Nghỉ ngơi là nhu cầu cần thiết và quan trọng với mỗi người. Ai trong chúng ta cũng cần nghỉ ngơi sau thời gian học tập, làm việc để hồi phục lại tinh thần minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, nghỉ ngơi có nhiều loại hình khác nhau. Mỗi hình thức nghỉ ngơi lại có đặc điểm riêng, phù hợp với nhu cầu của từng người. Bạn đã biết về các hình thức chưa? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
Bạn đang đọc: Các hình thức nghỉ ngơi cho cơ thể và đặc điểm của từng loại hình
Contents
1. Các hình thức nghỉ ngơi là gì?
Nhắc đến cụm từ nghỉ ngơi, mọi người sẽ nghĩ ngay đến những khoảng thời gian trống và rảnh rỗi của bản thân. Theo quan điểm của đại đa số, nghỉ ngơi là thời gian không vướng bận công việc vào cuối tuần hay là những buổi tối không bị quấy rầy bởi các nhiệm vụ xung quanh.
Hay nói cách nói, nghỉ ngơi thường được hiểu là thời gian không phải đảm đương bất kỳ trách nhiệm hay áp lực nào và bạn được tận hưởng thời gian cho bản thân một cách toàn vẹn.
Tiến sĩ Saundra Dalton-Smith – nhà nghiên cứu kiêm bác sĩ nội khoa nổi tiếng đã cho ra đời cuốn sách mang tên “Sacred Rest: Recover your life, renew your energy, restore your sanity”. Nội dung cuốn sách đã đề cập đến hình thức nghỉ ngơi cũng như công dụng mà việc nghỉ ngơi mang lại cho sức khỏe.
Tiến sĩ cho rằng, nghỉ ngơi không chỉ gói gọn về mặt tinh thần và thể xác, mà trên thực tế, nghỉ ngơi bao gồm cả: cảm xúc, mối quan hệ xã hội, sự sáng tạo cũng như các giác quan của bản thân. Tất cả các yếu tố này cũng cần phải được tham gia vào quá trình nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Vậy các loại hình thức nghỉ ngơi là gì? Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
2. Các hình thức nghỉ ngơi
Có 7 hình thức nghỉ ngơi được nghiên cứu và công nhận như sau:
2.1. Nghỉ ngơi thể chất
Như tên gọi, hình thức nghỉ ngơi về mặt thể chất là trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn của cơ thể, nhằm khôi phục lại năng lượng một cách hiệu quả nhất, thông qua các hoạt động phổ biến như: hít thở sâu, chợp mắt, thả lỏng cơ thể, hay cân bằng hơi thở.
Mục đích của việc nghỉ ngơi thể chất là giúp cơ thể được thả lỏng và thư giãn tuyệt đối. Đây là phương pháp giúp con người tránh được tình trạng suy nhược cũng như những căn bệnh dễ mắc phải. Sau khi nghỉ ngơi thể chất, cơ thể sẽ đạt được năng lượng tối ưu, đảm bảo hiệu suất cho các hoạt động trong ngày.
Để nhận biết cơ thể cần nghỉ ngơi về mặt thể chất, bạn có thể lưu ý các dấu hiệu sau để đáp ứng kịp thời nhu cầu của bản thân, như: chóng mặt, bị ốm thường xuyên, nhức đầu, luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng cơ hay chóng mặt…
Vậy làm thế nào để nghỉ ngơi thể chất hiệu quả? Điều đầu tiên chính là lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi kịp thời nhằm đem lại hiệu quả hồi phục cao hơn. Bất kỳ dấu hiệu nào của sự mệt mỏi cũng là tiếng chuông cảnh báo rằng bạn cần nghỉ ngơi thể chất. Để hồi phục sức khỏe nhanh chóng, dành nhiều thời gian để ngủ chính là giải pháp hữu hiệu.
Nếu bạn theo đuổi công việc đòi hỏi tần suất vận động liên tục, bạn cũng có thể chia nhỏ các khoảng thời gian nghỉ phân bố đều trong ngày, nhằm tránh tình trạng quá mệt mỏi hoặc kiệt sức. Một số ví dụ cụ thể về cách nghỉ ngơi thể chất có thể kể đến như: chợp mắt vào giờ nghỉ trưa trong công ty, tập trung hoàn toàn vào bữa ăn, tập thể dục nhẹ nhàng vào cuối tuần…
2.2. Nghỉ ngơi tinh thần
Nghỉ ngơi về mặt tinh thần là phương pháp giúp não bộ được thư giãn, giảm thiểu căng thẳng thường trực. Nghỉ ngơi tinh thần nhằm loại bỏ các vấn đề ra khỏi tâm trí, giúp tinh thần thoải mái và nhẹ nhàng hơn. Sau thời gian nghỉ ngơi, tinh thần được hồi phục tuyệt đối cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn như: suy nghĩ sâu sắc và thấu đáo, khả năng tập trung cao, hay nhìn nhận các vấn đề nhẹ nhàng và đơn giản hơn…
Những dấu hiệu cho thấy bản thân cần nghỉ ngơi tinh thần chính là: tình trạng căng thẳng kéo dài, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, mất ngủ hay giấc ngủ thường bị gián đoạn.
Để nghỉ ngơi về mặt tinh thần, bạn nên tạm dừng công việc và dành thời gian cho bản thân thông qua các hoạt động như: hít thở sâu, nhắm mắt 5-10 phút, đứng lên đi lại và không nghĩ đến công việc. Hoặc để lên kế hoạch nghỉ ngơi tinh thần lâu dài và hiệu quả hơn, bạn nên sắp xếp thời gian rảnh cố định, cân bằng với thời gian làm việc.
Vào thời gian rảnh, bạn tuyệt đối không làm việc mà chỉ tập trung nghỉ ngơi tinh thần bằng các hoạt động yêu thích như: đọc sách, nghe nhạc hoặc mát xa cơ thể…
2.3. Nghỉ ngơi tâm hồn
Nếu bạn đang cảm thấy chán chường, hay không tìm thấy bất kỳ ý nghĩa nào trong cuộc sống hàng ngày, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi tâm hồn. Nghỉ ngơi tâm hồn giúp con người dành thời gian nhìn nhận lại giá trị và mong muốn của bản thân, tìm hiểu cụ thể mục đích sống trong đời. Từ đó, mỗi người sẽ có những quyết định, những hướng đi phù hợp và ý nghĩa hơn.
Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi tâm hồn là khi mỗi sáng thức dậy, bạn cảm thấy không có hứng thú với những việc mình đang làm và sắp làm. Hay bạn luôn muốn trì hoãn những nhiệm vụ, công việc hàng ngày của bản thân. Khi nhận thấy những dấu hiệu đó, hãy chậm lại và dành thời gian cho bản thân để nghỉ ngơi tâm hồn.
Tìm hiểu thêm: Giải mã: cung Bọ Cạp và Song Tử có hợp nhau không?
Để nghỉ ngơi tâm hồn hiệu quả, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau: yoga, tập thiền, đọc sách, tham gia hoạt động xã hội hay trò chuyện với người mà bạn tin tưởng, tin cậy.
2.4. Nghỉ ngơi xã hội
Hiểu đơn giản, nghỉ ngơi xã hội chính là cho phép bản thân tìm lại sự cân bằng giữa thời gian dành cho các mối quan hệ và thời gian dành cho bản thân. Theo tiến sĩ xã hội học Besty Chung, không gian riêng cho bản thân về mặt suy nghĩ và cảm xúc cũng là yếu tố cần thiết của cơ thể. Đây là khoảng thời gian để mỗi người dành cho bản thân mình sau một ngày dài tiếp xúc với nhiều mối quan hệ xung quanh, trong công việc cũng như học tập.
Một trong những dấu hiệu cho thấy bạn cần nghỉ ngơi xã hội chính là cảm giác sợ đám đông, xu hướng né tránh các tình huống trong xã hội hoặc cảm thấy mình bị làm phiền bởi mọi người xung quanh.
Vậy làm sao để nghỉ ngơi xã hội? Trước hết bạn cần xác định điểm cốt lõi hay còn gọi là nguyên nhân của vấn đề? Bạn có đang ôm đồm nhiều công việc? Hay bạn có đang quá bận rộn với những mối quan hệ bên ngoài. Khi đã xác định đưa nguồn gốc cho tình trạng hiện tại của bản thân, bạn sẽ hiểu mình cần nghỉ ngơi như thế nào.
Một số hoạt động giúp nghỉ ngơi xã hội như: đi dạo một mình, nghe nhạc không lời, đọc sách trong phòng riêng…Nếu ở cơ quan, bạn có thể tạm lánh vào không gian riêng một chút để tìm sự cân bằng cho tâm hồn mình.
2.5. Nghỉ ngơi sáng tạo
Nghỉ ngơi sáng tạo là hoạt động nghỉ ngơi nhằm kích thích não bộ, giúp bạn sáng tạo hơn cũng như có những ý tưởng mới lạ, độc đáo hơn. Vậy khi nào chúng ta cần loại nghỉ ngơi này? Đó là khi bản thân cảm thấy buồn chán hoặc cạn kiệt ý tưởng. Nhu cầu nghỉ ngơi này thường xuất phát từ những người làm việc trong lĩnh vực sáng tạo, đòi hỏi sự đổi mới liên tục.
Để có thể nghỉ ngơi sáng tạo, hãy tự tìm niềm vui, các hoạt động phù hợp với sở thích của bản thân. Thông qua hoạt động và ý nghĩa mà nó mang lại, bạn sẽ được hun đúc với nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.
Một số hoạt động nghỉ ngơi sáng tạo, bao gồm: tham gia các khóa học kỹ năng, hội họa, nhảy múa, đăng ký các hoạt động chữa lành về đan móc, làm gốm, hay đơn giản là nghe bài nhạc mới ra, đọc tiếp cuốn sách còn dang dở.
2.6. Nghỉ ngơi giác quan
Đúng như tên gọi, nghỉ ngơi giác quan cho phép các bộ phận có liên quan đến giác quan của cơ thể được nghỉ ngơi. Loại nghỉ ngơi này chịu tác động lớn từ các yếu tố ngoại cảnh như: tiếng ồn đường phố, cảnh sắc xung quanh hay mùi thơm thoảng quanh bạn. Nghỉ ngơi giác quan giúp con người cảm thấy yên bình, an tĩnh và nhẹ nhàng hơn.
Dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn cần nghỉ ngơi giác quan chính là cảm giác ngột ngạt, căng thẳng hay thậm chí là muốn trốn tránh mọi thứ. Để cải thiện tình trạng cơ thể nhanh chóng, hãy tách bản thân ra khỏi những mối quan hệ độc hại nhằm đem đến sự thanh tịnh cho tâm trí.
Hoặc nếu bạn là nhân viên văn phòng, phải dành nhiều thời gian tiếp xúc với máy tính hay các thiết bị công nghệ, hãy đảm bảo nghỉ ngơi giữa giờ làm để các giác quan không phải hoạt động quá mức và được nghỉ ngơi điều độ.
2.7. Nghỉ ngơi cảm xúc
Nghỉ ngơi cảm xúc là thời gian mà bạn dành để chăm sóc, quan tâm bản thân cũng như để bồi đắp cho các mối quan hệ xung quanh. Sau khi nghỉ ngơi cảm xúc, bạn sẽ tìm thấy lại được những mặt cảm xúc đa dạng trong chính bản thân mình bị bỏ quên bấy lâu.
Dấu hiệu của một cơ thể cần nghỉ ngơi cảm xúc gồm: thiếu kiên nhẫn, thường nổi nóng, không tiếp thu ý kiến từ mọi người xung quanh…Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện các hoạt động sau cho việc nghỉ ngơi cảm xúc gồm: viết nhật ký, tâm sự với người thân, bạn bè, hay tìm đến các khóa học chữa lành thân tâm.
>>>>>Xem thêm: Brand new là gì? Hướng dẫn phân biệt hàng Brand new và hàng đã qua sử dụng trên iPhone
3. Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ đầy đủ các thông tin về những hình thức nghỉ ngơi cần thiết cho bản thân của mỗi người. Bạn đang cần loại hình nghỉ ngơi nào để phục hồi cơ thể? Chia sẻ với Bloggiamgia.edu.vn ở phần bình luận bên dưới nha!
Tham khảo
https://www.elle.vn/bi-quyet-song/hinh-thuc-nghi-ngoi-cho-co-the