Phụ nữ luôn bị lôi cuốn bởi sự xinh đẹp và lộng lẫy của những chiếc váy cưới. Để tạo nên một chiếc váy cưới hoàn hảo, công đoạn quan trọng nhất chính là lựa chọn chất liệu. Khi thử váy cưới, hầu hết các cô dâu cũng chú ý đến yếu tố này. Chất liệu phải tốt và phù hợp mới có thể tôn lên những nét đẹp của cô dâu. Vậy hiện nay trên thị trường có bao nhiêu loại vải may áo cưới và bạn nên chọn lựa loại nào cho bản thân? Theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.
Bạn đang đọc: Mách bạn TOP 10+ loại vải may áo cưới đẹp nhất hiện nay
Contents
1. Vải ren
Từ xa xưa, vải ren đã được sử dụng để may váy cưới. Người phương Tây rất ưa chuộng loại vải này và xem đây là một trong những biểu tượng của sự quyến rũ. Vải ren hiện nay có nhiều loại như ren mềm, cứng, chìm, hoa văn hoặc ren nổi. Không chỉ phong phú về chủng loại mà chất liệu tạo nên vải ren cũng khá đa dạng. Nhưng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến ren bằng cotton và lụa. Vì không quá mềm mại nên vải ren chỉ được dùng để tạo những nét chấm phá trên váy cưới.
2. Vải lụa
Nếu bạn là người yêu thích vẻ bề ngoài sang trọng thì những chiếc váy cưới bằng lụa sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng. Chất liệu lụa được tạo nên từ sợi tơ tằm hoàn toàn thiên nhiên và không gây kích ứng. Loại vải này có bề mặt mềm mịn và sáng bóng, khi di chuyển sẽ tạo nên sự thướt tha, ủy mị cho cô dâu. Tuy nhiên, khi mặc váy cưới bằng vải lụa, những khuyết điểm trên cơ thể bạn sẽ không được che đi. Vì vậy mà loại vải này khá kén người mặc.
3. Vải voan
Những tấm vải voan sở hữu bề mặt gần giống với vải lụa. Loại vải này còn có tên gọi khác là vải veil. Thông thường, vải voan sẽ được tạo thành từ 3 chất liệu chính là cotton, polyester và linen. Ưu điểm lớn nhất để người ta ưu tiên sử dụng vải voan may áo cưới chính là độ rũ của nó. Ngoài ra, loại vải này còn có tính xuyên thấu nên nếu chồng nhiều lớp lên nhau sẽ tạo hiệu ứng đặc sắc mà không gây phản cảm. Bên cạnh những ưu điểm thì vải voan cũng khiến nhiều cô dâu hoang mang vì nó rất mỏng và dễ bị rách.
4. Vải lưới
Vải lưới có cấu tạo và bề mặt giống hệt như tên gọi. Vì khoảng cách giữa các sợi khá lớn nên đây chính xác là loại vải thường xuất hiện trên những lớp phủ bên ngoài váy cưới. Trên thị trường hiện nay có hai loại vải lưới thường được sử dụng nhất là vải lưới polyester và vải lưới tuyn. Bạn sẽ tìm thấy chất liệu này nhiều nhất trên lúp che đầu của cô dâu. Tuy không có khả năng che phủ tốt nhưng đây sẽ là loại vải có thời gian sử dụng lâu dài.
5. Vải tafta
Không chỉ xuất hiện trên váy cưới mà vải tafta còn được sử dụng để tạo nên những bộ trang phục hàng ngày của các cô nàng. Chất liệu này có độ cứng vừa phải nên luôn giữ cho dáng áo cưới có độ phồng và lên form chuẩn. Ngoài ra, đây là loại vải không dễ bị nhăn và có tuổi thọ cao. Nếu tiệc cưới được tổ chức ngoài trời, tính bắt sáng của loại vải này sẽ khiến cô dâu nổi bật hơn.
6. Vải chiffon
Vải chiffon thường được dệt từ nhiều chất liệu cao cấp như lụa, rayon, polyester, cotton hay nylon. Những tấm vải chiffon có bề mặt khá thô nhưng vẫn giúp cho bộ váy cưới có độ rũ tự nhiên. Khi khoác lên mình bộ váy cưới làm từ chất liệu này, cô dâu sẽ không còn cảm thấy nặng nề mỗi khi di chuyển vì vải rất nhẹ. Nếu bạn là người theo đuổi phong cách công chúa thì hãy lựa chọn những chiếc váy cưới làm từ vải chiffon nhé!
