Thời gian gần đây, cụm từ sân si nở rộ ở trên những trang mạng xã hội, song ít ai biết từ ngữ này lại nằm trong những lời răn dạy của Đức Phật. Bạn đã từng sử dụng từ sân si nhưng liệu đã hiểu rõ hết ý nghĩa của chúng hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu sân si là gì ở ngay dưới đây, bạn nhé!
Bạn đang đọc: Sân si là gì? Biểu hiện của sự sân si và cách kiềm chế
Contents
1. Sân si là gì?
Để tìm hiểu sân si là gì hãy cùng cắt nghĩa của từng chữ nhé:
Sân được hiểu chính là sự tức giận, nóng nảy mỗi khi không vừa lòng hay không được thoả mãn những điều mình muốn, rất dễ nổi điên khi bị xúc phạm. Từ tính “sân” mà con người có thể làm điều xấu và trái với luân thường đạo lý, những người có tính sân thường tìm cách trả thù, hãm hại người mà mình ghét.
Si được hiểu đơn giản là sự si mê, mu muôi. Người này có khả năng nhận xét đánh giá vấn đề theo cảm tính, một cánh vô thức mà không suy xét hiểu biết đúng sai… nên mới làm ra chuyện có hại cho mình cùng người khác. Đây thường là những người có tư duy chậm, bảo thủ và khó thuyết phục.
Góp hai ý lại, chúng ta có thể hiểu khái quát sân si là những người nóng tính, ganh ghét, thù hận hay luôn cảm thấy khó chịu với sự thành công người khác. Trong xã hội, người có tính sân si lại không hề ít, nó là chìa khoá dẫn đến nhiều đau khổ và bi kịch ở trong cuộc sống.
2. Nguồn gốc của từ sân si
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng nghe đến cụm từ tham – sân – si ở trong Phật giáo. Bởi sự sân và si thường đi cùng lòng tham về tài vật, sắc dụng và danh vọng. Nói đi cũng phải nói lại, cũng từ lòng tham mà con người ta mới hình thành nên bản tính ganh ghét, đố kỵ luôn cho mình là nhất, rất khó thuyết phục và bị phiến diện.
Tham – sân – si theo Phật pháp là một trong ba cái độc hại nhất luôn ngự trị trong lòng mỗi người và nó bộc phát và mức độ ảnh hưởng thế nào sẽ phụ thuộc vào sự tiết chế của bản thân mỗi người. Do đó việc thực hiện con đường ra khỏi sự tham – sân – si luôn được khuyến khích để mọi người thực hiện, từ đó tâm được an lạc, bình an, những khổ đau cũng sẽ tan biến. Có thể nói, tham – sân – si là một cụm từ mang ý nghĩa giáo dục rất lớn, luôn được nhắc đến để con người tránh xa và có cuộc sống tích cực hơn.
3. Biểu hiện của một người tham sân si là gì?
Những người có tính tham sân si bao giờ cũng luôn trong trạng thái u uất và ganh ghét với người khác. Họ sẽ dành cả cuộc đời để đi so sánh, nhòm ngó những điều người khác có mà không biết tận hưởng cuộc sống của mình. Người tham sân si lúc nào cũng muốn thể hiện để công nhận, muốn vượt qua người khác. Chính điều này đã khiến cho họ có một cuộc sống áp lực, gây ra tình trạng quá sức, cạn kiệt năng lượng cho bản thân.
Với những người lòng tham không có giới hạn, họ sẽ không biết bao nhiêu là vừa, là đủ, đâu chính là điểm dừng để có một cuộc sống hạnh phúc và vẹn tròn.
Theo đó, sự tham sân si chỉ hại bản thân mình, không giúp chúng ta tốt lên mà ngược lại sẽ bị thụt lùi, bỏ lại phía sau mà không ai thương cảm. Từ đó luôn cảm thấy bị tách biệt dần với xã hội và cuộc sống xung quanh. Họ trở nên cô độc và không có những người tốt ở bên cạnh. Bởi những người này chỉ thấy cái lợi của mình, sẵn sàng trở mặt, quay lưng với công ơn người đã giúp đỡ lấy mình. Đây chính là kiểu người “gió chiều nào xoay chiều đó” rất dễ thất bại và không bao bằng được người khác.
4. Sân si ở trên Facebook có nghĩa là gì?
Hiện nay, cụm từ sân si đã quá quen thuộc với giới trẻ, có nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok… để “sân si” người khác. Theo đó, từ ngữ này dùng để trêu đùa hoặc phê phán nhau với ý nghĩa là thích quan tâm, để ý đến chuyện của người khác, họ thích nói nhăng, nói cuội về một vấn đề mà không phải ai cũng hiểu.
Chưa dừng lại đó, nhiều người sân si còn rất thích “sống ảo” ở trên Facebook để cho mọi người thấy rằng mình không thua kém ai. Hay thường xuyên bình luận, tương tác những bài đăng ở trên Facebook mà không vừa ý để thể hiện mình là người văn minh, tử tế.
Khi gặp những “chuyện bất bình” ở trên Facebook liền hóng hớt và “chụp màn hình” gửi bạn bè, người thân để cùng nhau bàn tán xôn xao. Đôi khi chuyện chẳng có gì chỉ là bức ảnh của bạn này trông chẳng vừa mắt, cô kia vừa mua cái túi xách mới hay anh chàng này đã tậu chiếc Mec mới…
Chúng ta có thể thấy rằng giới trẻ hiện nay đang sử dụng cụm từ sân si hoàn toàn chưa đúng với nghĩa gốc, ở đây nghe có phần nhẹ nhàng hơn nhiều. Song dù là sân si ở đâu, sân si như thế nào thì đây cũng không phải là một đức tính tốt, nên được loại bỏ.
Tìm hiểu thêm: Top 20 thương hiệu nước hoa nữ nổi tiếng, được ưa chuộng 2024
5. Có nên sân si ở trong cuộc sống?
Bản tính tham sân si vốn có sẵn trong lòng của mỗi người, điểm khác biệt là có người ít, có người nhiều. Có người biểu hiện ở bên ngoài, nhưng có người giấu kín bên trong. Có người biết tiết chế nhưng có người lại cố tình biến chúng trở thành bản năng. Do đó, mỗi người nên tập tư duy tích cực, sống mở lòng và sẵn sàng tiếp thu cái mới, loại bỏ những cái xấu, cái lạc hậu.
Cuộc sống vô thường là điều mà chúng ta thường nói với nhau và đời người rất ngắn ngủi, nếu như chỉ biết ganh ghét, đố kỵ với người khác không chỉ khiến bản thân bị thụt lùi mà còn bị cô lập giữa đám đông. Do đó, chúng ta nên hài lòng với những gì mà mình đã và đang có, không nên sân si để rồi chỉ nhận về khổ đau và buồn tủi.
Hơn nữa, mỗi người khi đến với thế giới này là một phiên bản duy nhất, vậy nên không việc gì phải mang mình đi so sánh với người khác rồi cảm thấy bị thua thiệt. Đây là một việc làm không biết yêu quý bản thân, hãy tự tô vẽ cho cuộc sống của mình trở nên màu sắc và tràn ngập tiếng cười.
6. Những cách để bớt sân si ở trong cuộc sống
Dưới đây là một số cách để bạn tiết chế sự sân si và hướng đến điều tốt đẹp ở trong cuộc sống:
Hãy nhớ rằng, sân si là trạng thái tiêu cực làm ảnh hưởng không tốt đến bản thân và những người xung quanh.
Hiểu rằng mỗi người có một sở trường, sở đoản riêng. Vậy nên cần phát huy những ưu điểm, kỹ năng riêng của bản thân, luôn cảm thấy tự hào về chính mình và làm tốt nhất công việc mình đang có.
Nên học cách tôn trọng người khác, nhìn nhận mọi thứ đa chiều và khách quan chứ không nên bình luận theo cảm tính.
Chỉ nên quan tâm đến việc của mình: Hãy cố gắng hoàn thành tốt công việc bản thân và tự hào với điều mình đã làm được. Nếu cảm thấy bản thân mình kém cỏi nên tự xem xét lại và nỗ lực hơn nữa chứ không nên đi đổ lỗi cho người khác.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa tên Kim Anh là gì – Bộ tên đầy đủ hay dành cho Kim Anh
Trên đây là những giải đáp thắc mắc sân si là gì mà Vua nệm muốn gửi đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ trở thành một nguồn năng lượng tích cực giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong cuộc sống. Chúc bạn luôn tự tin và sống hạnh phúc theo cách riêng của mình.
>>>Đọc thêm:
- Cơm chó là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của cơm chó
- Lụy tình là gì? Phải làm sao để không còn bị lụy tình?