Ở nhà chơi gì với con mà không bị chán là câu hỏi khó nhằn của không ít bậc cha mẹ. Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ chia sẻ với các bạn những trò vừa học vừa chơi thú vị cho con mà không bị buồn chán.
Bạn đang đọc: Ở nhà chơi gì với con mà không bị chán? 5 hoạt động thú vị dành cho bé con
Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp dẫn đến tình trạng mọi người phải ở nhà nhiều, con cái không thể đến trường do giãn cách xã hội. Khoảng thời gian được nghỉ ở nhà khiến các bậc phụ huynh phải cân nhắc và quan tâm nhiều hơn đến việc tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh và bổ ích cho con.
Contents
- 1 1. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- 1.1 1.1. Vui chơi giúp trẻ phát triển giác quan tốt hơn
- 1.2 1.2. Phát triển trí tuệ của con thông qua hoạt động vui chơi
- 1.3 1.3. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển và hoàn thiện mặt cảm xúc
- 1.4 1.4. Vận động vui chơi giúp trẻ phát triển thể chất
- 1.5 1.5. Phát triển xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp
- 2 2. Ở nhà chơi gì với con mà không bị chán?
- 2.1 2.1. Ở nhà chơi gì với con? Vẽ tranh, tô màu, làm đồ thủ công
- 2.2 2.2. Ở nhà chơi gì với con? Chơi xếp hình, lắp ráp mô hình
- 2.3 2.3. Ở nhà chơi gì với con? Cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau vào bếp nấu ăn
- 2.4 2.4. Ở nhà chơi gì với con? Đọc sách, xem truyện cùng con
- 2.5 2.5. Ở nhà chơi gì với con? Xem phim để cùng con giải trí
1. Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ em thiếu không gian và môi trường để vận động, giải trí và vui chơi đúng cách, hợp lý. Ví dụ như cha mẹ quá bận rộn không thể cùng con vui chơi, hay dịch bệnh “mùa Covy” bùng phát khiến trẻ phải nghỉ học ở nhà…Sự lơ là của người lớn cũng như các yếu tố khách quan đã ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Họ nào biết, các hoạt động vui chơi lại rất cần thiết và chiếm một vai trò quan trọng. Cụ thể ra sao?
1.1. Vui chơi giúp trẻ phát triển giác quan tốt hơn
Đồ chơi và những món đồ dùng nho nhỏ là những thứ có thể giúp trẻ phát triển giác quan khá tốt trong quá trình bé vui chơi. Thông qua đồ chơi, trẻ có thêm những nhận thức về màu sắc, hình dáng, âm thanh, kích thước và các yếu tố trong môi trường.
Trẻ sử dụng tay để sờ nắm là lúc trẻ đang tự học tập, nhận biết về các đồ vật có hình dạng, kết cấu khác nhau. Đồng thời, màu sắc của đồ vật cũng được trẻ dần dần nhận ra. Với những trẻ lớn tuổi đã có những kiến thức cơ bản về hình dạng, kích thước, màu sắc thì việc vui chơi cũng giúp trẻ có thêm nhiều hiểu biết khác nhau về đồ vật và thế giới xung quanh, nào là chức năng của các đồ vật, nào là chất liệu, cấu tạo…
1.2. Phát triển trí tuệ của con thông qua hoạt động vui chơi
Trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi có xu hướng học hỏi và phát triển trí tuệ thông qua trò chơi. Những trẻ lớn tuổi cũng xem trò chơi như một hoạt động vừa giải trí vừa rèn luyện trí não, khả năng ghi nhớ và sự linh hoạt, nhạy bén trong tư duy. Khi tham gia các trò chơi, các con sẽ được học hỏi thêm nhiều điều mới lạ, thu thập kiến thức bổ ích.
Mặt khác, các hoạt động vui chơi còn giúp tăng khả năng tư duy, kết nối và tưởng tượng ở trẻ, kích thích sự sáng tạo. Nếu không được vui chơi đúng cách, sự phát triển trí tuệ của trẻ có thể bị hạn chế đi rất nhiều. Điều này khiến trẻ bị thiệt thòi, đánh mất cơ hội so với các bạn bè cùng trang lứa.
1.3. Hoạt động vui chơi giúp trẻ phát triển và hoàn thiện mặt cảm xúc
Vui chơi là hoạt động có tính chất gắn kết và phát triển mặt cảm xúc, tình cảm rất tốt. Thông qua việc giao lưu, tiếp xúc và chơi cùng đồ vật, trẻ không chỉ cảm thấy vui vẻ mà còn tự hình thành cho mình khả năng kiểm soát nhất định.
Trẻ có thể đưa ra những chủ ý, sáng kiến, cũng như học cách kiểm soát bản thân dựa trên những quy tắc trong từng trò chơi. Các con cũng dễ dàng bộc lộ cảm xúc hài lòng, vui vẻ, mừng rỡ khi đạt được mục đích hoặc khó chịu, không hài lòng khi gặp thất bại trong trò chơi. Những biểu hiện cảm xúc của bé chính là kết quả của sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Điều này cũng giúp hình thành nét cá tính riêng, bản sắc riêng của bé.
1.4. Vận động vui chơi giúp trẻ phát triển thể chất
Trong quá trình vui chơi, trẻ không chỉ được phát triển về mặt tinh thần, trí não và cảm xúc mà còn có thể phát triển thể chất tốt hơn nhờ những hoạt động vận động. Thay vì ở một chỗ thì trẻ sẽ chạy nhảy hay vận động nhẹ nhàng, chơi đùa cùng các đồ vật làm tăng sự năng động, kích thích phát triển cơ xương khớp.
Những thao tác nhẹ như cử động chân, tay đơn thuần cũng giúp cơ thể trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhạy hơn. Sự vận động trong khi vui chơi giúp trẻ dần hoàn thiện thể chất, làm quen với các hoạt động thể lực.
1.5. Phát triển xã hội, nâng cao khả năng giao tiếp
Khi tham gia các trò chơi, trẻ có cơ hội được kết nối với bạn bè, với đồ vật và các yếu tố từ môi trường xung quanh. Trẻ sẽ giao tiếp nhiều hơn với những người khác. Từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng lĩnh hội, học hỏi xã hội tốt.
Đặc biệt, khi cha mẹ vui chơi cùng con, chia sẻ cùng con, nói chuyện với là cách hay để các thành viên trong gia đình bồi đắp tình cảm. Ngoài ra, trẻ học được cách nói chuyện, trao đổi và không ngại chia sẻ cùng người khác, nâng cao kỹ năng tương tác với xã hội tốt hơn.
Theo Tổ chức Thế giới về giáo dục sớm trẻ em (OMEP), nếu không chơi, trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống này. Sự sáng tạo thông qua “liệu pháp chơi” giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Trò chơi chính là cách tốt nhất để các bậc cha mẹ tham gia vào việc giáo dục con cái.
Qua nhiều cuộc điều tra và nghiên cứu đã chứng minh, sự giúp đỡ của cha mẹ trong quá trình chơi đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển và giáo dục. Vì vậy, trong thời gian ở nhà, các bậc cha mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để chơi đùa cùng con, cho con có được không gian để phát triển tốt nhất.
2. Ở nhà chơi gì với con mà không bị chán?
Trong thời gian này, nhiều bậc phụ huynh ở nhà có rất nhiều thời gian để vui chơi cùng con. Thế nhưng ở nhà chơi gì với con mà không bị chán lại là vấn đề khá nan giải. Bloggiamgia.edu.vn đã tổng hợp một số trò chơi vừa học vừa chơi rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!
2.1. Ở nhà chơi gì với con? Vẽ tranh, tô màu, làm đồ thủ công
Việc vẽ tranh, tô màu hay làm đồ thủ công sẽ là một hoạt động rất bổ ích. Vừa giúp trẻ rèn luyện sự kiên trì, nhẫn nại, vừa giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt của đôi tay. Mặt khác, qua hoạt động này sẽ kích thích sự phát triển trí não, sự sáng tạo và thông minh của trẻ.
Vẽ, tô màu hay làm những món đồ nho nhỏ sẽ là một cách khơi gợi nhiều điều thú vị giúp trẻ vừa học tập, vừa thư giãn, giải trí mà không bị nhàm chán. Nhất là khi được chơi cùng bố mẹ, con sẽ cảm nhận được sự hòa hợp, gắn bó tình cảm gia đình khắng khít hơn.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết thiết kế phòng ngủ dài hẹp
Bố mẹ có thể tạo ra những cuộc thi nhỏ như vẽ tranh theo chủ đề, làm đồ handmade đẹp nhất hay tô màu nhanh nhất và sáng tạo nhất. Những cuộc thi tại nhà sẽ khiến trẻ thích thú hơn. Đồng thời giúp cho cha mẹ hiểu hơn về những mong muốn, sở thích, nguyện vọng của con, suy nghĩ của con thông qua những bức tranh, sản phẩm thủ công.
2.2. Ở nhà chơi gì với con? Chơi xếp hình, lắp ráp mô hình
Lắp ráp mô hình hay xếp hình là một loại trò chơi mang tính giáo dục cao, đòi hỏi các bé phải có sự khéo léo lẫn tư duy tốt. Chính vì vậy, với trò chơi này, các con sẽ cải thiện được khả năng tư duy, sự nhanh trí và thông minh toàn diện.
Thay vì để con chơi các trò chơi điện tử trên điện thoại, máy tính thì chơi lắp ghép mô hình sẽ mang đến nhiều điều hữu ích hơn cho bé. Quan trọng hơn, nó giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử gây hại cho não bộ và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Những mô hình lắp ráp sống động, hình dáng đặc biệt sẽ kích thích sự sáng tạo của bé. Bé có thể thoải mái lắp chúng theo ý của mình thành những mô hình khác nhau. Bố mẹ nên mua những bộ mô hình như nông trại, công trình xây dựng…Tạo những cuộc thi ghép mô hình ai nhanh hơn, xếp những miếng lego chồng lên nhau mà không bị đổ…
2.3. Ở nhà chơi gì với con? Cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau vào bếp nấu ăn
Nếu đơn giản chỉ là những dịp bình thường khác các gia đình sẽ không thể có những phút thảnh thơi cùng nhau vào bếp. Thế nhưng trong mùa Covid này, bố mẹ và con cái đều có mặt ở nhà, tại sao lại không cùng nhau vào bếp?
Nấu những món ăn mà tất cả các thành viên trong gia đình cùng yêu thích hay làm những món bánh thơm ngon rồi cùng nhau thưởng thức. Đúng vậy, nấu nướng cùng nhau là một trong những cách giúp các thành viên trong gia đình gắn bó và gần gũi hơn.
Bên cạnh đó, dạy con làm những công việc nhà đơn giản như dọn dẹp phòng ngủ, nhà cửa, đồ dùng cá nhân, cùng quét nhà, lau nhà và vật dụng nhà bếp.. cũng là một cách hay mà ba mẹ nên thử. Những hoạt động này giúp bé hiểu hơn về khó khăn của ba mẹ trong lúc làm việc nhà, từ đó có ý thức giúp đỡ, san sẻ gánh nặng với ba mẹ nhiều hơn.
Một trong những lợi ích khác khi hướng dẫn trẻ nấu ăn đó là giúp chúng nhận biết tối thiểu các gia vị phổ biến, tên gọi thực phẩm, cách thức nấu các món khác nhau ở level đơn giản. Khi trẻ nắm được tương đối những kiến thức này, trẻ hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân mình thật tốt mỗi khi cha mẹ vắng nhà.
2.4. Ở nhà chơi gì với con? Đọc sách, xem truyện cùng con
Ở nhà chơi gì với con? Đọc sách, xem truyện là một cách để rèn luyện sự nhẫn nại và bình tĩnh ở trẻ. Thay vì để trẻ ngồi không, trẻ sẽ nghịch ngợm, bày trò quậy phá mọi người thì bạn vẫn có thể cùng trẻ ngồi đọc sách, đọc truyện để thư giãn. Sách, truyện là nguồn kiến thức phong phú, đa dạng để các con học được những điều bổ ích và mới mẻ. Thông qua sách, truyện, các con sẽ khám phá được những “thế giới mới”.
Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, đọc sách mỗi ngày 15 phút giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực tư duy và rèn luyện trí thông minh. Cùng con đọc sách, đọc truyện giúp con hiểu biết thêm về những điều trong cuộc sống. Hãy phân tích và giải thích những thông tin, kiến thức mà con chưa hiểu để con cảm thấy hào hứng, thú vị và có tinh thần học hỏi hơn. Có thể đặt ra những bài tập nhỏ như cảm nghĩ về sách, về một nhân vật truyện yêu thích để kích thích tư duy và cảm xúc của trẻ.
2.5. Ở nhà chơi gì với con? Xem phim để cùng con giải trí
Thay vì để con tự xem phim, chơi trò chơi trên điện thoại hay xem những video trên youtube thì các bậc phụ huynh có thể cùng con ngồi xem những bộ phim hoạt hình, phim thiếu nhi trọn vẹn và có tính giáo dục, khám phá nhiều hơn.
Hãy chọn những bộ phim có ý nghĩa về mặt giải trí, đồng thời có ý nghĩa về mặt giá trị nghệ thuật hay nhân sinh, cuộc sống. Khơi gợi cho trẻ những cảm xúc nhất định, tạo thói quen vừa xem phim vừa học hỏi vừa suy nghĩ.
Xem phim cũng là cách để giải trí nhẹ nhàng và gắn kết yêu thương. Hãy dành thời gian cùng con ngồi xem những bộ phim hay để con được thư giãn, thả lỏng và cảm nhận được sự yên bình trong cuộc sống hằng ngày. Vậy là bạn đã biết thêm một một gợi ý cho câu hỏi ở nhà chơi gì với con rồi nhé!
>>>>>Xem thêm: Vách ngăn gỗ và cách trang hoàng cho ngôi nhà thêm lộng lẫy
Vấn đề ở nhà chơi gì với con mà không bị chán sẽ được giải quyết khi bạn áp dụng ngay những trò chơi mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên. Hy vọng đây sẽ là những gợi ý hay và bổ ích, phù hợp với mọi người trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng, thời gian ở nhà rất dư giả này.
Nguồn tham khảo:
- http://www.benhviennhi.org.vn/news/detail/740/vai-tro-cua-tro-choi-trong-su-phat-trien-cua-tre.html