Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

Rate this post

Tình trạng ngủ dậy bị mệt mỏi tuy không phải hiếm gặp nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của con người. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

1. Truy tìm nguyên nhân dẫn đến ngủ dậy mệt mỏi

1.1. Thói quen sinh hoạt không nề nếp

Theo các chuyên gia y khoa, giấc ngủ ít hơn hay vượt quá thời gian quy định (8 tiếng một ngày đối với người trưởng thành) đều dễ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn so với người có thời gian ngủ khoa học. Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh của bạn, cụ thể là:

  • Sử dụng thiết bị điện tử, nghe nhạc, chơi game… nhiều giờ đồng hồ đến khi ngủ quên mất.
  • Luôn để bản thân phải ngủ và thức theo thời gian tùy hứng
  • Tỉnh giấc bất ngờ sau đó lại muốn ngủ thêm một lúc nữa khiến giấc ngủ bị kéo dài quá lâu.
  • Tối thức khuya để ban ngày ngủ bù hoặc ngủ nướng vào những ngày nghỉ cuối tuần.
  • Làm việc, học tập quá sức, phải tăng ca vào tối muộn.

Những thói quen này khiến cơ thể liên tục bị thay đổi, không có thời gian nghỉ ngơi làm việc hợp lý, dẫn tới ngủ dậy bị mệt mỏi. 

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

Thói quen sinh hoạt là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ngủ dậy bị mệt mỏi

1.2. Sử dụng nhiều cà phê trước khi ngủ

Không giống với nước lọc, cà phê là món đồ uống không thể sử dụng tùy tiện, nhất là vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi trong cà phê có chứa caffeine, là chất kích thích cho não bộ tỉnh táo trong nhiều giờ đồng hồ khiến cho bạn bị mất ngủ. Vì thế mà giấc ngủ của bạn sẽ không được trọn vẹn và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lượng của ngày hôm sau.

1.3. Luôn cảm thấy stress, áp lực

Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến cho bạn có cảm giác mệt mỏi sau khi thức giấc. Trạng thái tiêu cực này làm cho cơ thể cũng như trí óc con người bị tác động mạnh dẫn tới chất lượng giấc ngủ bị giảm sút đáng kể.

1.4. Môi trường phòng ngủ không đảm bảo 

Nhiều người có thói quen ngủ bật đèn sáng. Tuy nhiên việc bật đèn sáng trong lúc ngủ chính là yếu tố làm cho cơ thể bạn không thể sản sinh ra melatonin. Đây là một chất quan trọng, hỗ trợ cho con người ngủ sâu và ngon giấc mỗi ngày. Do đó khi đi ngủ, bạn nên tắt hết đèn trong phòng hoặc chỉ để đèn ngủ rất nhẹ, cũng như nằm ngủ tại nơi yên tĩnh, thoáng đãng. Có vậy thì cơ thể mới tạo ra được hooc môn melatonin để ngăn chặn việc ngủ dậy bị mệt mỏi.

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

Để đèn quá sáng khi ngủ cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi khi ngủ dậy

1.5. Chế độ dinh dưỡng không khoa học

Nhiều người thường nghĩ rằng việc ăn uống không gây tác động đến chất lượng giấc ngủ nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Bởi lẽ một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tạo nên những giấc ngủ ổn định. Chẳng hạn như các loại thực phẩm nhiều đường hay chất béo sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.

Mặt khác, các loại thực phẩm chậm tiêu, gây trào ngược, ợ nóng như đồ cay hay các loại quả họ cam, quýt nếu ăn nhiều vào buổi tối cũng khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng. 

1.6. Tập luyện thể thao quá sức trước lúc ngủ

Do phải đi làm hay đi học cả ngày mà nhiều người thường chọn tập luyện thể dục vào buổi tối. Tuy nhiên, việc tập luyện sát giờ đi ngủ kết hợp với các bài tập nặng sẽ gây ảnh hưởng tới nhịp tim, khiến hormone Adrenalin tăng cao và dễ tạo cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Vậy nên bạn hãy sắp xếp thời gian luyện tập hợp lý để tránh cảm giác mệt mỏi. Thời điểm tốt nhất để tập luyện là trước khi ngủ tối thiểu 2 tiếng.

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể
Không nên tập thể dục quá sức trước khi đi ngủ sẽ khiến cơ thể mệt mỏi

2. Nguy cơ tiềm ẩn của việc mệt mỏi khi ngủ dậy

Như chúng ta đã biết, các bộ phận trên cơ thể đều cần được nghỉ ngơi hằng ngày, đặc biệt là não bộ – bộ phận phải làm việc “vất vả” nhất. Nếu như ở các bộ phận khác có hệ thống bạch huyết đào thải chất độc tự động thì não bộ lại không có.

Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy, đại não sẽ tiến hành loại bỏ độc tố dọc theo cột sống và giữa các mạch máu trong thời gian chúng ta đi ngủ và chỉ khi ngủ thì đại não mới thực hiện hoạt động này. Bởi vậy nếu chất lượng giấc ngủ thấp thì hoạt động này của đại não cũng bị ảnh hưởng và bạn luôn rơi vào tình trạng ngủ dậy bị mệt mỏi.

Tìm hiểu thêm: Tác dụng thật sự của gối tựa cổ văn phòng, bạn đã biết?

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

Việc ngủ dậy mệt mỏi ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, chức năng của não bộ

3. Những mẹo độc đáo đánh bay cảm giác mệt mỏi khi thức dậy

Nhằm mang đến nguồn năng lượng tích cực cho ngày mới, chúng tôi gửi đến bạn 5 mẹo đơn giản dưới đây để hạn chế tình trạng mệt mỏi sau khi tỉnh giấc gồm:

3.1. Uống nhiều nước lọc vào mỗi buổi sáng 

Mất nước là tình trạng phổ biến sau khi mới thức dậy. Các triệu chứng thường gặp khi bạn bị mất nước có thể kể tới như cảm giác mệt mỏi, uể oải, muốn ngủ tiếp hay tâm trạng trở nên nóng nảy. Do đó bạn cần uống nước ngay sau khi rời khỏi giường vào mỗi buổi sáng.

Nước sẽ giúp tạo ra những nguồn năng lượng mới để bạn khởi đầu cho hoạt động của cả ngày dài. Lưu ý hãy uống nước ấm thay vì nước lạnh, cũng sẽ rất tốt cho dạ dày của bạn. 

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể
Uống nước vào buổi sáng khi ngủ dậy rất tốt cho cơ thể

3.2. Rửa mặt bằng nước mát

Tắm bằng nước lạnh là phương pháp được nhiều người áp dụng vào mỗi buổi sáng để ngăn ngừa tình trạng ngủ dậy bị mệt mỏi. Tuy nhiên cách làm này lại tiềm ẩn nguy cơ cảm lạnh đối với những ai có sức đề kháng kém. Vì vậy mà cách rửa mặt bằng nước lạnh được xem là giải pháp thay thế hoàn hảo dành cho bạn. Việc xuất hiện sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn.

3.3. Thử yoga, thiền

Thực hiện một số bài tập kéo giãn và tĩnh tâm cũng là một giải pháp tuyệt vời để hạn chế sự mệt mỏi khi thức giấc. Các bài tập yoga được đánh giá cao bởi có khả năng giải phóng Endorphin giúp hạn chế tình trạng cơ bắp bị tê liệt sau khi tỉnh dậy và hỗ trợ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, việc ngồi thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng để tâm hồn bạn luôn được thư thái, dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể
Tập yoga hoặc thiền sẽ giúp bạn ngủ ngon và không bị mệt mỏi khi ngủ dậy

3.4. Ra ngoài hít thở không khí

Biện pháp này được cho là hữu ích bởi ánh sáng mặt trời chính là chất xúc tác làm tăng mức độ Serotonin của cơ thể. Nhờ vậy mà giấc ngủ sẽ được cải thiện tốt hơn về đêm cũng như mang tới năng lượng cho bạn vào ngày mới. 

Đồng thời một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc dành thời gian để ra ngoài hít thở cũng khiến cho tinh thần khoan khoái hơn. Buổi sáng sớm được xem là khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn ra ngoài và hít thở bầu không khí trong lành. 

3.5. Loại bỏ các thói quen xấu trước khi ngủ

Việc uống cà phê, đồ uống có cồn hay sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ cần phải được loại bỏ triệt để. Bạn hãy tắt máy vi tính, tivi và điện thoại di động trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng.

Đặc biệt, cần hạn chế tình trạng cài đặt báo thức nhiều lần vào buổi sáng ngày hôm sau. Bởi việc bật tắt báo thức liên tục chỉ càng khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Luyện tập thói quen thức dậy vào một thời điểm nhất định sẽ giúp tạo lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo sức khỏe an toàn.

Ngủ dậy bị mệt mỏi – Dấu hiệu cảnh báo đến từ cơ thể

>>>>>Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Ngủ sớm có tăng chiều cao không?

Bạn có thể áp dụng rất nhiều mẹo để hạn chế tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy vào mỗi buổi sáng

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến việc ngủ dậy bị mệt mỏi. Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng này và biết cách phòng tránh hiệu quả nhất.

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/lam-nao-de-tinh-day-mot-cach-tu-nhien-khoe-khoan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *