Sự phổ biến của vải Modal và Tencel đang gia tăng trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt là trong phân khúc thời trang bền vững. Với tính chất thân thiện với môi trường, cả vải Modal và vải Tencel đều là những nguyên liệu chính cho nhiều thương hiệu thời trang hướng đến mục tiêu xanh và bền vững. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ so sánh vải Modal và Tencel. Cùng tham khảo ngay nhé!
Bạn đang đọc: So sánh vải Modal và Tencel – Ưu và nhược điểm của mỗi loại
Contents
1. Đôi nét về vải Tencel
Tencel được nhiều người ưa chuộng bởi cảm giác mềm mại, thoáng mát khi sử dụng. Ngoài ra, loại vải này còn có nhiều đặc điểm nổi bật khác mà có thể mọi người chưa biết đến.
1.1. Vải tencel là gì?
Vải Tencel hay còn được biết đến với tên gọi vải Lyocell, là một dạng vải được tạo ra từ sợi Lyocell. Nguyên liệu chính để sản xuất sợi Lyocell là xenlulozơ, một loại chất được trích từ bột gỗ, thường là từ các loại cây thuộc họ nhà tre như bạch đàn, sồi, bạch dương và vân sam. Bởi vì nguồn gốc từ những cây này, vải Tencel được đánh giá là một vật liệu an toàn và thân thiện với môi trường.
1.2. Ưu, nhược điểm của vải Tencel
Vải tencel có những ưu điểm và nhược điểm riêng, người dùng cần nắm được những điểm này để chọn được loại vải phù hợp với mục đích của mình. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của vải Tencel mà bạn có thể tham khảo.
1.2.1. Ưu điểm
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật lý giải tại sao Tencel được ưu tiên sử dụng trong việc tạo ra các sản phẩm chăn ga gối đệm thuộc phân khúc thị trường cao cấp, bao gồm:
- Vải Tencel có đặc điểm mềm mịn như lụa và có khả năng thoát khí tốt. Trong đó, khả năng hấp thụ mồ hôi hiệu quả của vải Tencel là ưu điểm được nhiều người chú ý.
- Các sản phẩm làm từ vải này không bị tích điện, có khả năng chống nhăn tốt và không thấm nước cứng khi giặt, có độ bền cao.
- Vải Tencel có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy mà không sợ nhăn nheo, nhanh hư hỏng, mang lại sự thuận tiện cho người dùng khi sử dụng.
- Vải Tencel đã qua kiểm chứng của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, chứng minh tính sinh học của thành phần chính, không sử dụng hóa chất tẩy rửa hay thuốc trừ sâu. Điều này đảm bảo an toàn khi sử dụng vải Tencel cho mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ nhỏ.
- Về khả năng bền bỉ, vải Tencel được đánh giá cao hơn so với các loại chất liệu khác như Modal, Bamboo và Cotton.
1.2.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm đã đề cập, vải Tencel cũng có những hạn chế sau đây:
- Một trong những điểm yếu của vải Tencel là giá thành cao trên góc độ của người tiêu dùng. Điều này có thể được hiểu rõ vì vật liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật và quy trình sản xuất cũng đòi hỏi sự khắt khe và chi phí sản xuất cao. Vì lý do này, các sản phẩm như chăn ga gối đệm sử dụng vải Tencel thường có giá cao hơn so với các lựa chọn khác.
- Thêm vào đó, họa tiết in trên vải Tencel thường không nổi bật mà thường xuất hiện nhẹ nhàng. Tuy nhiên, những mẫu sản phẩm này vẫn thể hiện sự sang trọng và tinh tế, vì vậy điều này không phải là một hạn chế quá lớn đối với tính chất của chất liệu này.
2. Đôi nét về vải Modal
Vải modal cũng là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến trong may mặc. Nắm được những đặc điểm của loại vải này sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách phù hợp và hiệu quả nhất trong cắt may.
2.1. Vải Modal là gì?
Tìm hiểu thêm: Danh sách top 8 rạp chiếu phim quận Gò Vấp, điểm hẹn cuối tuần lý tưởng
Vải Modal là một dạng vải tổng hợp sinh học nhưng trong quá trình sản xuất vẫn được cho thêm một số chất hóa học, do đó chúng không được xem là loại vải có nguồn gốc thiên nhiên.
Sợi Modal được tạo ra từ một loại tinh thể tồn tại trong cây sồi, được gọi là Cellulose, do đó đặc điểm nổi bật của chúng là mềm mại, đàn hồi tốt và khả năng hút ẩn tốt.
Theo đánh giá chung, vải Modal là loại vải an toàn và thân thiện với môi trường, do đó bạn có thể yên tâm khi lựa chọn vải để sử dụng trong may mặc.
2.2. Ưu, nhược điểm của vải Modal
Vải Modal có những ưu và nhược điểm riêng. Nắm được những đặc điểm này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng và bảo quản vải một cách hợp lý. Dưới đây là những ưu điểm và nhược điểm của vải Modal mà bạn có thể tham khảo.
2.2.1. Ưu điểm
Vải Modal được biết đến và được ưa chuộng trong các thiết kế thời trang bởi những ưu điểm sau đây:
- Vải Modal mang lại cảm giác mềm mại và mịn màng tương tự như cotton hoặc tơ tằm.
- Tương tự cotton, Modal dễ dàng tiếp nhận màu sắc trong quá trình nhuộm.
- Vải Modal tạo ra cảm giác mát mẻ khi chạm vào da và có khả năng hút ẩm tốt, đặc biệt thích hợp trong mùa hè nắng nóng.
- Có khả năng chống co rút, giúp sản phẩm duy trì hình dáng và tuổi thọ lâu dài.
- Vải Modal sau nhiều lần sử dụng và giặt, sản phẩm từ vải Modal vẫn giữ được hình dáng ban đầu và không bị xù lông.
- Vải Modal có khả năng chống nhăn tốt và không gây tích điện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng.
2.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì dưới đây là một số nhược điểm của vải Modal:
- Vải Modal phải cần thời gian lâu hơn để khô sau khi giặt so với một số loại vải khác.
- Vải Modal có thể không sặc sỡ và đa dạng như một số loại vải khác. Điều này có thể khiến việc chọn lựa trở nên hạn chế cho những người yêu thích sự sinh động trong trang phục.
Mặc dù có những nhược điểm như trên, nhưng với những ưu điểm vượt trội vải Modal vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình Việt, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.
3. So sánh vải Modal và Tencel
>>>>>Xem thêm: Bàn tay phụ nữ giàu có sở hữu 1 trong những điểm này
Vải Modal và vải Tencel điểm tương đồng về đặc tính mềm mại, sự thoải mái và khả năng hút ẩm hiệu quả. Được sản xuất từ thành phần tự nhiên và gần tự nhiên, cả hai loại vải này đều đảm bảo tính an toàn và thân thiện với môi trường. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết vải Modal và vải Tencel:
Điểm khác nhau | Vải Modal | Vải Tencel |
Thành phần | Vải Modal được tạo thành từ loại vải tổng hợp sinh học. Sợi Modal được hình thành từ tinh thể trong cây sồi gọi là Cellulose, và trong quá trình sản xuất, một số chất hóa học cũng được sử dụng. | Được làm từ 100% bột gỗ thiên nhiên thông qua quy trình hiện đại mà không sử dụng các hóa chất độc hại. Vì vậy, vải Tencel được coi là an toàn và không gây kích ứng cho làn da, bao gồm cả làn da nhạy cảm nhất. |
Về kết cấu |
|
Có cảm giác mềm mượt, mịn màng và có lớp hoàn thiện giống lụa. Nó cũng không dễ bị nhăn và giữ form dáng sau giặt và sử dụng.
|
Độ hút ẩm | Vải Modal tạo ra cảm giác mát mẻ hơn khi tiếp xúc với da. Khả năng hút ẩm đặc biệt của vải giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi sử dụng, mang lại sự thoải mái trong suốt thời gian dài khi mặc đồ. | Vải Tencel có khả năng hút ẩm và chịu nhiệt độ vượt trội.
|
Độ bền |
Đồng thời, vải Modal cũng duy trì màu sắc lâu hơn, không bị phai màu sau nhiều lần giặt. |
Vải Tencel có khả năng phai màu dễ dàng nếu không giặt đúng cách. Lời khuyên cho bạn đó là nên sử dụng các chất tẩy trung tính có độ kiềm trung bình để tránh làm mất màu sắc của vải và tránh hiện tượng mờ đi, loang lổ. |
Về giá cả | Giá thành cao hơn so với những loại vải khác trên thị trường, tuy nhiên không cao bằng vải Tencel. | Vải Tencel có giá thành khá cao, thường được dùng trong các sản phẩm của thương hiệu cao cấp. |
Như vậy trong bài trên Bloggiamgia.edu.vn đã giúp bạn so sánh vải Modal và Tencel. Về tổng quan cả hai loại vải đều là những lựa chọn thân thiện với môi trường, vì vậy nếu bạn quan tâm đến thời trang bền vững, hãy xem xét lựa chọn đồ dùng và quần áo được làm từ hai loại vải này nhé!