Có nhiều loại inox khác nhau và mỗi loại có thành phần và đặc tính riêng. Bên cạnh inox 304 được sử dụng phổ biến nhất, thì inox 201 cũng được xem là loại inox “quốc dân”. Inox 201 có đặc tính gần tương đồng với inox 304 nhưng lại có giá thành rẻ hơn nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực. Vậy inox 201 là gì, những đặc điểm và ứng dụng của loại inox này ra sao, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Inox 201 là gì? Đặc điểm và ứng dụng của inox 201
Contents
1. Inox 201 là gì?
Inox hay còn gọi là thép không gỉ, là một trong những vật liệu quen thuộc trong ngành kim khí, chế tạo. Có rất nhiều loại inox khác nhau, tùy thuộc vào thành phần hóa học mà chúng có độ cứng, độ bền, độ dẻo, khả năng chống ăn mòn khác nhau. Ngoài ra, một số loại inox có từ tính, trong khi những loại khác thì không. Các loại thép không gỉ khác nhau cũng có mức giá khác nhau.
Đối với inox 201, đây là loại thép không gỉ được tạo thành từ khoảng 16% crom và 5% niken. Thép không gỉ 201 được sản xuất nhằm thay thế cho thép 304 trước tình trạng khan hiếm niken khiến giá của inox 304 tăng vọt. Nhìn chung, thép không gỉ 201 là một loại thép không gỉ austenit thuộc dòng 200, được đặc trưng bởi hàm lượng niken thấp.
Trong thành phần của inox 201, mangan và nitơ được thay thế một phần cho niken. Cụ thể, hàm lượng mangan dao động trong khoảng 5,5 – 7,5%. Hàm lượng nitơ trong thép không gỉ 201 là 0,25%, carbon 0,15%, crom từ 16 – 18% và niken chỉ từ 2,5 – 5,5%.
Inox 201 có khả năng chống ăn mòn và khả năng định hình, gia công tương đương với inox 304. Vì vậy, nó trở thành một giải pháp thay thế có chi phí thấp hơn các loại inox austenit (dòng inox chứa nhiều niken) như inox 304.
2. Những đặc điểm của inox 201
2.1. Khả năng tạo hình của inox 201
Một ưu điểm khác của việc sử dụng thép không gỉ 201 là nó có thể dễ dàng chế tạo thành nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Vì inox 201 có thành phần chủ yếu là kim loại sắt, crom và chứa một lượng nhỏ mangan, niken, crom, silicon, nitơ, đồng.
Do hàm lượng carbon và các kim loại khác thấp, nên inox 201 có khả năng gia công, tạo hình cao hơn các loại inox 300. Người ta có thể khắc, gia công inox 201 thành những hình dáng khác nhau và có tính thẩm mỹ, giá trị trang trí cao.
2.2. Inox 201 chống ăn mòn tốt
Thép không gỉ 201 có khả năng chống ăn mòn tốt do hàm lượng crom cao (từ 16 – 18%) và hàm lượng carbon thấp. Nó cũng có khả năng chống oxy hóa cao, phù hợp với môi trường ẩm ướt hoặc axit.
Hơn nữa, hợp kim kim loại này cũng có khả năng định hình và hàn nối tốt, gia công dễ dàng. Những yếu tố này khiến inox 201 trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng và lĩnh vực yêu cầu khả năng chống ăn mòn và độ bền cao.
2.3. Độ cứng của inox 201
Độ cứng của inox 201 thường nằm trong khoảng từ 80 đến 90 trên thang Rockwell (HRC) – một hệ thống đo tiêu chuẩn cho vật liệu. Nói chung, inox 201 mềm hơn các loại thép không gỉ khác như loại inox 304 và inox 316. Tuy nhiên, người ta có thể làm tăng độ cứng của inox 201 bằng bằng cách xử lý nhiệt hoặc làm cứng bằng gia công nguội.
2.4. Khả năng hàn của inox 201
Inox 201 có khả năng hàn tốt nhờ hàm lượng carbon thấp. Nó có thể hàn dễ dàng bằng các phương pháp hàn điện, bao gồm hàn nhiều pha và hàn điểm. Hàm lượng carbon thấp của thép inox 201 cũng giúp giảm lượng kết tủa cacbua trong quá trình hàn, tăng khả năng chống nứt tốt hơn sau khi nguội.
2.5. Chi phí thấp
Một trong những đặc điểm nổi bật khác của inox 201 là giá thành rẻ so với các loại khác. Vì hàm lượng niken – một loại nguyên tố có giá thành cao.
Inox 201 được sản xuất ra nhằm hạn chế sử dụng niken, đẩy giá các sản phẩm làm từ inox 201 sẽ thấp hơn so với các loại inox có hàm lượng niken cao như inox 304. Do đó, sử dụng thép không gỉ 201 giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng.
3. Những ứng dụng của inox 201 là gì?
Thép không gỉ 201 là một vật liệu linh hoạt có nhiều ứng dụng khác nhau. Nó thường được sử dụng trong những môi trường yêu cầu khả năng chống ăn mòn cao và giúp tiết kiệm chi phí tốt. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của inox 201:
- Thiết bị nhà bếp: Inox 201 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các nhà bếp, do độ bền cao và dễ dàng vệ sinh. Một số loại thiết bị, vật dụng nhà bếp làm bằng inox 201 như: bồn rửa, tủ lạnh, máy rửa chén bát, các loại xoong nồi, chảo, thố đựng, hộp đựng đồ ăn, dao kéo, các loại bếp gas…
- Linh kiện ô tô: Nhiều bộ phận ô tô như hệ thống ống xả, chi tiết trang trí và phụ kiện, linh kiện nhỏ được làm từ thép không gỉ 201 vì khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt và bền bỉ.
- Sử dụng trong xây dựng: Độ bền và đặc tính chống ăn mòn khiến thép không gỉ 201 trở thành vật liệu lý tưởng để sử dụng trong các kết cấu xây dựng như cầu thang, tay vịn và khung nhà, mái nhà, các nhà xưởng, kho hàng..
- Dụng cụ y tế: Inox 201 từ lâu đã trở thành vật liệu được sử dụng làm dụng cụ phẫu thuật do tính trơ về mặt hóa học, giúp ngăn ngừa phản ứng với chất dịch cơ thể hoặc thuốc. Ngoài ra, nó cũng được dùng làm các loại khay đựng, hộp đựng thuốc, thiết bị, dụng cụ y tế, các loại tủ đồ, giường bệnh…
- Đồ trang sức, nội thất, trang trí: Độ sáng bóng và độ bền cao, chống rỉ sét, dễ lau chùi làm sạch và đánh bóng của thép không gỉ 201 khiến nó rất được ưa chuộng để sử dụng cho sản xuất đồ trang sức, các loại đồ dùng trang trí, đồ nội thất.
Tìm hiểu thêm: Cách đeo lens và cách tháo lens đơn giản cho người mới bắt đầu
4. So sánh inox 201 và inox 304
Chúng ta thường nhầm lẫn inox 201 và inox 304 vì vẻ ngoài tương tự nhau. Tuy nhiên, thực chất thì chúng có nhiều điểm khác biệt cơ bản. Vậy điểm khác nhau giữa inox 302 và inox 201 là gì?
4.1. Về thành phần hóa học
Thép không gỉ 201 chứa 16% crom và 5% niken. Trong khi đó thép không gỉ 304 chứa 18% crom và 9% niken theo tiêu chuẩn. So sánh, hàm lượng niken và crom trong 304 cao hơn 201, nên khả năng chống gỉ của inox 304 tốt hơn nhiều so với inox 201. Tuy nhiên, do 304 chứa nhiều niken và crom hơn, nên giá inox 304 đắt hơn nhiều so với năm 201.
4.2. Màu sắc của inox 201 và 304
Inox 201 chứa nhiều mangan hơn inox 304. Từ màu sắc bề mặt vật liệu, inox 201 chứa nhiều nguyên tố mangan hơn nên màu bề mặt đậm hơn inox 304. Còn thép 304 nên sáng và trắng hơn các loại inox 201.
4.3. Khả năng chống ăn mòn
Do hàm lượng nguyên tố niken khác nhau nên khả năng chống ăn mòn của 201 không tốt bằng 304. Hơn nữa, hàm lượng carbon của 201 cao hơn 304, nên inox 201 cứng hơn và giòn hơn. Nếu dùng vật cứng cọ xát lên trên bề mặt 201, nhìn chung sẽ có hiện tượng xuất hiện vết xước rõ ràng, với inox 304 thì gần như không nhìn thấy vết xước.
4.4. Giá thành của inox 201 và inox 304
Do tính dễ uốn, giòn và có thể dễ bị trầy xước, chống ăn mòn không tốt như inox 304, nên inox 201 có thể cần được bảo trì hoặc mua mới thường xuyên hơn loại 304.
Tuy nhiên, khi nói đến giá thành, thép không gỉ 201 có chi phí sản xuất rẻ hơn nên có giá thấp hơn so với các loại inox cao cấp như inox 304. Có nghĩa là người dùng sẽ tiết kiệm được khoản chi phí ban đầu khi mua để bù đắp việc bảo trì, mua mới sản phẩm liên tục.
Sau khi so sánh inox 201 và inox 304, nhiều người hẳn sẽ băn khoăn nên lựa chọn loại nào tốt hơn. Thực tế cả hai loại đều tốt và có những ưu điểm riêng. Điều quan trọng là chúng ta cần lựa chọn được loại thép phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vật liệu có độ bền vượt trội, không cần bảo trì và mua mới nhiều thì việc đầu tư vào vật liệu chất lượng cao hơn như loại 304 sẽ tiết kiệm chi phí về lâu dài tốt hơn. Ngược lại, nếu bạn đang cần tiết kiệm chi phí và nhu cầu sử dụng ngắn hạn thì inox 201 có thể là lựa chọn tốt, vì khoản đầu tư ban đầu thấp hơn so với thép không gỉ 304.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu inox 201 là gì và những đặc tính, ứng dụng của nó. Thép không gỉ 201 ngày càng trở nên phổ biến trong những năm gần đây nhờ những đặc tính và ưu điểm nổi bật của nó. Loại inox này có khả năng chống ăn mòn tốt, có thể dễ dàng chế tạo thành nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau.
>>>>>Xem thêm: Block là gì? Hướng dẫn block bạn bè trên Facebook đầy đủ và chi tiết nhất
Bề mặt sáng bóng, trơn mịn của inox 201 cũng khiến loại vật liệu này thích hợp để ứng dụng trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc, trang trí, nội thất và gia dụng, nhà bếp. Khi so sánh với inox 304, loại inox 201 này sẽ có những hạn chế nhất định. Vì vậy, người dùng có thể cân nhắc về nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại inox phù hợp.