại diện cho Văn Miếu mà du khách nhất định phải một lần ghé thăm. Trong đó, giếng Thiên Quang được đặt sau lưng Khuê Văn Các, với dạng hình vuông đại diện cho mặt đất và sự quy tụ tinh hoa văn hóa – chính trị linh thiêng ở chốn kinh thành.
Tìm hiểu thêm: Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa chào mừng
Kế bên giếng Thiên Quang nổi tiếng là hai dãy bia đá lớn, còn được gọi với cái tên là Bia Tiến Sĩ. Nơi đây tập trung 82 tấm bia được điêu khắc tinh xảo và đặt trên lưng 82 con rùa tạc từ đá xanh, mang đậm ý nghĩa tâm linh cũng như nghệ thuật. Trên bia đá lần lượt khắc tên họ của 82 thủ khoa đã đỗ đầu các kỳ thi trong lịch sử, xuyên suốt các triều đại phong kiến khác nhau.
3.6 Đại Thành Môn và Đại Bái Đường
Nhìn chung, Đại Thành Môn có cấu trúc và lối thiết kế tương tự như Đại Trung Môn. Sau khi đi qua Đại Thành Môn, du khách sẽ nhìn thấy một khoảng sân lát đá bát Tràng rộng lớn cùng khu Đại Bái Đường – điện thờ nằm ở vị trí trung tâm của Văn Miếu.Theo tương truyền, Đại Bái Đường cũng chính là nơi cử hành các nghi lễ trong kỳ tế tự xuân thu trong lịch sử.
3.7 Đền Khải Thánh
Nằm ở vị trí sau cùng của Văn Miếu, Đền Khải Thánh được dùng để thờ phụng Thúc Lương Ngột và Nhan Thị – hai bậc phụ mẫu của Khổng Tử. Đáng chú ý, nơi đây cũng từng được sử dụng như một khu cư xá (khu Thái Học), chia làm 150 gian phòng để các giám sinh có nơi học hành, ôn luyện.
Trên thực tế, Đền Khải Thánh ngày nay vốn là công trình được nhà nước phục dựng và xây mới sau khi nơi đây bị đại bác của thực dân Pháp phá hủy hoàn toàn vào năm 1946.
4. Di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng phương tiện gì?
Được biết, quần thể di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nằm tại điểm giao nhau giữa bốn con phố chính, bao gồm: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Tôn Đức Thắng và Nguyễn Thái Học. Do đó, du khách muốn đến đây có thể linh hoạt lựa chọn giữa các phương tiện như:
– Xe buýt: Hiện nay, ở Hà Nội có khá nhiều tuyến xe bus di chuyển đến Văn Miếu, điển hình là số 02, 23, 32, 38 và 41. Du khách có thể tra cứu tuyến xe gần nhất thông qua App Bus Map để tìm được lựa chọn tối ưu nhất
– Xe buýt 2 tầng và xe đạp theo tour: Bên cạnh xe buýt truyền thống, du khách có thể lựa chọn xe buýt 2 tầng để tiện tham quan và ngắm cảnh thành phố. Bên cạnh đó, khám phá nội thành thủ đô bằng xe đạp theo tour cũng là một gợi ý đáng thử, mang đến cho bạn cảm giác vô cùng thú vị
– Phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy): Nếu muốn chủ động hơn, du khách cũng có thể tra Google Maps và tự mình di chuyển đến Văn Miếu bằng ô tô hoặc xe máy. Tuy nhiên, bạn cần nghiên cứu kỹ lộ trình trước khi xuất phát bởi các cung đường quanh đó đa số là một chiều, lại tương đối đông vào giờ cao điểm
– Taxi: Nhanh chóng và thuận tiện chính là những ưu điểm của xe taxi. Một số hãng xe uy tín trên địa bàn là Mai Linh, Taxi Group,…
>>>Bạn đã biết: TOP 10 chợ nổi tiếng Hà Nội nên ghé thăm một lần
5. Các địa điểm lưu trú gần Miếu Quốc Tử Giám
Vì du cầu du lịch ngày càng tăng cao nên ở Hà Nội nói chung và khu vực quanh Văn Miếu nói riêng tập trung rất nhiều điểm lưu trú chất lượng. Tuy nhiên, để thuận tiện cho hoạt động tham quan và đi lại, du khách có thể đặt phòng tại các nhà nghỉ, khách sạn hoặc homestay trên địa bàn quận Đống Đa.
Một số địa chỉ dừng chân uy tín, tiện nghi gần Văn Miếu Quốc Tử Giám là:
– Royal Hotel (số 19 Hàng Cháo, phường Cát Linh, quận Đống Đa): dịch vụ phòng chất lượng, được trang bị đầy đủ nội thất, phòng ốc khang trang và hỗ trợ khách hàng 24/7. Giá phòng dao động từ 250.000/đêm
– Van Mieu 1 Hotel (số 54B Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa): nằm cách Văn Miếu khoảng 300m, có nhiều hạng phòng với chất lượng tiêu chuẩn, được khách hàng đánh giá cao. Giá phòng từ 530.000/đêm.
– Hanoi Emotion Hotel (số 26 – 28 Ngõ Hàng Bột, phường Cát Linh, quận Đống Đa): nằm trên trục đường trọng yếu, phòng nghỉ sạch sẽ, bao gồm đầy đủ các dạng phòng từ phòng đơn, phòng đôi đến phòng dành cho gia đình. Giá phòng từ 780.000/đêm
6. Một số lưu ý khi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám
– Trang phục, quần áo lịch sử, chỉnh tề, không đội mũ nón trong khuôn viên Văn Miếu
– Không hút thuốc và mang theo các vật liệu cháy nổ khi tham quan di tích
– Thắp hương đúng nơi quy định và mỗi người chỉ được thắp 1 nén hương duy nhất khi dâng lễ
– Giữ trật tự, không gây ồn ào, mất vệ sinh và bỏ rác đúng nơi quy định
– Không thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc mang tính chất mê tín dị đoan
– Tuyệt đối không được: xâm hại hiện vật trưng bày, viết, vẽ bậy hoặc để lại dấu ấn lên đầu rùa, bia Tiến Sĩ
>>>>>Xem thêm: Rau Mùi Tây là gì? 10+ công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe
Có thể nói, Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa – lịch sử tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mang tính biểu tượng cho vùng đất thủ đô cũng như non sông giàu truyền thống. Do đó, nơi đây sẽ là điểm tham quan đầy hứa hẹn mà du khách không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Hà Thành xinh đẹp.
- Điện Kính Thiên – Tìm hiểu công trình kiến trúc đặc sắc từ thời nhà Lê
- Cẩm nang du lịch Hồ Gươm – điểm đến vang danh trong lịch sử Hà Thành