Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Rate this post

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Bạn đang đọc: Mẹ có thật sự ngủ ngon?

….

Mẹ là người phụ nữ hy sinh thầm lặng, dành cả cuộc đời để chăm sóc, yêu thương chúng ta vô điều kiện, đôi lúc bỏ qua cả việc chăm sóc bản thân mình. Cả thế giới của mẹ dường như “thu nhỏ” vào niềm vui của con, của gia đình. Hôm nay, nhân dịp Ngày Của Mẹ, hãy dành một chút thời gian để quan tâm đến người phụ nữ đặc biệt này, nhất là giấc ngủ của họ. Vì sao lại thế?

Giấc ngủ của người phụ nữ luôn thay đổi theo thời gian. Thay đổi nồng độ hormone lúc mang thai hay bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh đều ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của các bà mẹ. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ và có nhiều khả năng bị ngưng thở lúc ngủ khi mang thai và mãn kinh.

Giấc ngủ chính là tiền đề của sức khỏe, một giấc ngủ kém khiến cơ thể của mẹ trở nên mệt mỏi, uể oải, tích tụ lâu dài có thể gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tâm lý trầm cảm, bức bối… Để hiểu rõ hơn hãy cùng tìm ngay dưới đây.

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Bạn đã bao giờ quan tâm đến việc mẹ có ngủ ngon không? 

1. Mẹ có thật sự ngủ ngon?

1.1. Mất ngủ vì mang thai

Bạn sẽ không ngờ rằng, khi mang thai mình, mẹ đã trải qua biết bao khổ sở. Khoảng 66 đến 94% phụ nữ mang thai cho biết có sự thay đổi giấc ngủ trong thời kỳ thai kỳ, giấc ngủ của người phụ nữ thay đổi theo thai kỳ như nhau:

Ở sáu tháng đầu thai kỳ sẽ có sự thay đổi hormone, bao gồm tăng nồng độ progesterone làm giảm đáng kể chất lượng giấc ngủ. Phụ nữ có xu hướng trở nên mệt mỏi hơn ban ngày và cảm thấy ngủ nhiều hơn.

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Phụ nữ mang thai có xu hướng buồn ngủ vào ban ngày 

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ thường có giấc ngủ kém chất lượng. Mang thai dẫn đến sự gia tăng giấc ngủ nông, giảm số lượng giấc ngủ sâu. Ngoài ra, mang thai còn khiến cho phụ nữ thức giấc vào ban đêm, khiến cho tổng thời gian ngủ bị giảm xuống. 

Bên cạnh đó, những triệu chứng mang thai chung như đau nhức cơ thể, chuột rút, hội chứng chân không yên, ợ nóng, mắc tiểu vào ban đêm… là nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ kém chất lượng trong giai đoạn cuối của thai kỳ. 

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Ở ba tháng cuối thai kỳ mẹ thường có giấc ngủ nông và kém chất lượng

Hơn nữa, sau khi sinh lịch ăn uống và ngủ nghỉ của bé có thể gây ra căng thẳng, thay đổi giờ sinh học của người mẹ. Điều này tạo ra những thách thức cho giấc ngủ cho các bà mẹ. Có nhiều phụ nữ rơi vào triệu chứng trầm cảm sau sinh, giấc ngủ của người mẹ bị gián đoạn nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến những rắc rối trong việc gắn kết hoặc chăm sóc em bé, thậm chí về hành vi hoặc cảm xúc đối với em bé.

1.2. Mất ngủ vì chăm con

Các mẹ sẽ rơi vào cảnh mất ngủ sau khi sinh con. Thế nhưng, thiếu ngủ đến tận 6 năm trời là con số khiến ai cũng giật mình. 

Theo khuyến nghị của các nhà nghiên cứu giấc ngủ, người lớn cần ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm để phục hồi. Thế nhưng, kể từ khi có con, việc ngủ đủ giấc dường như là một điều khá xa xỉ. Mẹ hay phải thức giấc giữa đêm, thậm chí là thức trắng mỗi đêm để trông con. 

Tất nhiên, ai cũng biết biết rằng các mẹ sẽ phải hy sinh giấc ngủ trong vài năm đầu sau sinh, khi con lớn hơn một chút thì các mẹ sẽ được ngon giấc. Tuy nhiên, sự thật không hề đơn giản như vậy. Giấc ngủ của mẹ sẽ trở nên kém chất lượng trong khoảng 6 năm sau khi đứa con ra đời – đó là kết quả nghiên cứu khảo sát chất lượng giấc ngủ của 4.659 cha mẹ từ năm 2008 đến 2015. 

Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy, trong 3 tháng đầu sinh con, các bà mẹ trung bình ngủ ít hơn 1 giờ so với trước đây. 6 năm sau sinh con, các bà mẹ sẽ ngủ ít hơn bình thường 20 phút. 

Lý giải cho điều này, trong những năm đầu, trẻ em thường quấy khóc vào giữa đêm. Lớn hơn một chút, trẻ có thể ngừng khóc vào ban đêm, nhưng sau đó lại gặp phải các vấn đề khác như gặp ác mộng, bị bệnh hoặc thức dậy sớm hơn mẹ. Có thể nói, để ta được lớn khôn khỏe mạnh, mẹ đã hy sinh giấc ngủ của mình trong nhiều năm liền.

