So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

Rate this post

Vải thun lạnh và thun cotton là những chất liệu rất phổ biến trong lĩnh vực may mặc hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa biết cách phân biệt 2 loại vải này. Việc nhận ra đâu là vải cotton, đâu là vải thun lạnh rất cần thiết khi bạn có nhu cầu mua sắm. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu về vải thun lạnh và thun cotton cũng như biết được sự giống và khác nhau giữa chúng.

Bạn đang đọc: So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

1. Tìm hiểu vải thun lạnh 

1.1. Vải thun lạnh là gì?

Vải thun lạnh còn được gọi với thuật ngữ trong tiếng Anh là Cold Spandex. Đây là một chất liệu vải thun được dệt từ Polyester tinh khiết. Để tăng tính mềm mại cho thành phẩm, người ta sẽ trộn thêm từ 3 – 5% sợi Spandex. Kết hợp cả hai loại sợi lại sẽ cho ra một tấm vải thun lạnh có tính đàn hồi và thấm hút tốt.

Trên thị trường hiện nay có hai loại vải thun lạnh là vải thun lạnh 2 chiều và 4 chiều:

  • Loại vải thun lạnh 2 chiều chỉ co giãn theo chiều ngang. Vì vậy mà người ta đánh giá nó là có độ co giãn thấp và khá thô. Cũng do nhược điểm này mà vải thun lạnh 2 chiều sẽ được ứng dụng trong các sản phẩm may mặc giá rẻ.
  • Ngược lại hoàn toàn, loại vải thun lạnh 4 chiều có thể co giãn theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Độ đàn hồi cực kỳ tốt này giúp cho nó trở thành một trong những chất liệu thường xuyên được sử dụng trong ngành may mặc cao cấp.

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

Vải thun lạnh có độ co giãn cực kỳ tốt

1.2. Làm sao để nhận ra vải thun lạnh?

Trong quá trình mua sắm, có nhiều trường hợp bạn sẽ được tư vấn một mặt hàng nào đó làm từ vải thun lạnh. Để chắc chắn rằng lời tư vấn này chính xác, hãy dùng những cách sau:

  • Bạn có thể cảm nhận bề mặt vải thông qua việc chạm vào nó. Nếu là vải thun lạnh bạn sẽ cảm thấy sự mềm mại và mát mẻ.
  • Có một điểm đặc biệt là khi ánh sáng chiếu vào vải thun lạnh, nó sẽ tỏa ra ánh sáng nhẹ. Do đó, nếu như không có ánh nắng mặt trời thì bạn cũng có thể dùng ánh sáng của đèn điện để nhận biết đó có phải là vải thun lạnh hay không.
  • Vải thun lạnh có tính đàn hồi cao nên nếu như bạn kéo tấm vải rồi thả ra mà nó trở về bình thường thì hơn 90% đó là vải thun lạnh.
  • Còn một đặc điểm quan trọng của vải thun lạnh chính là nó thoáng khí nhưng khả năng thấm hút không quá tốt. Vì vậy, bạn có thể nhỏ một vài giọt nước lên trên mặt vải, nếu nó không thấm hút thì đây rất có thể là vải thun lạnh.

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

Có nhiều cách nhận diện vải thun lạnh

1.3. Ưu nhược điểm của vải thun lạnh

1.3.1. Ưu điểm

Vải thun lạnh được ưu tiên sử dụng trong may mặc bởi vì có khá nhiều ưu điểm:

  • Bề mặt trơn mịn, mát mẻ nên khi mặc lên sẽ cảm thấy thoải mái, nhất là trong thời tiết nóng bức.
  • Khả năng đàn hồi tốt nên khi mặc để chơi thể thao thì cảm thấy rất dễ chịu. Tính chất này cũng giúp cho trang phục tăng độ bền.
  • Khả năng thoáng khí tốt nên không gây ra sự bí bách khi vận động.
  • Vải thun lạnh sẽ không bị nhăn nên sẽ tiết kiệm chi phí giặt ủi.

1.3.2 Nhược điểm

Như đã đề cập ở trên, mặc dù có khả năng thoáng khí tuyệt vời nhưng vải thun lạnh lại rất kém về độ thấm hút. Do đó, khi mồ hôi tiết ra nó sẽ không thấm vào vải nhanh chóng mà giữ lại trên cơ thể. Vào mùa hè, tốt nhất là bạn nên hạn chế mặc quần áo có chất liệu này. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm mỏng nhẹ.

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

Vải thun lạnh ít khi bị nhăn

1.4. Ứng dụng vải thun lạnh? 

Vì có khá nhiều ưu điểm nên vải thun lạnh được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực may mặc:

  • Tính đàn hồi tốt của vải thun lạnh đã giúp nó trở thành một trong những chất liệu chính để sản xuất đồ thể thao.
  • Nhờ độ trơn láng và mịn màng mà vải thun lạnh cũng thường xuất hiện trong các bộ sưu tập đồ ngủ. Người ta cho rằng sự mát lạnh mà chất liệu này đem lại khiến cho người mặc có giấc ngủ ngon hơn.
  • Vải thun lạnh còn được ứng dụng trong việc may áo khoác để giúp vừa chống nắng vừa mang lại sự mát mẻ khi chúng ta phải đi ngoài đường vào lúc trời nắng gắt.

2. Vải thun cotton

2.1. Vải thun cotton là gì?

Vải thun cotton còn được gọi là Cotton Spandex. Chất liệu này được tạo ra từ sợi bông tự nhiên. Để tăng độ thấm hút và độ bền thì nhà sản xuất đã thêm vào thành phần của vải một lượng hóa chất. Nhìn chung, vải thun cotton có độ dày và mềm mịn cao. Hiện nay, đây cũng là một chất liệu được sử dụng rất nhiều trong may mặc.

Trên thị trường vải hiện nay, vải thun cotton được chia thành 3 loại:

  • Cotton tinh khiết được làm từ 100% sợi bông và có khả năng thấm hút cực tốt. Đây là loại vải được sử dụng trong các trang phục cao cấp và đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm.
  • CVC là sự kết hợp giữa 65% sợi cotton và 35% sợi polyester. Chất liệu này vẫn đảm bảo độ thấm hút và ưu điểm là không bị nhăn.
  • Cotton TC được hình thành từ 65% sợi polyester và 35% sợi cotton. Nhờ có tỉ lệ polyester cao nên loại vải này có độ co giãn tốt và thường được dùng để may ga giường, áo gối, rèm cửa,…

Tìm hiểu thêm: Hãng xe Mitsubishi là của nước nào sản xuất? Đánh giá xe Mitsubishi có tốt không?

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton
Vải cotton thích hợp cho da nhạy cảm

2.2. Làm sao để nhận ra vải thun cotton?

Để kiểm chứng chất liệu bạn đang cầm trên tay hoặc mặc trên người có phải là vải thun cotton không, hãy tham khảo những cách này:

  • Bạn có thể cắt một mảnh vải nhỏ sau đó đốt lên rồi quan sát. Vải thun cotton sẽ cháy rất nhanh và không có mùi hôi của nhựa. Bởi lẽ nó được làm từ vật liệu thiên nhiên nên khi cháy sẽ có mùi gỗ. Sau khi cháy hết thì tro tàn sẽ rất mịn và dễ bóp tan. Tuy nhiên, cách này chỉ nên thực hiện khi bạn mua vải theo lô.
  • Vải thun cotton là một chất liệu có khả năng thấm hút cực kỳ cao. Vì vậy nếu nó thấm nước nhanh và không bị lan rộng ra bề mặt thì rất có thể đây là vải cotton thật.
  • Bạn cũng có thể dùng xúc giác để cảm nhận khi tự tay mình chạm vào bề mặt vải. Bạn có thể dùng tay vò nhẹ tấm vải để kiểm tra độ nhăn. Vì vải thun cotton rất dễ bị nhăn và để lại nếp gấp nên bạn sẽ nhanh chóng có được kết quả.

2.3. Ưu nhược điểm của vải thun cotton

2.3.1. Ưu điểm

Váy thun cotton được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc vì nó mang lại các lợi ích như:

  • Thấm hút tốt và thích hợp mặc vào mùa hè lẫn mùa đông.
  • Tính đàn hồi cao nên được các nhà sản xuất đồ thể thao rất ưa chuộng.
  • Độ bền lâu dài và thích nghi với nhiều kiểu thời tiết.
  • Thân thiện với môi trường và không gây ra kích ứng da.

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

Vải thun cotton thấm hút mồ hôi rất tốt

2.3.2 Nhược điểm

Bên cạnh việc có tính đàn hồi và độ thấm hút tốt thì vải cotton cũng có một số nhược điểm. Đầu tiên là khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ cảm thấy chất liệu này khá cứng và thô. Do đó, nó chỉ thích hợp để may quần áo cho nam giới hoặc trang phục thể thao.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải tốn thời gian để làm phẳng bề mặt vải do cotton rất dễ bị nhăn. Nếu chọn lựa trang phục được làm từ vải thun cotton 100% thì giá thành sẽ nhỉnh hơn so với các loại chất liệu khác.

2.4. Ứng dụng của vải thun cotton?

Bạn có thể tìm thấy sự xuất hiện của vải thun cotton trên rất nhiều sản phẩm thuộc lĩnh vực may mặc:

  • Những bộ quần áo dành cho nam giới được làm từ vải thun cotton có độ đàn hồi và thấm hút rất tốt. Quan trọng nhất là nó mang lại sự nam tính cho người mặc.
  • Vì có khả năng thấm mồ hôi cực kỳ tốt và thoáng khí nên vải thun cotton cũng được sử dụng để làm trang phục cho trẻ em. Đặc biệt, chất liệu này rất lành tính nên cực kỳ an toàn.
  • Bề mặt vải thun cotton mềm mịn và thấm hút nên sử dụng làm khăn tắm hoặc khăn mặt sẽ giúp cho làn da được bảo vệ tốt hơn. 

So sánh sự giống và khác nhau của vải thun lạnh và thun cotton

>>>>>Xem thêm: Top 15 trường mầm non quận 6 các bậc phụ huynh nên lựa chọn

Một trong những ứng dụng của vải thun cotton là dùng làm khăn tắm, khăn mặt

3. So sánh vải thun lạnh và thun cotton

Để dễ dàng so sánh hai loại vải thun lạnh và thun cotton, mọi người có thể tham khảo thông tin trong bảng dưới đây:

Đặc điểm Thun lạnh Thun cotton
Cảm giác khi mặc Mang lại sự thoải mái, mát mẻ Mang lại sự thoải mái, thoáng khí
Khả năng thấm hút Thấm hút mồ hôi không quá tốt Thấm hút cực kỳ tốt
Khả năng thoát khí Tốt Tốt
Độ đàn hồi Co giãn tốt Co giãn tốt
Chống nhăn Không bị nhăn Dễ bị nhăn

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về vải thun lạnh và thun cotton trong bài viết. Bloggiamgia.edu.vn cũng đã hướng dẫn bạn cách phân biệt hai loại vải này. Hy vọng rằng nội dung bên trên sẽ giúp cho chúng ta có được những lựa chọn phù hợp với bản thân khi mua trang phục hoặc những vật dụng được làm từ vải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *