Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Rate this post

Tọa lạc tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà là một trong những di tích, thắng cảnh, và kiến trúc độc đáo nhất của thành phố. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có kinh nghiệm tham quan địa danh này.

Bạn đang đọc: Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các thông tin về di tích này cũng như kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà nhé!

1. Nhà thờ Đức Bà ở đâu? 

Nhà thờ Đức Bà có tên gọi chính thống là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Nhiều người dân hay giai thoại lịch sử còn gọi di tích này là Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn.

Nhà thờ này tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ở địa chỉ: Công Trường Công Xã Paris, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

2. Thời gian mở cửa

Nhà thờ Đức bà có thời gian hoạt động hàng ngày với thời gian cụ thể như sau:

  • Thứ 2 – thứ 7: mở cửa từ 5:30 sáng đến 17:30 chiều
  • Chủ nhật: mở cửa vào các khung giờ: 5:30, 6:45, 8:00, 9:30 (tổ chức thánh lễ bằng tiếng Anh), 16:00, 17:15 và 18:30

Thông thường, vào các ngày trong tuần, nhà thờ Đức Bà sẽ tổ chức hai buổi thánh lễ: buổi thánh lễ đầu tiên bắt đầu lúc 5:30 sáng và buổi thánh lễ còn lại diễn ra lúc 17:30 chiều. Đối với ngày Chúa Nhật (chủ nhật), thánh lễ sẽ được thực hiện 7 lần (như thời gian cụ thể phía trên). 

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Vào các ngày trong tuần, nhà thờ Đức Bà sẽ tổ chức hai buổi thánh lễ

Hiện tại, nhà thờ Đức Bà đang trong quá trình tu sửa, cải tạo, do đó, giờ tổ chức thánh lễ thay đổi tùy thuộc vào quy trình sửa chữa.

3. Phương tiện di chuyển đến nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà nằm ngay trung tâm quận 1 của thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, du khách có thể chọn đa dạng các loại phương tiện để đến tham quan như: xe buýt, xe máy, ô tô, hoặc xích lô…

  • Xe buýt: Nếu sử dụng phương tiện công cộng xe buýt thì du khách nên đón các chuyến xe tuyến 04, 14, 19, 31, 36 hoặc 93 để di chuyển từ các quận nội thành đến nhà thờ Đức Bà.
  • Xe máy/ ô tô: Nếu sử dụng xe máy/ ô tô, du khách có thể gửi xe tại các địa điểm gần nhà thờ. Phí gửi xe ở khu vực nào dao động khoảng 10.000 VND đến 20.000 VND/ chiếc xe máy và khoảng 100.000 VND/ xe hơi tùy vào thời điểm là ngày thường hay ngày lễ.

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Phương tiện di chuyển đến nhà thờ Đức Bà

  • Xích lô: Tại khu vực quận 1, du khách có thể di chuyển bằng xích lô trong nội đô quận để ngắm cảnh, tham quan và tận hưởng không khí Sài Gòn.

4. Tìm hiểu về nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là một trong những kiến trúc lớn tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và Việt Nam nói chung. Không chỉ vậy, địa danh này còn là chứng nhân lịch sử, là biểu tượng vĩ đại, hùng hồn của thành phố hoa lệ này. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!

4.1 Lịch sử xây dựng và hình thành

Được khởi công xây dựng từ năm 1877 bởi kiến trúc sư người Pháp J.Bourad và ông cũng chính là người trực tiếp giám sát công trình. Nhà thờ này hoàn thành việc xây dựng vào năm 1880.

Lễ cung hiến và khánh thành nhà thờ Đức Bà được tổ chức vào ngày 1104/1880 tại quận 1 bởi cố đạo Colombert và sự tham gia của Thống đốc Nam Kỳ – Mye de Vilers.

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm lựa chọn size áo khoác nam nữ chuẩn chỉ, chính xác

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà
Lịch sử xây dựng nhà thờ Đức Bà

Thời điểm đó, kinh phí xây dựng nhà thờ Đức Bà lên đến 2.500.000 franc Pháp, do Soái phủ Nam Kỳ phụ trách và chi thu. Chính vì lý do này, thời gian đầu mới xây dựng, người dân thường gọi nhà thờ Đức Bà với tên gọi nhà thờ Nhà Nước, nghĩa là do chính quyền nhà nước Pháp xây dựng và quản lý.

Nhà thờ Đức Bà được phong là Vương Cung Thánh Đường vào năm 1962.

4.2 Kiến trúc của nhà thờ Đức Bà

Được thiết kế theo phong cách Roman, kết hợp với kiến trúc Gothic, nhà thờ Đức Bà sở hữu kết cấu và kiến trúc hạ tầng độc đáo, thu hút rất đông khách du lịch hàng năm.

Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu kiến trúc của nhà thờ Đức Bà nhé!

  • Tòa thánh đường: Đây là khu vực chính điện bên trong nhà thờ. Với kết cấu thiết kế chặt chẽ, tòa thánh đường có khả năng chịu lực gấp 10 lần so với toàn bộ kết cấu của công trình. Khu vực chính điện này có chiều dài 93m và chiều rộng lên đến 35m. Chiều cao của mái vòm khoảng 21m. Tòa thánh đường cóa kết cấu gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ cùng 2 cùng 2 dãy nhà nguyện, có sức chứa lên đến 1200 người.

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Kiến trúc nhà thờ Đức Bà là sự kết hợp giữa phong cách Roman và Gothic

  • Khu vực tháp chuông: Tháp chuông chính là điểm nhấn nổi bật nhất, là linh hồn của toàn bộ công trình. Thời điểm vừa khánh thành, nhà thờ Đức Bà chỉ được thiết kế 2 tháp chuông với chiều cao 36.6m với cấu trúc không có mái.

Nhà thơ được xây dựng bổ sung thêm 2 mái chóp để che gác chuông vào năm 1895. Độ cao của 2 mái chóp lên đến 21m. Do đó, tổng chiều cao của tháp chuông là 57m.

Thời gian sau này, nhà thờ Đức Bà lại tiếp tục được treo thêm 6 chuông tương ứng với 6 âm đồ, rê, mi, son, la và si. 6 chuông này được treo trên hai tháp chuông với họa tiết vô cùng tinh xảo và kỳ công.

  • Khu vực các bàn thờ: Bên trong nhà thờ Đức Bà có các khu vực bàn thờ, chế tác bằng chất liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Ở mỗi khu vực thờ đều trang trí các bức tranh được tạo nên từ 56 ô cửa kính nhiều màu ghép lại.

Những bức tranh tràn đầy màu sắc, mang đậm phong cách Roman pha trộn kiến trúc Gothic. Lối thiết kế này mang lại cảm giác vừa tôn nghiêm, lại vừa tinh tế, trang nhã và đầy tính nghệ thuật.

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

Khu vực các bàn thờ bên trong nhà thờ Đức Bà

  • Khu vực công viên phía trước nhà thờ: Trước nhà thờ Đức Bà là một khuôn viên rộng lớn với tượng thờ Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là bức tượng được chế tác bằng nghệ thuật điêu khắc bởi nghệ nhân người Pháp G.Ciocchetti, hoàn thành vào năm 1959. Bức tượng được đặt trang nghiêm ở phía trước nhà thơ, và chính giữa khuôn viên, xung quanh được trang trí bởi các bồn hoa, bồn cây, trông rất đẹp mắt. Tượng Đức Mẹ làm từ chất liệu đá cẩm thạch trắng, nhập từ đất nước Ý, có chiều cao lên đến 4.6m và nặng hơn 8 tấn.

5. Các lưu ý khi tham quan nhà thờ Đức Bà

Là một trong những địa danh nổi tiếng về tôn giáo, tâm linh, khách du lịch khi đến tham quan nhà thờ Đức Bà, cần lưu ý những điều sau:

  • Mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm. Tuyệt đối không được mặc quần áo ngắn khi vào nhà thờ cũng như khi dự các thánh lễ.
  • Giữ trật tự tại nơi công cộng. Du khách nên đi nhẹ chân, nói nhỏ vừa nghe để đảm bảo không gây ồn ào ở chốn trang nghiêm như nhà thờ Đức Bà.
  • Nếu tham dự thánh lễ, du khách phải đảm bảo đến sớm hoặc đúng giờ cử hành lễ để đảm bảo trật tự trong suốt thời gian thánh lễ diễn ra.

Nhà thờ Đức Bà ở đâu? Kinh nghiệm tham quan nhà thờ Đức Bà

>>>>>Xem thêm: Tam tai là gì? Cách tính tam tai và cách hóa giải ai cũng nên biết

Tham quan nhà thờ Đức Bà

6. Kết luận

Bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nhà thờ Đức Bà cũng như các kinh nghiệm tham quan di tích tôn giáo này. Bạn đã tham quan nhà thờ Đức Bà bao giờ chưa? Hãy ghé qua nơi đây một lần và tìm hiểu về lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà nhé!

Tiếp tục theo dõi và đón đọc Bloggiamgia.edu.vn ở các bài viết tiếp theo nha!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *