[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Rate this post

Trong quá trình mua sắm nội thất cho nhà ở, chắc hẳn nhiều người sẽ đi tìm hiểu qua các loại kính, đặc biệt là kính chịu nhiệt và kính màu. Trong đó, kính chịu nhiệt là loại kính phủ 1 lớp sơn trên bề mặt để tặng khả năng chịu nhiệt cho sản phẩm. Cũng có 1 loại kính phủ màu tương tự như vậy, nhưng người ta lại gọi chúng là kính sơn màu. Nếu không tìm hiểu kỳ thì rất dễ nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm này.

Bạn đang đọc: [So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Trong bài viết sau, Bloggiamgia.edu.vn sẽ đi vào so sánh chi tiết kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng nhé!

1. Giới thiệu về kính chịu nhiệt

1.1. Kính chịu nhiệt là gì?

Kính chịu nhiệt là loại kính được nhà sản xuất phết thêm 1 lớp sơn chịu nhiệt phía trên bề mặt rồi nung ở nhiệt độ cao đến 600 – 700 độ C. Sau khi đã đủ thời gian nung, kính sẽ được làm nguội đột ngột bằng hệ thống giàn gió cường độ cao. Hệ thống này tạo ứng suất trên bề mặt kính, đem đến khả năng chịu lực, chịu nhiệt cao cho kính hơn gấp 3-5 lần so các loại kính thông thường. 

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Kính chịu nhiệt là loại kính được nhà sản xuất phết thêm 1 lớp sơn chịu nhiệt phía trên bề mặt rồi nung ở nhiệt độ cao

1.2. Đặc điểm của kính chịu nhiệt

1.2.1. Về độ dày

Kính chịu nhiệt thường có độ dày từ 6 đến 10 mm. Theo kinh nghiệm của nhiều người tiêu dùng, nên chọn kính chịu nhiệt có độ dày 8mm là tốt nhất. 

1.2.2. Về màu sắc

Tương tự như kính thông thường, kính chịu nhiệt sở hữu nhiều màu sắc khác nhau để bạn lựa chọn. Một số màu phổ biến được sử dụng là xanh, tím, vàng, tràm, đem đến sự hài hòa, trang nhã cho không gian sống và phù hợp theo sở thích cá nhân của gia chủ.

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Kính chịu nhiệt sở hữu nhiều màu sắc khác nhau

1.2.3. Một số thông số kỹ thuật của kính chịu nhiệt 

Dưới đây là 1 số thông số kỹ thuật chính của kính chịu nhiệt: 

  • Thông số chịu nhiệt: Dao động trong 1000 độ C – 2000 độ C
  • Thông số chịu lực: Khả năng chịu lực tối đa lên đến 248 MPa (1MPa= 10kg/cm2)
  • Độ cứng: 5.5 theo tỷ lệ Mohs
  • Thông số về khả năng chịu sốc nhiệt: tối thiểu là 500 độ C 
  • Sức căng bề mặt: 19 MPa-m 248 MPa

1.3 Ưu điểm của kính chịu nhiệt

1.3.1. Tính an toàn cao

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Kính chịu nhiệt có khả năng chịu lực và chịu nhiệt ấn tượng

Sau mặt kính là 1 lớp sơn chịu nhiệt được nung ở nhiệt độ cao đem đến khả năng chịu lực và chịu nhiệt ấn tượng cho kính. Chính vì vậy, sản phẩm có tính an toàn cao. Bạn hoàn toàn yên tâm kính nứt vỡ, gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình. Chỉ 1 vài va đập nhỏ sẽ không thành vấn đề với kính chịu nhiệt đâu!

1.3.2. Dễ dàng vệ sinh

Kính chịu nhiệt có độ phẳng cao, mặt kính nhẵn bóng nên quá trình vệ sinh cũng vô cùng dễ dàng, thậm chí là dễ hơn so với gạch ốp lát hay đá hoa cương. 

Những tấm kính cách nhiệt khổ lớn không mang đến vẻ đẹp sang trọng cho không gian nhà bạn mà còn xua tan nỗi lo dọn dẹp, vệ sinh nữa. 

1.3.3. Độ bền cao

Ước tính, kính chịu nhiệt có độ bền lên đến 30 năm. Kể cả được đặt trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao như kính ốp bếp hay chịu tác động liên tục của môi trường tự nhiên như mái, cửa sổ thì kính chịu nhiệt vẫn bền đẹp như ngày mới mua về. 

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Kính chịu nhiệt có độ bền lên đến 30 năm

Không chỉ mặt kính mà màu sơn kính cũng có độ bền ấn tượng, không bị bay màu theo thời gian.

1.3.4. Màu sắc đa dạng

Nổi bật hơn các loại kính thông thường, kính chịu nhiệt có đủ màu sắc, họa tiết để gia chủ lựa chọn sao cho hợp với phong cách nhà ở và thị hiếu cá nhân. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay còn có các loại kính chịu nhiệt được sơn theo họa tiết 3D sống động, đem đến 1 không gian nhà ở ấn tượng và thu hút hơn. 

1.3.5. Phổ biến và ứng dụng rộng

Với nhiều ưu điểm tuyệt vời, kính chịu nhiệt được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể tìm thấy loại kính này ở mọi ngóc ngách của ngôi nhà, chẳng hạn làm mái kính, cửa kính, vách kính, kính bàn ăn, kính ốp bếp,… 

1.4. Nhược điểm của kính chịu nhiệt

Tìm hiểu thêm: Thuốc tím có tác dụng gì, sử dụng như thế nào an toàn, hiệu quả?

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường
Kính chịu nhiệt cũng có các nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm, kính chịu nhiệt cũng có các nhược điểm sau: 

  • Giá thành cao hơn so với các loại kính sơn thông thường.
  • Nước sơn không bóng đẹp như kính sơn màu thông thường.

2. Tìm hiểu về kính sơn màu thông thường

2.1. Kính sơn màu là gì?

Kính sơn màu là loại kính chỉ ứng dụng công nghệ thông thường để tạo màu cho mặt kính bằng cách pha nước sơn với 1 lớp dung dịch dung môi từ đó tăng độ bám dính của sơn trên bề mặt. 

2.2. Ưu điểm của kính sơn màu thông thường

Dưới đây là 1 số ưu điểm nổi bật của kính sơn màu thông thường: 

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Ưu điểm nổi bật của kính sơn màu thông thường

  • Chi phí tiết kiệm: Do kính có giá thành rẻ hơn so với kính chịu nhiệt nên giúp gia chủ tiết kiệm được đáng kể.
  • Độ thẩm mỹ cao: Bề mặt trơn bóng, sáng đẹp đem đến độ thẩm mỹ cao cho không gian nhà ở.
  • Màu sắc đa dạng: Kính có nhiều sự lựa chọn về màu sắc. Màu sơn cũng rực rỡ, sắc nét đem đến độ ấn tượng cao cho không gian. 
  • Dễ gia công.

2.3 Nhược điểm của kính sơn màu thường

Độ bền thấp là nhược điểm lớn nhất của loại kính này. Màu sơn kính được nhận xét không bền, dễ dàng bong tróc trầy xước khi có va đập hoặc đặt trong điều kiện môi trường ngoài trời. 

Khả năng chịu nhiệt kém: Kính dễ giòn, vỡ nếu tiếp xúc với nhiệt quá lâu hoặc đặt ở khu vực chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời trong thời gian liên tục. 

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Màu sơn kính được nhận xét không bền, dễ dàng bong tróc trầy xước

3. Bảng so sánh kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

Tiêu chí so sánh Kính chịu nhiệt  Kính sơn màu thông thường
Độ dày Dao động từ 6 đến 10 mm, trong đó 8mm là độ dày lý tưởng nhất Dao động từ 6 đến 12mm, trong đó 70-80% người mua thường lựa chọn độ dày trong khoảng 6 – 8mm.
Màu sắc  Đa dạng  Đa dạng 
Tính thẩm mỹ Mặt kính hơi nhám, không bám giữ bụi bặm.  Độ sáng bóng cao hơn so với kính chịu nhiệt
Độ bền Cao  Trung bình 
Khả năng chịu nhiệt  Rất cao, dao động trong khoảng 1000 độ C – 2000 độ C Thấp hơn nhiều so với kính chịu nhiệt, thường không quá 500 độ C
Giá thành  Cao  Tiết kiệm hơn so với kính chịu nhiệt

4. Nên lựa chọn kính chịu nhiệt hay kính sơn màu thường?

Nhìn chung, cả kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường đều có những ưu, nhược điểm riêng. Trong đó, yếu tố giá thành và độ bền luôn là điều mọi người cân nhắc nhất khi quyết định lựa chọn giữa việc sử dụng kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường cho tổ ấm của mình. 

Theo kinh nghiệm của nhiều người, nếu bạn sử dụng kính cho những khu vực chịu nhiều tác động như bếp hay khu vực ngoài trời thì kính chịu nhiệt là lựa chọn phù hợp hơn. Kính màu thông thường tuy có giá thành rẻ hơn nhưng thời gian sử dụng rất ngắn dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt. 

Đối với các khu vực trong nhà, bạn hoàn toàn có thể sử dụng kính thông thường để tiết kiệm chi phí. Kính thông thường có độ sáng bóng, đẹp mắt, đem đến độ ấn tượng, thu hút hơn cho không gian sống của bạn. 

[So sánh] Kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường

>>>>>Xem thêm: Màu đỏ kết hợp với màu gì đẹp và thời trang, phong cách

Cả kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường đều có những ưu, nhược điểm riêng

Với sự phát triển vượt bậc của các công nghệ sản xuất hiện nay, kính chịu nhiệt có độ đa dạng màu sắc không kém cạnh so với kính sơn màu thông thường nên bạn hoàn toàn không lo lắng gặp khó khăn trong việc lựa chọn kính chịu nhiệt. Dù với sự lựa chọn nào, kính chịu nhiệt hay kính sơn màu thông thường thì chắc chắn bạn đều tìm thấy sản phẩm đáp ứng các mong muốn của mình. 

Trên đây là những so sánh khách quan giữa kính chịu nhiệt và kính sơn màu thông thường. Hy vọng thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có được sự lựa chọn hài lòng nhất rồi nhé!

  • So sánh da bò và da cá sấu: loại nào xứng đáng để ‘đầu tư’ hơn?
  • So sánh Rebonded foam với HR foam nên chọn loại nào?
  • So sánh dầu oliu và dầu thực vật – Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *