Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Rate this post

Miền Nam là một trong 3 miền trọng điểm của nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành và đó là những tỉnh thành nào cũng như diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa, dân tộc ở khu vực miền Nam hiện ra sao. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bạn hiểu hơn về miền Nam Việt Nam!

Bạn đang đọc: Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Tìm hiểu miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành

1. Khái quát về miền Nam

1.1. Diện tích

Nước Việt Nam được chia làm 3 miền, đó là miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Trong đó, miền Nam hay Nam Bộ là vùng địa lý nằm ở phía Nam của nước ta. Miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 14/06/1949. Tổng diện tích của vùng này lên tới 77.700km2.  

Nếu nhìn trên bản đồ địa lý Việt Nam thì miền Nam tiếp giáp với:

  • Phía Tây: Tiếp giáp Vịnh Thái Lan
  • Phía Đông và Đông Nam: Giáp biển Đông
  • Phía Bắc: Giáp Campuchia và Nam Trung Bộ nước ta 

Hiện nay miền Nam Việt Nam được chia làm 2 tiểu vùng chính, đó là vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

1.2. Dân số

Theo như Tổng cục Thống kê Việt Nam thì miền Nam nước ta có tổng dân số là 36.714.336 người. Trong đó, vùng Đông Nam Bộ có 18.055.117 người và vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 18.659.219 người. Diện tích của vùng Đông Nam Bộ là 21.503,20km2. Còn Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích là 56.196,8km2.

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Miền Nam nước ta có tổng dân số là 36.714.336 người

1.3. Kinh tế

Bắt đầu từ thế kỷ XVII, dưới thời nhà Nguyễn tổ chức hành chính và kinh tế tại Nam Bộ về cơ bản đã được kiện toàn. Tới thời nhà nước Phù Nam, Nam Bộ phát triển rất mạnh về hàng hải và thương mại, xây dựng được cảng giao thương Óc Heo (An Giang) để giao thương với người nước ngoài, đặc biệt là các khu vực lân cận như Ấn Độ, Trung Hoa, Địa Trung Hải. 

Ngoài ra, kinh tế còn được thúc đẩy phát triển thông qua các cửa khẩu Châu Đốc và đường biển Hà Tiên. Cửa khẩu Châu Đốc trong suốt thế kỷ 18 và 19 luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế miền Nam. 

Hiện nay, với sự thay đổi không ngừng, kinh tế của Nam Bộ lại càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đặc biệt, tại các tỉnh thành như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đông Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh và tiền Giang là tập trung chủ yếu. 

Khu vực miền Nam được đánh giá là sở hữu nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Đồng thời, đây cũng là khu vực vô cùng năng động, sáng tạo và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo động lực phát triển kinh tế cho cả đất nước.

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình trong những năm trở lại đây của miền Nam nước ta duy trì ở khoảng 12,6% và chiếm tới 40% tổng sản phẩm nội địa (GDP), 60% sản xuất công nghiệp của cả nước theo giá trị, 70% doanh thu xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, thu nhập bình quân đầu người khu vực miền Nam cũng rất cao, vào khoảng 31,4 triệu VNĐ/năm.

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Miền Nam có nhiều vùng kinh tế trọng điểm

1.4. Văn hóa

Văn hóa Nam Bộ có thể nói là bắt đầu khởi điểm vào những năm 1623 dưới thời chúa Nguyễn. Lúc bấy giờ Nam Bộ vẫn chỉ là một vùng đất hoang, trũng, đầm lầu với hệ thống sông rạch chằng chịt. Sau đó, thế kỷ XVII chúa Nguyễn đã cho một đoàn người Hoa quy thuận chính quyền tới khai phá và định cư tại Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay.

Rồi người dân Quảng Bình cũng bắt đầu di cư tới đây để sinh sống, lập nghiệp. Tới gần một thế kỷ sau nền văn hóa Nam Bộ mới thực sự được định hình. 

Đó là một nền văn hóa trải qua hàng nghìn năm gom góp, đúc kết và không ngừng tương tác với xã hội. Có thể nói, văn hóa Nam Bộ là một nền văn hóa đa dạng, độc đáo và vô cùng cởi mở. Chính nét văn hóa này đã ảnh hưởng lớn tới người dân nơi đây, họ năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm và luôn rất hào sảng, thân thiện.

1.5. Dân tộc

Có rất nhiều dân tộc hiện đang sinh sống tại miền Nam nước ta. Có thể kể tới như: Người Kinh, người Hoa, người Nùng, người Khmer, Sting, Sán Dìu, Pu Péo,… Nhưng người Kinh và người Hoa vẫn chiếm đa số. 

Tìm hiểu thêm: Top 30 địa điểm du lịch Hòa Bình mà bạn không thể bỏ lỡ

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng
Có rất nhiều dân tộc hiện đang sinh sống tại miền Nam nước ta.

2. Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành?

Không phải ai cũng nắm rõ miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành và gồm những tỉnh thành nào. Hiện nay, miền Nam nước ta có tổng cộng 17 tỉnh thành. Trong đó, khu vực Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố. Còn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 12 tỉnh và 1 thành phố. Cụ thể:

  • Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Thành phố Cần Thơ và các tỉnh Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu

3. Các địa điểm du lịch ở miền Nam được yêu thích nhất 

Ngoài thắc mắc miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành thì nhiều người còn quan tâm tới các địa điểm du lịch nổi tiếng ở vùng đất này. Tại khu vực miền Nam Việt Nam có khá nhiều địa điểm du lịch mà bạn nên ghé thăm ít nhất một lần:

3.1. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến tuyệt vời của cả du khách trong nước và quốc tế. Không chỉ có khí hậu dễ chịu, con người thân thiện mà TPHCM còn có nhiều điểm du lịch rất lý tưởng như: Dinh Độc Lập, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, Bưu điện thành phố, Nhà hát thành phố, Nhà thờ Đức Bà,… 

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Thành phố Hồ Chí Minh là một điểm đến tuyệt vời của cả du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, tại đây còn có khá nhiều trải nghiệm thú vị dành cho du khách như: Khám phá phố đi bộ, ngắm cảnh xe buýt từ tầng 2, đi buýt đường sông, ăn tối trên du thuyền,… Ẩm thực tại TPHCM cũng vô cùng ấn tượng khiến ai đã thử cũng đều nhớ mãi không quên.

3.2. Núi Bà Đen (Tây Ninh)

Nếu có dịp tới miền Nam du lịch bạn cũng có thể ghé thăm núi Bà Đen ở Tây Ninh, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Bộ”. Núi Bà Đen không chỉ có các công trình chùa chiền nổi tiếng, những góc check-in cực đẹp mà chùa còn nổi tiếng linh thiêng. Do đó, hàng năm đều có rất nhiều du khách thập phương tới hành hương, tham quan.

3.3. Biển Suối Ồ (Vũng Tàu)

Biển Suối Ồ tại Vũng Tàu cũng là một địa điểm du lịch khá lý tưởng. Đây là bãi biển hiếm hoi ở nước ta có cả dòng nước ngọt lẫn nước mặn. Nếu bạn muốn thăm thú bãi biển độc đáo này thì có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bầu trời xanh, bãi cát trắng, dòng nước êm ả không chỉ mang tới cảm giác thư thái mà còn là một background lý tưởng để bạn checkin lưu giữ kỷ niệm.

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

Biển Suối Ồ – Địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam

3.4. Phú Quốc (Kiên Giang)

Phú Quốc là một huyện đạo nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Hàng năm, huyện đảo này thu hút hàng triệu du khách trong nước và quốc tế tìm tới vui chơi, nghỉ dưỡng. Không chỉ có khung cảnh đẹp, người dân thân thiện, các món đặc sản tươi ngon mà Phú Quốc còn có nhiều hoạt động thú vị như tắm biển, lặn biển, đi cano,… và cả thăm nhà tù Phú Quốc.

3.5. Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)

Chợ nổi Cái Răng là một trong những địa điểm du lịch thú vị, mang nét đặc trưng riêng của người dân miền Tây nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Các hoạt động mua bán thay vì diễn ra ở các chợ truyền thống thì tại chợ nổi Cái Răng lại diễn ra trên các con thuyền. Những con thuyền bán trái cây, thực phẩm, rau củ, bún riêu, hủ tiếu,… luôn luôn tấp nập ngược xuôi, mang lại một không khí vô cùng sôi động.

Miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành? Khái quát về miền Nam và các điểm du lịch nổi tiếng

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách phân biệt Inox 304, 201, 202, 430, 316

Chợ nổi Cái Răng là một trong những địa điểm du lịch thú vị

Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc miền Nam có bao nhiêu tỉnh thành và gồm những tỉnh nào. Đồng thời, qua bài viết này chúng tôi cũng hy vọng bạn hiểu rõ hơn về vùng đất phía Nam của đất nước.

  • Miền Bắc có bao nhiêu tỉnh thành? Gồm các tỉnh thành nào
  • Miền Đông Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành? Các điểm du lịch nổi tiếng?
  • Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Các địa điểm du lịch miền Tây nổi tiếng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *