Đối với những người đi làm, cụm từ lương cứng đã rất đỗi gần gũi và quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ lương cứng là gì, sự khác nhau giữa lương cứng và lương mềm, lương cơ bản hay lương vùng như thế nào? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu rõ những thông tin về các loại loại lương ở trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Lương cứng là gì? Cách phân biệt lương cứng, lương mềm, lương cơ bản và lương vùng
Contents
1. Lương cứng là gì? Cách tính lương cứng
1.1. Lương cứng là gì?
Lương cứng là khái niệm phổ biến sử dụng để chỉ số lượng mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo mức lương đã thoả thuận và quy định giữa hai bên ở trong hợp đồng lao động. Hiểu một cách đơn giản, lương cứng là mức lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận được khi làm công việc nào đó.
Hiện nay, mức lương này được các doanh nghiệp tính theo vị trí công việc, tính chất công việc cùng kinh nghiệm làm việc của người lao động. Hãy lưu ý rằng lương cứng không phải là mức lương tối thiểu vùng. Đôi khi những nhà tuyển dụng sẽ dựa vào mức lương tối thiểu vùng xây dựng mức lương cứng thấp nhất.
1. 2. Hướng dẫn cách tính lương cứng
Lương cứng bao gồm mức lương cơ bản cùng những khoản phụ cấp mà người lao động sẽ nhận được, bao gồm cả tiền xăng xe, ăn trưa, đồng phục… Cách tính như sau:
Lương cứng (lương tháng) = Lương thỏa thuận/số ngày làm việc ở trong tháng x số ngày công thực tế |
Vậy nên lương cứng mỗi tháng mà người lao động nhận được sẽ phụ thuộc vào số ngày đi làm thực tế. Những ngày nghỉ làm nếu không trừ vào những ngày nghỉ chế độ thì sẽ bị trừ lương.
Ví dụ cụ thể: Công ty A ký hợp đồng với A B mức lương thỏa thuận là 8.000.000vnđ/tháng, phụ cấp ăn trưa là 600.000vnđ/tháng, tiền xăng xe là 300.000vnđ/tháng.
Trong tháng 11/2020 có 23 ngày làm việc, nhưng anh B chỉ làm 21 ngày, vậy số lương cứng anh B nhận được là:
Lương tháng = (8.000.000 + 600.000 + 300.000vnđ)/23 x 21 = 8.126.000vnđ
2. Phân biệt lương cứng, lương mềm
Trong doanh nghiệp hiện nay có một khái niệm rất phổ biến là lương mềm. Theo định nghĩa, lương mềm là phần lương được tính theo hiệu quả công việc của người lao động, còn được gọi là lương KPIs.
Hiện nay, ngoài nhận được lương cứng, sẽ có những doanh nghiệp trả thêm phần lương mềm cho người lao động. Mức lương này không cố định theo hàng tháng mà chi trả theo hiệu suất công việc người lao động. Đối với những cơ quan Nhà nước, lương mềm được tính theo ngạch lương dành cho công chức, viên chức. Do đó mức lương mềm thường cao hơn mức lương cứng bình thường mà bạn nhận được.
Lương mềm thường tính theo cách sau:
Lương mềm = Lương cứng x Hệ số lương |
3. Phân biệt lương cứng, lương cơ bản
Lương cứng là khoản thu nhập mà người lao động sẽ nhận được mỗi tháng từ người sử dụng lao động theo mức lương được thoả thuận trong hợp đồng lao động. Trong khi đó, lương cơ bản là mức lương thấp nhất người lao động nhận được khi làm việc tại một cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó.
Lương cơ bản thường không bao gồm những khoản phúc lợi, tiền thưởng hay khoản bổ sung khác. Do đó, lương cơ bản sẽ không phải là tiền thực nhận của người lao động. Ta hiểu rằng đây là mức lương thấp hơn rất nhiều so với lương cứng. Mức lương này được dùng để làm căn cứ tính khoản bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách pha màu xanh ngọc đẹp, đúng tone nhất
Lương cơ bản tính như sau:
*Đối với những cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Mức lương cơ bản chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương |
Vào năm 2023, mức lương cơ sở có sự điều chỉnh tại thời điểm 01/7/2023, nên mức lương cơ bản cũng sẽ được điều chỉnh tăng:
Trước 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,49 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
* Đối với người lao động làm việc theo thoả thuận hợp đồng lao đồng cho doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp xác định theo thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định Chính Phủ. Vậy nên lương cơ bản có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
4. Phân biệt lương cứng và lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng chính là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống và làm việc. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng sẽ không bao gồm những khoản phụ cấp lương cùng khoản lương bổ sung theo quy định.
Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng/giờ.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng/giờ.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng/giờ.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng/giờ.
>>>>>Xem thêm: Sinh năm 1971 mệnh gì? Tuổi Tân Hợi hợp màu gì? Kỵ màu gì? Sự nghiệp, tính cách và tình duyên
Bên cạnh đó, khi xây dựng lương vùng, người sử dụng lao động cần đảm bảo những điều kiện sau:
- Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo để làm công việc cơ bản nhất
- Đối với công việc hoặc chức danh lao động trong điều kiện độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm thì mức lương cao hơn ít nhất 5%. Những công việc có điều kiện lao động đặc biệt nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại thì mức lương phải cao hơn ít nhất 7%. Tất cả so sánh với mức lương công việc, chức danh làm việc ở điều kiện bình thường.
- Đồng thời, cần cao hơn ít nhất 7% đối với mức lương tối thiểu vùng với người lao động đã qua học, đào tạo nghề.
Ngoài ra, người sử dụng lao động hoạt động ở trên địa bàn thuộc vùng nào sẽ áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Đối với những đơn vị, chi nhánh hoạt động trên địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó. Đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm ở trên địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
Trên đây là những thông tin về lương cứng là gì, cách phân biệt lương cứng, lương mềm, lương cơ bản, lương vùng mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng sau bài viết này sẽ giúp bạn biết cách tính lương và giúp bạn có lợi thế trong việc đàm phán mức lương sau này.
>>>Đọc thêm: Lương net là gì? Một số lưu ý cần nắm khi nhận lương net