Nhà thờ Tân Định là một trong những địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng ấn tượng, đồng thời là niềm tự hào to lớn của người dân sinh sống tại TPHCM. Bài viết sau đây của Bloggiamgia.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm du lịch nhà thờ Tân Định kỹ lưỡng và chi tiết nhất.
Bạn đang đọc: Nhà thờ Tân Định ở đâu? Kinh nghiệm du lịch nhà thờ Tân Định đầy đủ và chi tiết nhất
Contents
- 1 1. Nhà thờ Tân Định ở đâu?
- 2 2. Vài nét về nhà thờ Tân Định
- 3 3. Cách di chuyển đến nhà thờ Tân Định
- 4 4. Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá nhà thờ Tân Định
- 5 5. Các điểm tham quan nổi bật nhất tại nhà thờ Tân Định
- 6 6. Ăn gì khi du lịch nhà thờ Tân Định
- 7 7. Những điểm lưu trú chất lượng xung quanh nhà thờ Tân Định
- 8 8. Một số lưu ý khi tham quan nhà thờ Tân Định
1. Nhà thờ Tân Định ở đâu?
Nhà thờ Tân Định có tên gọi chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, được biết đến như một trong hai nhà thờ Công giáo được có quy mô lớn nhất và tuổi lời lâu năm nhất tại TPHCM. Nhà thờ thuộc giáo xứ Tân Định, tọa lạc ở mặt tiền số 289 đường Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3.
2. Vài nét về nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định được khởi công xây dựng vào năm 1870 và hoàn thành trong vòng 6 năm, tức năm 1876. Tổng thể công trình mang đậm màu sắc của phong cách Gothic, phủ lên toàn bộ kiến trúc vẻ ấn tượng và độc đáo có một không hai. Ngoài ra, nơi đây còn được người dân thành phố gọi với biệt danh ‘nhà thờ màu hồng’ bởi diện mạo sơn màu hồng phấn đặc trưng.
Mặt chính của công trình bao gồm một tháp chính ở trung tâm và nhiều tháp phụ đối xứng hai bên. Trong suốt quá trình tồn tại, nhà thờ đã trải qua nhiều đợt tu sửa và mở rộng, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến những điểm nhấn kiến trúc ban đầu. Bên cạnh âm hưởng kiến trúc Gothic mạnh mẽ, nhiều phần không gian bên trong nhà thờ Tân Định cũng được bài trí theo hơi hướng Baroque và Roman, qua đó tạo nên một sự kết hợp vô cùng đặc sắc.
Không chỉ là địa điểm sinh hoạt tôn giáo quen thuộc của các tín đồ, nhà thờ Tân Định còn được xếp vào danh sách các điểm đến tham quan hút khách nhất trên địa bàn thành phố.
3. Cách di chuyển đến nhà thờ Tân Định
Nếu xuất phát từ các quận nội thành lân cận, du khách có thể dễ dàng di chuyển đến nhà thờ Tân Định bằng các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, taxi hay xe bus. Thời gian di chuyển thường rơi vào khoảng 15 – 20 phút nếu tình hình giao thông thuận lợi và không bị tắc đường.
Ngoài ra, xe buýt cũng là một lựa chọn khá thú vị dành cho những ai muốn tiết kiệm chi phí cũng như tranh thủ ngắm cảnh quan đường phố. Bạn chỉ cần tải app Bus Map về điện thoại rồi tìm kiếm các tuyến xe bus gần nhất có trạm dừng chân ở gần nhà thờ, ví dụ như tuyến số 63. Trường hợp muốn đi lại nhanh chóng thì taxi sẽ là giải pháp hợp lý nhất.
Đối với khách du lịch ngoại thành, trước tiên bạn cần di chuyển bằng tàu hỏa, xe khách hoặc máy bay tới TPHCM, sau đó thuê taxi hoặc xe ôm công nghệ để đi tiếp đến nhà thờ Tân Định.
4. Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá nhà thờ Tân Định
Do nhà thờ Tân Định mở cửa đón khách quanh năm nên nhìn chung, du khách có thể tham quan nhà thờ vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện thời tiết cụ thể mà mỗi mùa sẽ mang đến một trải nghiệm du lịch hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
– Tham quan nhà thờ Tân Định vào mùa mưa (tháng 5 – tháng 11): tiết trời tương đối mát mẻ, không khí trên đường phố cũng chậm rãi và lãng mạn hơn, thích hợp để tản bộ ngắm cảnh trong khuôn viên nhà thờ hoặc tham dự các buổi giảng bài được tổ chức thường xuyên
– Tham quan nhà thờ Tân Định vào mùa khô (tháng 12 – tháng 4 năm sau): thời tiết khô ráo, thích hợp với các hoạt động khám phá ngoài trời và check in sống ảo. Đặc biệt, đón Giáng sinh tại thánh đường nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy sẽ là một gợi ý mà du khách không thể bỏ qua
5. Các điểm tham quan nổi bật nhất tại nhà thờ Tân Định
5.1 Tòa tháp chính
Có thể nói, Tòa tháp chính chính là khối kiến trúc nổi bật nhất, quyết định vẻ đẹp đặc trưng cho tổng thể nhà thờ Tân Định. Tòa tháp này sở hữu chiều cao lên đến 52.6m, trong đó phần đỉnh tháp được xây theo dạng hình chóp bát giác và gắn thêm biểu tượng cây thánh giá đồng cao 3m. Ngoài ra, bên trong khuôn viên tháp chính còn có 5 quả chuông lớn với tổng trọng lượng xấp xỉ 5.5 tấn.
Khi nhìn từ bên dưới, trông ngọn tháp khổng lồ như thể đang vươn đến tận mây xanh, cùng với đó là những bước tường hồng được ánh sáng mặt trời chiếu rọi cực kỳ đẹp mắt. Riêng phần ngói nhọn phủ trên đỉnh tòa tháp chuông và cánh cổng chính đính kèm bảng tên gỗ được tạo tác theo cảm hứng Phục Hưng nổi bật, phủ lên toàn bộ công trình màu sắc cổ tích một cách tinh tế, tự nhiên.
5.2 Tháp phụ
Nổi bật không kém cạnh Tòa tháp chính, nhà thờ Tân Định còn sở hữu hai tháp phụ đối xứng cực kỳ ấn tượng. Sự tinh xảo trong thiết kế được thể hiện qua hệ thống tháp đèn và cửa thông gió công phu.
Nổi bật hơn cả là khoảng hành lang bí ẩn nằm ngay trước lối dẫn vào thánh đường, bắt nguồn từ phần mái vòm của các tháp phụ khác khớp nối với nhau. Mái ngói được lớp kỳ công theo dạng vảy cá, đồng điệu với ô cửa tròn và những đường xoắn vô cùng điệu nghệ. Tô điểm cho toàn bộ hạng mục Tháp phụ là các họa tiết hoa lá sinh động và tượng thiên thần bắt mắt.
Tìm hiểu thêm: Cách trồng dưa lưới cho trái ngọt, đạt năng suất cao
>>>Xem ngay: Cách sắp xếp bàn thờ Chúa phòng khách đúng cách
5.3 Thánh đường
Thánh Đường được xem là không gian mang tính thiêng liêng và trang trọng nhất của nhà thờ Tân Định. Vẻ uy nghiêm được tạo nên bởi hai hàng cột chống vững chãi – đặc trưng của phong cách Gothic trong thiết kế.
Thánh Đường rộng rãi được trang hoàng bằng đèn cùng hệ thống nội thất sang trọng, bề thế. Đặc biệt, tất cả bàn thờ trong khu vực này đều được gia công trực tiếp từ đá cẩm thạch Ý nguyên khối. Riêng hàng cột biên bên phải là nơi đặt bệ tượng của các thánh nam, đối diện là nơi dành cho bệ tượng thờ các thánh nữ.
6. Ăn gì khi du lịch nhà thờ Tân Định
Sau khi check in thỏa thích tại nhà thờ Tân Định, khách tham quan có thể thưởng thức phong vị Sài Gòn thông qua các món ăn đặc trưng của thành phố. Điển hình là cơm tấm, bánh xèo, bột chiên, đá bào, hủ tiếu, bánh tráng trộn,…
Nếu không muốn ngồi ăn ở lề đường thì những nhà hàng với đủ mọi phong cách, từ đặc sản vùng miền đến các món ăn ngoại sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Bạn chỉ cần tìm kiếm trên mạng và lựa chọn theo khẩu vị của bản thân là được.
7. Những điểm lưu trú chất lượng xung quanh nhà thờ Tân Định
Do nằm ở khu vực trung tâm thành phố nên xung quanh nhà thờ Tân Định tập trung rất nhiều điểm nghỉ ngơi và lưu trú chất lượng dành cho du khách. Một số gợi ý cho du khách bao gồm:
– La Vela Saigon Hotel: nằm ở số 280 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3. Giá phòng dao động từ 4.770.000/đêm
– Emerald Central: nằm ở số 69 -71 Huỳnh Tịnh Của, phường 8, quận 3. Giá phòng dao động từ 1.000.000/đêm
– Central Park Saigon Hotel: nằm ở số 223 Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, sát cạnh nhà thờ Tân Định. Giá phòng dao động từ 880.000/đêm
– Aurora Hotel: nằm ở số 193A/7A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3. Giá phòng dao động từ 450.000/đêm
8. Một số lưu ý khi tham quan nhà thờ Tân Định
Để trải nghiệm chuyến du lịch nhà thờ Tân Định một cách trọn vẹn và ý nghĩa nhất, du khách nên lưu ý:
– Tránh di chuyển lộn xộn hoặc gây mất trật tự trong thời gian nhà thờ đang làm lễ
– Ăn mặc kín đáo, lịch sử, tránh các trang phục hở hang, phản cảm hoặc không phù hợp với không gian tôn giáo trang nghiêm
– Giữ gìn vệ sinh chung, không hút thuốc hoặc xả rác bừa bãi
– Chú ý không để trẻ em đùa giỡn, lớn tiếng hoặc chạy đuổi trong khuôn viên nhà thờ vào ngày có thánh lễ
– Đi cùng một ‘phó nháy’ xịn sò để có ngay những tấm hình check in cực xịn ở nhà thờ Tân Định
>>>>>Xem thêm: Mách bạn 4 cách bảo quản sò huyết đơn giản, tươi lâu
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về kinh nghiệm khám phá nhà thờ Tân Định nổi tiếng. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
>>>Đọc ngay: Top 20 nhà thờ đẹp lớn nhất Việt Nam hiện nay