7. Vải lụa phi bóng
Vải lụa phi bóng có bề mặt óng ánh và mềm mại nên tạo sự duyên dáng cho cô dâu. Tùy theo kiểu dáng thiết kế mà nó cũng có thể giúp cô dâu khoe khéo sự quyến rũ. Khi mặc váy cưới làm từ chất liệu này, điều đầu tiên khiến cô dâu hài lòng chính là sự thoải mái và thoáng khí. Vải lụa cũng rất nhẹ nên không gây khó khăn trong quá trình di chuyển. Tuy nhiên, loại vải này rất kén người mặc và nếu không khéo léo sẽ để lộ những khuyết điểm trên cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Gợi ý nhẫn phong thuỷ nam cho từng mệnh
8. Vải organza
Vải organza là cái tên còn khá mới mẻ với những ai không tìm hiểu quá chuyên sâu về thời trang. Tuy nhiên, đây là chất liệu mà nhiều nhà thiết kế lựa chọn để hiện thực hóa những bản vẽ váy cưới của mình. Mặc trên người chiếc váy cưới bằng vải organza, cô dâu sẽ di chuyển dễ dàng hơn dù thiết kế váy có nặng nề đến đâu. Tuy vậy, vẫn có một điểm mà loại vải này khiến người mặc không hài lòng là đôi khi sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy.
9. Vải tuyn
Vải tuyn luôn là chất liệu ưu tiên để tạo nên những mẫu áo cưới vô cùng xinh đẹp cho cô dâu trong ngày trọng đại. Chất liệu này có thành phần cấu tạo chính là sợi tơ lụa nên tạo sự mềm mại và bềnh bồng. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những chất liệu hiếm hoi sở hữu độ co giãn vượt trội mà không bị biến dạng. Để tăng thêm chiều sâu cho trang phục cưới, các nhà thiết kế thường kết hợp vải ren với vải tuyn.
10. Satin
Được dệt từ lụa và polyester, vải satin đã khiến các nhà thiết kế phải yêu thích ngay nhờ vào bề mặt mềm mịn. Không chỉ vậy, độ bóng mượt của tấm vải satin cũng chẳng kém cạnh gì khi so sánh với vải lụa chính thống. Mặc dù thế, giá thành của loại chất liệu này lại nằm ở mức khá hợp lý. Những cô dâu có thân hình mảnh mai và có gu thời trang tối giản có thể tham khảo váy cưới làm từ satin.
11. Velvet
Vải Velvet còn được biết đến với cái tên phổ biến hơn là vải nhung. Váy cưới may bằng vải nhung thường được ít người lựa chọn vì cho rằng nó không phù hợp. Tuy nhiên, sự thật là vải nhung nếu biết cách xử lý khéo léo vẫn mang đến nét đẹp độc đáo cho cô dâu trong ngày cưới. Cũng có một số cô dâu nói rằng họ không ưu tiên váy cưới vải nhung vì nó quá nặng và khiến họ khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra, khả năng thoát khí kém của chất liệu này khiến nó chỉ thích hợp với những khu vực có thời tiết mát mẻ.
12. Duchess Satin
Cũng sở hữu bề mặt bóng mịn và bắt sáng tốt, nhưng váy cưới vải Duchess Satin sẽ cứng cáp hơn so với vải Satin thông thường. Đây sẽ là chất liệu phù hợp cho những cô dâu mong muốn có một chiếc váy cưới vừa bóng nhưng cũng phải đảm bảo độ xòe cao.
13. Vải Mikado
Vải Mikado thuộc thế hệ chất liệu hiện đại và chưa thật sự phổ biến. Tuy nhiên, đây hứa hẹn sẽ là loại vải mang đến cho cô dâu những bộ cánh lộng lẫy nhất trong ngày cưới. Về cơ bản, vải Mikado được làm từ chất liệu lụa tự nhiên nhưng lại khá dày dặn. Nhờ vậy mà phần tùng váy cưới sẽ không bị rũ quá và vẫn giữ được form khi mặc lên người. Vải Mikado sẽ phù hợp với những kiểu váy cưới chữ A hoặc trumpet.
>>>>>Xem thêm: Ga tàu Hạ Long ở đâu? Review từ A- Z ga tàu Hạ Long nổi tiếng
Trên đây là danh sách những loại vải may áo cưới mà Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp được. Khi lựa chọn chất liệu váy cưới, bên cạnh vẻ đẹp bề ngoài của chúng, bạn cần phải lưu ý về độ thoải mái. Bởi lẽ nếu bạn không thoải mái thì trang phục cũng không giúp bạn tự tin và rạng rỡ trong ngày trọng đại.