1.3. Mất ngủ vì mãn kinh

Khi bắt đầu đã có tuổi, mẹ sẽ bị mất ngủ vì mãn kinh. Mãn kinh là thời kỳ chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt, thường xảy ra ở độ tuổi 40 hoặc 50 khi phụ nữ không có kinh nguyệt trong 12 tháng. Bước vào thời kỳ mãn kinh, các mẹ bị giảm giấc ngủ sâu và tăng thức giấc về đêm. Hơn nữa, sự thay đổi về nồng độ estrogen dẫn đến nóng bừng mặt, đổ mồ hôi ban đêm, nhức đầu và hồi hộp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. 

Hiện tượng nóng bừng mặt thường chỉ kéo dài trong một vài phút nhưng nó khiến cho các mẹ mất nhiều thời gian để trở lại giấc ngủ. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ và khiến cho phụ nữ trở nên mệt mỏi vào ban ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến tâm trạng những bà mẹ bị thay đổi. Khoảng 20% phụ nữ bị trầm cảm ở trong thời gian này.

Ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, việc suy giảm hormone progesterone làm tăng nguy cơ phát sinh ngưng thở lúc ngủ. Một con số khiến mọi người giật mình và quan tâm đến người mẹ của mình nhiều hơn, đó là ngưng thở lúc ngủ có thể xảy ra ở khoảng 47 đến 67% phụ nữ sau mãn kinh. Những triệu chứng này bao gồm ngáy, thở hổn hển, nghẹt thở trong khi ngủ và thường xuyên thức giấc vào ban đêm. 

Tìm hiểu thêm: Cách vệ sinh phòng ngủ khoa học – Đâu quá khó

Mẹ có thật sự ngủ ngon?
Phụ nữ sau mãn kinh có thể gặp một số hiện tượng như ngưng thở, nghẹt thở trong khi ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải

Dưới đây là một số cách để cải thiện giấc ngủ của phụ nữ mãn kinh:

  • Kiểm soát nhiệt độ ở trong phòng ngủ, sử dụng quạt hoặc khăn trải giường nhẹ;
  • Lưu ý không tắm hoặc tắm bồn nước nóng một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ;
  • Có một số loại thuốc kê theo toa hoặc không kê toa để điều trị những cơn nóng bừng mặt khi đi ngủ. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc này nhé.

4. Cùng VUA NỆM chăm sóc giấc ngủ cho các bà mẹ

Ở mọi độ tuổi, các mẹ đều gặp các vấn đề khác nhau về giấc ngủ. Bạn có thể thực hiện một số điều sau để mẹ được ngủ ngon hơn:

Hãy đảm bảo mẹ của mình đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Có như vậy, cơ thể họ mới khỏe khoắn, tinh thần trở nên thoải mái, tràn đầy năng lượng vào sáng hôm sau. 

Chia sẻ thường xuyên với họ. Giúp họ không bị căng thẳng, áp lực, suy nghĩ tiêu cực. Đồng thời, bạn có thể ngâm chân cho họ, pha trà thảo mộc, xông tinh dầu thư giãn…để mẹ có một giấc ngủ chất lượng hơn

Bên cạnh đó, hãy tạo một không gian ngủ thoải mái và êm ái. Bộ chăn ga gối nệm sạch sẽ, êm ái, không gây những vấn đề về hô hấp sẽ cải thiện đáng kể giấc ngủ của mẹ, nhất là phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Đặc biệt, tấm nệm hiện tại cần đảm bảo khả năng nâng đỡ cơ thể khi mẹ xoay, trở mình. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về sản phẩm giường ngủ chất lượng tốt để tặng cho “người phụ nữ đặc biệt”, ghé thăm ngay cửa hàng Bloggiamgia.edu.vn để nhận được sự tư vấn nhiệt thành nhất. 

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

Xây dựng một không gian ngủ thoáng đãng giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn

Ngoài ra, chúng ta nên quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của các mẹ nhiều hơn. Đối với nhiều phụ nữ, mất ngủ có thể liên quan đến triệu chứng trầm cảm. Lúc này, sự can thiệp của bác sĩ là rất cần thiết. Nếu được chẩn đoán bị rối loạn giấc ngủ thì điều quan trọng nhất là điều trị. Bởi rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể gây ra hoặc làm trở nặng các bệnh khác như tăng huyết áp, tim mạch.

Mẹ có thật sự ngủ ngon?

>>>>>Xem thêm: Gợi ý màu chăn ga gối cho người tuổi Mùi

Gặp bác sĩ để điều trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ là điều cần thiết

Trên đây là những thông tin về giấc ngủ của các bà mẹ mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng điều hữu ích này sẽ giúp bạn quan tâm đến giấc ngủ của họ thật chu đáo. Đó cũng là cách để chúng ta bày tỏ lòng thương yêu và lời cảm ơn đến người phụ nữ tuyệt vời này.

Tài liệu tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/chung-mat-ngu-o-phu-nu-tuoi-man-kinh/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *