Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

Rate this post

Trong quá trình học tập chắc hẳn bạn đã không ít lần nghe giáo viên nói về mindmap. Vậy mindmap là gì? Công dụng ra sao và làm sao để sử dụng hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn để có câu trả lời cho mình nhé!

Bạn đang đọc: Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

1. Mindmap là gì?

Mindmap hay bản đồ tư duy là phương thức sử dụng sơ đồ hình vẽ theo nhánh để diễn đạt một hệ thống kiến thức, công việc, ý tưởng nhất định. Đây được cho là phương pháp hiệu quả có khả năng kích thích não bộ ghi nhớ, tổng hợp và phân tích vấn đề một cách nhanh chóng.  

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

Đây là phương thức sử dụng sơ đồ hình vẽ theo nhánh để dễ hình dung, ghi nhớ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mindmap khai thác hiệu quả khả năng ghi nhớ tuyến tính và liên kết dữ liệu của não bộ. Đặc biệt, sơ đồ tư duy phù hợp với mọi mọi hoạt động từ nghiên cứu, lập kế hoạch cho đến xây dựng thói quen tốt trong công việc và học tập.

2. Nguồn gốc của mindmap

Theo các ghi chép, mindmap được phát minh và phát triển bởi Tony Buzan – chuyên gia về tư duy và học tập. Trải qua quá trình quan sát và nghiên cứu trong thời gian dài, năm 1960 phương pháp này chính thức được ông công bố rộng rãi.  

Ban đầu, mindmap được phát triển với mong muốn trở thành công cụ ghi chép chữ viết. Qua đó giúp người dùng kết nối các ý tưởng thông qua các từ khóa ngắn gọn, dễ hiểu. Cuối cùng tạo thành các nhánh cây nhờ các đường nối riêng biệt. 

Tiếp sau đó, sơ đồ tư duy mindmap phát triển nhanh chóng khi công nghệ phát triển. Các thiết bị như máy tính, điện thoại, di động thông minh ra đời, mindmap đã được tích hợp và sử dụng dễ dàng hơn. Đến nay, nó đã trở thành công cụ học tập, làm việc trong nhiều lĩnh vực, của nhiều đối tượng khác nhau. 

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

Bản đồ tư duy được phát minh và phát triển bởi chuyên gia về tư duy và học tập Tony Buzan

3. Ưu – nhược điểm của mindmap là gì?

Ngay từ khi ra đời, mindmap đã nhanh chóng tạo được tiếng vang trên nhiều lĩnh vực. Vậy, phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? 

3.1. Ưu điểm

  • Khơi dậy trí óc: Mindmap được tạo thành từ các hình vẽ. Điều này cho phép cả não phải và não trái hoạt động hết công suất. Nó cho phép người dùng suy nghĩ, phân tích một cách rõ ràng, nhanh chóng về một chủ đề cốt lõi. 
  • Dễ nhớ, dễ hình dung: Mindmap chính là công cụ tuyệt vời để chắt lọc thông tin, ý tưởng. Các khái niệm sẽ được đơn giản hóa. Nhờ đó, người dùng có thể dễ nhớ, dễ hình dung vấn đề.  
  • Tăng năng suất: Với khả năng khơi dậy trí óc, dễ nhớ, dễ hình dung vấn đề, mindmap cho phép người dùng tiết kiệm thời gian, đi đúng trọng tâm. Qua đó, nâng cao năng suất học tập và làm việc cho bản thân. 
  • Dễ xem lại:Thông qua các nhánh cây liên kết các chuỗi chủ đề trọng tâm, người dùng có thể dễ dàng quét và có cái nhìn tổng quan nhanh về chủ đề lớn. Chỉ cần nhìn lướt qua, bạn đã dễ dàng nhận ra đâu là vấn đề chính, đâu là vấn đề phụ.  

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

Mindmap giúp khơi dậy trí óc, tăng cường khả năng ghi nhớ và dễ dàng đưa ra các ý tưởng mới

3.2. Nhược điểm 

  • Tốn thời gian: Với những người lần đầu tạo mindmap có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bạn sẽ phải cố gắng tìm ra các từ khóa chính, sắp xếp và liên kết các ý tưởng sao cho hợp lý. 
  • Dễ gây nhầm lẫn: Mindmap liên quan đến việc xác định các kết nối có ỹ nghĩa giữa ý tưởng và khái niệm. Vô số ý tưởng có thể được tạo ra khi lập bản đồ tư duy. Nếu không được kiểm soát sẽ tạo ra đến một bản đồ tư duy quá lớn, mọi thứ trở nên dễ nhầm lẫn và khó hiểu.

4. Các bước vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả

Nắm bắt mindmap là gì và để tạo ra một mindmap không khó. Tuy nhiên, để vẽ mindmap sao cho hiệu quả thì không phải dễ dàng. Quy tắc chung khi vẽ sơ đồ tư duy chính là mường tượng – tổng hợp – liên kết – chọn lọc thông tin. Các bước tiến hành cụ thể như sau: 

– Bước 1: Thiết lập ý tưởng trung tâm

Ý tưởng trung tâm hay điểm nút là điểm xuất phát của mọi mindmap. Nó biểu hiện chủ đề lớn, từ khóa lớn nhất hay vấn đề quan trọng nhất cần được tìm hiểu và khám phá. 

Điểm nút của mindmap thường được biểu hiện bằng một hình tròn, vuông hay đoạn text thể hiện nội dung của ý tưởng. 

Tìm hiểu thêm: 2 bài cúng giao thừa đón năm mới theo truyền thống của người Việt xưa

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả
Thiết lập ý tưởng trung tâm, tạo từng nhánh nhỏ và vẽ màu là các bước vẽ mindmap

– Bước 2: Tạo các nhánh con 

Từ ý tưởng trung tâm, hãy tạo ra những đường nhánh nhỏ. Nó thể hiện những ý tưởng nhỏ, bổ trợ cho điểm nút trung tâm quan trọng nhất. từ các đường nhánh nhỏ, tiếp tục tạo ra các nhánh nhỏ hơn bổ trợ cho nhánh nhỏ đi ra từ trọng tâm đã tạo. 

– Bước 3: “Tô màu” cho mindmap

Để mindmap sinh động, dễ nhìn, dễ nhớ bạn nên sử dụng nhiều màu sắc, ký hiệu và từ ngữ khác nhau. Việc sử dụng các ký hiệu hình ảnh để nối các ký tự cũng là ý tưởng không tồi. Não bộ của bạn sẽ được khơi dậy một cách hiệu quả. 

5. Hướng dẫn cách sử dụng Mindmap cho từng lĩnh vực 

5.1. Vận dụng trong công việc

Trong quá trình làm việc, bạn có thể sẽ gặp không ít khó khăn trong việc kiểm soát công việc, hình thành các ý tưởng. Nếu không biết bắt đầu từ đâu bạn hoàn toàn có thể sử dụng mindmap.  

Với mindmap bạn có thể hình thành ý tưởng độc đáo từ một ý tưởng chung nhất. Thứ tự công việc quan trọng đến kém quan trọng hơn cũng sẽ được sắp xếp một cách khoa học.  

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

Mindmap giúp công việc trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn

5.2. Vận dụng trong giải quyết vấn đề

Mindmap hệ thống lại vấn đề, từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm ra nguyên nhân vấn đề thông qua hình ảnh trực quan. Từ các nhánh nhỏ hơn bạn sẽ đào ra gốc rễ vấn đề. Từ sự tường tận chi tiết đến sâu xa bản chất chính là tiền đề để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.  

5.2. Vận dụng trong quản lý thời gian

Làm chủ thời gian chính là con đường ngắn nhất để đến với thành công. Để kiểm soát thời gian của mình mình, bạn có thể sử dụng mindmap để chia nhỏ và quy định thời gian thực hiện công việc. Sự khoa học và có tính kỷ luật này sẽ giúp năng suất học tập và làm việc tăng lên đáng kể. 

Mindmap là gì? Hướng dẫn chi tiết cách vẽ và sử dụng Mindmap hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Bật mí: Cung Bọ Cạp và Bọ Cạp có hợp nhau không?

Mindmap giúp bạn tiết kiệm thời gian nhờ quản lý thời gian hiệu quả

5.3. Ứng dụng trong học tập

Lượng kiến thức trên lớp học và giảng đường là khổng lồ. Thay vì nhồi nhét từng con chữ, bạn có thể sử dụng mindmap như một công cụ tiếp thu kiến thức hiệu quả. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, học sinh học bằng mindmap nắm bắt vấn đề nhanh chóng hơn, khả năng dành điểm cao đáng kể so với các học sinh học máy móc.  

  • Yandere là gì? Nguồn gốc, cách nhận biết tình yêu điên loạn Yandere 
  • Kỹ năng giao tiếp là gì? 7 điều quan trọng để làm chủ nghệ thuật giao tiếp 

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm được mindmap là gì? Ưu – nhược điểm cũng như cách sử dụng phương pháp học tập và tư duy này một cách hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *