Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

Rate this post

Xe bus vốn được yêu thích bởi sự tiết kiệm, nhanh chóng, an toàn, đây luôn là phương tiện di chuyển ưu tiên hàng đầu của bộ phận người dân, đặc biệt là sinh viên chưa có xe đi lại. Đối với tân sinh viên lần đầu mới đi xe bus sẽ không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ khi sử dụng phương tiện này. Ở trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mách bạn kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đầy đủ, chi tiết, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

1. Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên

1.1. Nắm rõ mạng lưới tuyến xe bus hoạt động

Xe bus là phương tiện giao thông công cộng chạy theo một tuyến đường đã định sẵn từ trước, bạn cần nắm rõ tuyến xe bus mình muốn đi để có thể đến đúng địa điểm mà mình cần. 

Ở những nhà sách hiện nay đều có bán bản đồ về những tuyến xe buýt ở trong thành phố (chỉ rõ tuyến số mấy, đi từ đâu đến đâu). Do đó nếu thường xuyên sử dụng xe bus, hãy mua bản đồ để nghiên cứu xem mình sẽ đi tuyến xe nào, đón trạm nào, dừng ở trạm nào và có cần sang xe không. Đơn giản hơn, bạn cũng có thể tra google hoặc hỏi thăm bạn bè hay gọi tổng đài xe bus để biết chính xác nhất. 

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

Bỏ túi kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên

1.2. Tìm hiểu rõ lộ trình của những tuyến xe bus

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên là nắm rõ lộ trình di chuyển của từng tuyến xe, tại những điểm dừng của xe buýt sẽ có bảng chỉ dẫn, bạn nên xem kỹ lộ trình của chuyến xe này tại những bạn chỉ dẫn để có thể lên xuống xe bus thuận lợi nhất. 

Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều ứng dụng giúp bạn theo dõi lộ trình di chuyển của những tuyến bus như BusMap, tìm buýt, Go!Bus… để tiện lợi hơn, bạn hãy tải ứng dụng này về điện thoại để theo dõi lộ trình của từng tuyến xe bus. 

1.3. Theo dõi thời gian xe chạy

Trước khi đi ra xe bus, bạn cần kiểm tra xem thời gian mà tuyến xe bus đến bến gần nhất với bạn. Sau đó, hãy chủ động ra bến trước từ khoảng 3 đến 4 phút để tránh việc xe đến sớm hơn thời gian dự định. Nếu ra muộn hơn so với thời gian xe đến thì có thể bạn sẽ phải chờ chuyến sau làm tốn nhiều thời gian. Khi thấy xe từ phía xa, bạn cần bắt buộc ngoắc lại xe lại, bởi nếu đến gần mới ngoắc, có thể tài xế không kịp thắng mà sẽ chạy vụt qua luôn. 

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

Bạn cần theo dõi thời gian xe chạy trước khi ra trạm

1.4. Vé xe tháng là tiết kiệm nhất

Nếu bạn thường xuyên đi lại bằng xe bus, hãy lựa chọn mua vé liên tuyến để có thể đi bất kỳ tuyến xe bus nào và đi bao nhiêu lần cũng được ở trong một tháng. Khi mua vé xe tháng, bạn cũng có thể xin bảng giờ chạy xe để lựa chọn tuyến xe có thời gian đi lại phù hợp.

1.5. Chuẩn bị tiền lẻ trước khi đi xe bus

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên là luôn chuẩn bị tiền lẻ trong người để việc thanh toán vé xe được thuận lợi, nhanh chóng hơn. Khi đã có thẻ sinh viên, đừng quên đeo thẻ trước ngực để cô chú tài xế, phụ xe dễ dàng kiểm tra và thu tiền xe bus của bạn. Nếu trên xe không có nhân viên thu vé, bạn chỉ cần bỏ tiền vào thùng và tự xé vé. Sau khi lên xe đưa tiền xong, bạn nên nhanh chóng ổn định chỗ ngồi và đi vào phía trong xe. Đừng đứng ngay kế bên cửa có thể cản đường người khác, vừa dễ bị móc túi. 

Tìm hiểu thêm: Ghé thăm Ga Hà Nội, điểm kiến trúc độc đáo không thể bỏ qua

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian
Hành khách nên chuẩn bị tiền lẻ trước khi đi xe buýt

1.6. Xuống xe bus ngay khi đường bị kẹt xe

Nếu đang ngồi trên xe bus nhưng thấy kẹt xe lớn quá nhiều thì hãy lập tức xuống xe và đi bộ qua khỏi chỗ kẹt rồi đón xe khác để tiếp tục đi. Bạn nên đi bộ thêm đến ngã tư hoặc ngã ba để dễ đón được xe hơn thay vì đứng chờ ở trạm ít xe qua lại, điều này giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian để đến được trạm đích mong muốn. 

1.7. Nên chủ động xuống xe khi đi tới trạm

Khi gần đến trạm, bạn cần len ra cửa, bấm chuông và nói lớn cho tiếp viên là bạn muốn ghé trạm. Nếu không chủ động, có thể bác tài sẽ không biết mà đi “lố trạm” khiến bạn vòng lại rất là xa. 

1.8. Bảo quản tư trang và tài sản cẩn thận

Một vấn nạn khiến nhiều người quan ngại nhất khi đi xe bus chính là móc túi, do đó bạn cần phải đề cao cảnh giác bảo vệ tài sản của mình như balo đeo trước ngực, túi xách đặt phía trước để dễ dàng quan sát. Đặc biệt, bạn nên cẩn thận khi xe bus quá đông người và phải đứng vịn lan can, hay lúc lên xuống trạm. 

1.9. Quy định về số lượng đồ được mang lên xe bus

Theo quy định Bộ Giao thông Vận tải hành khách khi đi lại bằng xe bus sẽ không được mang theo hành lý xách tay nặng quá 10kg, kích thước không quá 30x40x60cm. Nếu đem quá số lượng, hãy chủ động thông báo với tiếp viên và mua thêm vé xe. 

2. Những điều tân sinh viên không nên làm ở trên xe bus

Xe bus vốn là phương tiện giao thông công cộng được nhiều người sử dụng, do đó khi lên xe, để tránh làm phiền đến người bên cạnh, bạn nên:

  • Tuyệt đối không ăn, vứt rác bừa bãi ở trên xe
  • Không nói tục và chửi bậy, hút thuốc ở trên xe.
  • Không nên gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến những người xung quanh như nghe nhạc, nói chuyện to, cười đùa, chạy nhảy… ở trên xe. 
  • Không gác chân lên ghế hay nằm dài ở trên băng ghế bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến những hành khác
  • Hãy nhờ một nguyên tắc khi đi xe bus là “lên bằng cửa trước và xuống bằng cửa sau”. Khi xuống xe và lên xe không được chen lấn, xô đẩy người đi về phía trước gây nguy hiểm, rối loạn chuyến xe.
  • Hành khách nên quan sát khi xuống xe, không nên bất ngờ nhảy xuống khi xe chưa dừng hẳn, đây là hành động rất nguy hiểm.
  • Thể hiện sự văn minh khi đi xe bus bằng việc không tranh giành ghế với người già, người bị khuyết tật, phụ nữ mang thai và trẻ em. 
  • Tránh đứng ngay ở bên cạnh cửa lên xuống gây cản trở đường đi. 

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

Những điều không nên làm khi ngồi trên xe bus dành cho tân sinh viên

>>>Đừng bỏ lỡ: Bật mí cách quản lý tài chính cho tân sinh viên thiết thực và hữu ích nhất

3. Hướng dẫn phòng tránh say xe khi đi xe bus

Đi xe bus bị say xe luôn là sự ám ảnh đối với nhiều người, nhất là những bạn tân sinh viên mới bắt đầu sử dụng phương tiện này. Dưới đây là mẹo giúp bạn hạn chế khi đi xe bus: 

  • Mùi xe là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng say xe, buồn nôn. Bạn nên chọn vị trí ngồi thoáng mát, sạch sẽ. Từ đó làm giảm nhẹ những triệu chứng say xe. 
  • Khi di chuyển vào buổi tối hoặc không được ngồi gần cửa sổ, bạn có thể chợp mắt ngủ một chút, điều này giúp cải thiện tình trạng say xe hiệu quả. 
  • Hãy ăn no trước khi lên xe bus, để bụng đói có thể khiến bạn bị tụt huyết áp dẫn đến say xe.
  • Bạn nên hạn chế dùng điện thoại, đọc sách khi ngồi trên xe bus, bởi có thể gây chóng mặt, cơ thể nôn nao và say xe nặng hơn. 
  • Với những chuyến đi ngắn, bạn có thể thử nhìn ra cửa sổ về thẳng phía chân trời, điều này giúp não bộ cảm thấy thăng bằng, giảm bớt cảm giác chóng mặt khi đi xe. 
  • Nếu chỉ bị say xe nhẹ, bạn có thể nhai kẹo cao su, ăn những món ăn vặt, không có mùi trong quá trình di chuyển trên xe.
  • Bạn cần tránh những món khó tiêu khi lên xe như đồ chiên rán, đồ chua… bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày, gây tình trạng khó tiêu, đầy hơi, khiến bạn dễ say xe, cơ thể khó chịu, buồn nôn hơn. 
  • Di chuyển bằng xe bus nhiều lần sẽ giúp cơ thể dần thích nghi, nhờ vậy tình trạng say xe cũng được cải thiện hơn. 

Kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian

>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa tên Oanh là gì? Gợi ý chọn tên đệm thật hay, ý nghĩa kết hợp với Oanh

Kinh nghiệm phòng tránh say xe khi ngồi xe bus

Trên đây là những thông tin hữu ích về kinh nghiệm đi xe bus dành cho tân sinh viên mà Bloggiamgia.edu.vn muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trước khi sử dụng phương tiện này. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *