Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta đã được dạy là phải biết khiêm tốn. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao chúng ta cần rèn luyện đức tính khiêm tốn? Cùng lắng nghe những giải đáp sau đây của Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Bạn đang đọc: Khiêm tốn là gì? Những biểu hiện thường thấy ở người khiêm tốn
Contents
- 1 1. Khiêm tốn là gì?
- 2 2. Ý nghĩa của tính khiêm tốn
- 3 3. Biểu hiện của sống khiêm tốn
- 3.1 3.1. Biết lắng nghe và thấu hiểu
- 3.2 3.2. Khả năng đưa ra các quyết định khó khăn một cách dễ dàng
- 3.3 3.3. Luôn giúp đỡ người khác
- 3.4 3.4. Không ngừng học hỏi
- 3.5 3.5. Có lòng biết ơn
- 3.6 3.6. Không so sánh
- 3.7 3.7. Biết cách duy trì quan hệ
- 3.8 3.8. Sống có trách nhiệm
- 3.9 3.9. Nhận ra khuyết điểm của mình
- 3.10 3.10. Biết bao dung
- 4 4. Lý do bạn cần rèn luyện tính khiêm tốn
- 5 5. Làm sao để rèn dũa đức tính khiêm tốn?
1. Khiêm tốn là gì?
Khiêm tốn được đánh giá là một trong những phẩm chất đẹp nhất mà con người nên sở hữu. Một người khiêm tốn sẽ nhìn nhận đúng năng lực của mình để không khoa trương, kiêu ngạo hay tự phụ. Thông qua cử chỉ và lời nói của một người, ta có thể biết được họ có thật sự là người khiêm tốn hay không.
Tuy nhiên, khi định nghĩa khiêm tốn là gì, bạn đừng hiểu lầm rằng khiêm tốn là mặc cảm, tự ti. Nó chỉ đơn giản là loại bỏ những phẩm chất không tốt như tự mãn, kiêu căng, xem thường người khác. Người khiêm tốn luôn hiểu rõ bản thân mình, họ không ngừng học hỏi và cầu tiến. Bên cạnh đó, họ cũng điềm tĩnh, lịch sự và không kém phần thân thiện khi gặp gỡ những người xung quanh.
2. Ý nghĩa của tính khiêm tốn
Khiêm tốn chưa bao giờ được xem là thừa. Đức tính tốt đẹp này sẽ giúp bạn hòa đồng nhanh chóng, được người xung quanh yêu mến. Đồng thời, tránh xa những kiêu căng, tự cao tự đại. Những ý nghĩa của đức tính khiêm tốn đó là:
- Trong mọi việc luôn cố gắng đến cùng, không cố chấp, khoe khoang, dành cả tâm huyết nên dễ dàng đi đến thành công.
- Ghi nhận sự giúp đỡ của người xung quanh bằng cả lòng thành kính nên sẽ nhận lại được những thật lòng.
- Tôn trọng, tiếp thu từ những người giỏi hơn. Đồng thời, nhường nhịn, chia sẻ với những người kém hơn. Từ đó, nhận được sự yêu mến và quý trọng của người xung quanh.
- Chăm chỉ, không ngừng học hỏi, cầu thị sự hiểu biết, mà không thể hiện bản thân sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức và sự kính trọng của mọi người.
- Hoàn thành tốt công việc vì đó là thước đo giá trị của bản thân, chứ không vì sự thỏa mãn, thể hiện hay lợi ích cá nhân.
3. Biểu hiện của sống khiêm tốn
Một số biểu hiện của đức tính khiêm tốn mà bạn có thể noi theo phải kể đến như:
3.1. Biết lắng nghe và thấu hiểu
Người khiêm tốn luôn biết chú ý lắng nghe ý kiến của người xung quanh. Điều này sẽ giúp mọi người cảm nhận được sự quan tâm, thấu hiểu, cũng như mong muốn mang đến những điều tốt nhất cho họ. Dẫu vậy, bạn không cần phải làm theo tất cả những ý kiến của người xung quanh một cách vô điều kiện.
Hãy thực sự lắng nghe những gì người khác nói, dẫu cho rằng có thể bạn không thể hiểu hết tất cả. Thế nhưng, việc lắng nghe không ít thì nhiều cũng giúp bạn có thêm kiến thức và biết đâu còn giải được những vấn đề mà trước đó bạn chưa thật sự hiểu rõ thì sao.
3.2. Khả năng đưa ra các quyết định khó khăn một cách dễ dàng
Thông thường, những người khiêm tốn luôn có thói quen đặt lợi ích của người khác lên trên cả họ. Do đó, khi đứng trước những vấn đề nan giải, họ sẽ tôn trọng ranh giới luân lý và đạo đức chi phối mà đưa ra quyết định.
Biểu hiện rõ ràng nhất của việc này đó là khi đứng trước một vấn đề khó khăn, những người khiêm tốn thường dựa trên ý thức về mục đích chung để lựa chọn thay vì tư lợi cá nhân.
3.3. Luôn giúp đỡ người khác
Người khiêm tốn luôn giúp đỡ người khác, và cho đi bằng cả tấm lòng mình. Có như vậy, con người mới kết nối nhanh chóng với nhau. Nếu con người biết cách giúp đỡ nhau thay vì luôn đứng ngoài cuộc hay “chuyện đó không liên quan đến mình” thì cuộc sống này chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
3.4. Không ngừng học hỏi
Học tập không ngừng nghỉ và luôn nhìn thấy ưu điểm của người khác là biểu hiện thường thấy của những người khiêm tốn. Không chỉ vậy, họ còn là người biết bản thân mình ở đâu, từ đó, học tập, rèn luyện chăm chỉ để không ngừng tiến xa trong tương lai.
Những người khiêm tốn không chỉ có thể kiểm soát được hành vi của bản thân, mà còn biết cách tự nhìn nhận chính mình. Họ sống với lập trường rõ ràng, biết mình còn thiếu sót những gì và có kế hoạch trau dồi để trở nên phát triển hơn nữa.
3.5. Có lòng biết ơn
Người khiêm tốn biết rõ bản thân mình có những gì và người xung quanh đã cho họ những gì. Họ luôn trân quý và biết ơn sâu sắc mọi điều mà mọi người giúp đỡ, dù là chuyện lớn hay chuyện nhỏ. Nhờ đó, người khiêm tốn mới có thêm nhiều bài học quý giá, sau này rút kinh nghiệm trong cuộc sống từ những lần vấp ngã.
Tìm hiểu thêm: Chú Đại Bi là gì? Chú Đại Bi 7 biến tiếng Phạn, Việt dễ thuộc nhất
3.6. Không so sánh
Muốn biết biểu hiện của một người khiêm tốn là gì, hãy quan sát cách anh ta đánh giá chính mình. Con người chúng ta thường mắc phải một sai lầm khá phổ biến là thích so sánh bản thân mình với người khác. Tuy nhiên, người khiêm tốn sẽ không như vậy.
Thay vì cứ phải so đo hơn thua, họ chọn cách tiến bộ qua thời gian. Trước những đánh giá khen ngợi từ người khác, họ đón nhận một cách tích cực nhưng không hề kiêu ngạo.
3.7. Biết cách duy trì quan hệ
Một người khiêm tốn sẽ biết làm thế nào để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Họ luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người đang gặp khó khăn, họ cởi mở trong tâm hồn và trí tuệ. Mặt khác, họ cũng trang bị một thái độ đúng đắn và luôn đem lại sự hài lòng cho người khác.
3.8. Sống có trách nhiệm
Một dấu hiệu khác của người khiêm tốn là họ có trách nhiệm với bất cứ mọi việc mình làm. Khi gặp sự cố, họ không trốn tránh mà thẳng thắn thừa nhận sai lầm của mình. Họ xem những sai lầm đó là bài học để bản thân tiến bộ và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho tương lai.
3.9. Nhận ra khuyết điểm của mình
Một người khiêm tốn khi nhận xét về bản thân sẽ có thái độ chừng mực. Do đó, họ biết bản thân vẫn còn thiếu sót điều gì và biến nó thành động lực để hoàn thiện bản thân hơn
3.10. Biết bao dung
Cuối cùng, người khiêm tốn sẽ không để bụng hay chấp vặt về lời nói, hành động của người khác. Chỉ cần đối phương biết sửa sai, họ luôn sẵn sàng bao dung trước mọi lỗi lầm. Mặt khác, họ luôn mong muốn đối phương được hạnh phúc, an yên.
4. Lý do bạn cần rèn luyện tính khiêm tốn
Vậy, lý do chúng ta nên rèn luyện tính khiêm tốn là gì? Đức tính khiêm tốn mang lại cho con người nhiều ý nghĩa như:
- Giúp ta được nhiều người yêu quý, phát triển các mối quan hệ một cách tốt đẹp.
- Nhận được sự tín nhiệm, tôn trọng từ người khác và có nhiều cơ hội để phát triển bản thân.
- Giúp ta mở mang hơn vốn hiểu biết và mở rộng các mối quan hệ.
- Gặt hái nhiều thành công vì thấu hiểu giá trị của bản thân mình, biết đâu là môi trường để mình tỏa sáng.
5. Làm sao để rèn dũa đức tính khiêm tốn?
Hiểu được ý nghĩa và giá trị của khiêm tốn, hẳn nhiều người sẽ bắt đầu chú trọng hơn đến đức tính này. Cụ thể, để rèn luyện tính khiêm tốn bạn cần:
- Duy trì thái độ sống tốt; tôn trọng, bao dung trong quan niệm sống, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hoá,… của người khác.
- Thể hiện sự biết ơn dành cho mọi người và có thái độ trân trọng.
- Bày tỏ thái độ thành kính, luôn lắng nghe người khác.
- Tiếp nhận ý kiến, đóng góp của người khác dành cho bản thân và chắt lọc, sửa chữa để ngày càng hoàn thiện hơn.
- Chịu trách nhiệm trước sai lầm và tìm cách khắc phục.
- Không đánh giá bản thân quá cao và dìm người khác xuống.
>>>>>Xem thêm: 17/5 là ngày gì? IDAHO là gì?
Trên đây là trả lời những câu hỏi về khiêm tốn là gì cũng như cách để bản thân khiêm tốn hơn. Qua bài viết, Bloggiamgia.edu.vn hy vọng rằng bạn đọc cũng rèn luyện cho mình tính khiêm tốn để nhận về nhiều thành công cả trong công việc lẫn cuộc sống nhé!