Giặt giày bằng máy giặt hay được nhắc tới bởi những tín đồ thời trang trên toàn thế giới. Họ luôn có nhiều băn khoăn như liệu máy giặt có làm hỏng đôi giày cưng, những hạn chế nào khi giặt như vậy và cũng rất muốn bỏ túi vài mẹo nhỏ khi giặt giày ngay tại nhà bằng máy giặt.
Bạn đang đọc: Giặt giày bằng máy giặt và kinh nghiệm cần bỏ túi ngay
Contents
1. Giặt giày bằng máy giặt có tốt không?
Trên thực tế, không phải bất cứ đôi giày nào cũng có thể cho vào máy giặt vệ sinh được. Chủ nhân đôi giày phải biết nó thuộc chất liệu nào rồi chọn cách làm sạch phù hợp.
Những chất liệu khó tính khi giặt giày bằng máy giặt có thể kể đến như da lộn, da động vật, vải lụa, sản phẩm đính đá hay hoa văn. Nhưng đó không phải là tất cả, chúng ta có thể giặt giày bằng máy giặt với chất liệu như cotton, vải dù, PVC, PU,…
Sở hữu một đôi giày giá trị đã khó, bảo quản nó trong một thời gian dài sử dụng còn khó khăn hơn. Biện pháp vệ sinh khi giặt giày bằng máy giặt tất nhiên có những ưu điểm, tuy nhiên có tốt hay không còn tùy thuộc vào kỹ thuật và kiến thức của người đảm nhận công đoạn này.
2. Tiết lộ ưu nhược điểm khi giặt giày bằng máy giặt
Phương pháp vệ sinh giày bằng máy giặt dù dù được thực hiện bởi bất kỳ ai thì cũng bộc lộ một số ưu lẫn nhược điểm phổ biến.
2.1. Ưu điểm
Ưu điểm là điều rất dễ dàng nhận ra khi chúng ta làm sạch đôi giày “cưng” bằng cách sử dụng máy giặt. Một số điểm có thể nêu ra như:
Thứ nhất là tiện lợi, cũng giống như việc chúng ta giặt quần áo thường ngày, sử dụng máy giặt hẳn là cách tiết kiệm thời gian cũng như công sức nhất.
Thứ hai là làm sạch hiệu quả, đôi khi giặt bằng tay có thể sẽ tỉ mỉ hơn, nhưng về phần sức lực và sự dẻo dai, con người không thể hơn máy móc được.
Thứ ba là khử được mùi hôi, nếu ai đã từng giặt giày bằng tay thì sẽ biết được sự khó khăn khi phải làm sạch cả trong lẫn ngoài, tuy nhiên điều này lại vô cùng dễ dàng nếu giặt giày bằng máy giặt.
2.2. Nhược điểm
Sở dĩ giặt giày bằng máy giặt có các ưu điểm như vậy nhưng dường như vẫn còn rất nhiều người hoang mang về phương pháp này là bởi nó tồn tại một số khuyết điểm sau:
- Đầu tiên là ảnh hưởng đến độ bền chất liệu giày, do công suất mạnh đã được lập trình sẵn, bất cứ vật dụng nào kể cả giày, quần áo, chăn ga gối lâu ngày cũng bị giãn hay hao mòn.
- Tiếp theo là ảnh hưởng đến kết cấu giày, lực va đập mạnh của lồng giặt gây ra tình trạng bẹp mũi với form giày cứng, hay làm bong lớp keo dán đế.
Một điểm yếu nữa khi giặt giày bằng máy giặt là khó xử lý các vết loang ố, những vết bẩn cứng đầu này cần có đến sự tỉ mỉ và tập trung làm sạch trong khi máy giặt làm việc theo cơ chế bao quát.
Thêm nữa, nếu không cẩn thận và có kinh nghiệm xử lý, các vết bẩn nói chung sẽ dễ bị loang ra những nơi khác trên thân giày gây mất thẩm mỹ.
3. Hướng dẫn mẹo giặt giày bằng máy giặt tại nhà
Nếu như khi giặt chăn ga gối nệm, chúng ta rất thoải mái cho chúng vào máy giặt và chờ đợi đến khi có tín hiệu báo giặt xong, thì việc giặt giày cần nhiều điều lưu ý hơn nhiều.
3.1. Thao tác trước khi giặt giày bằng máy giặt
Không phải bất cứ loại giày nào cũng có thể vô tư giặt bằng máy mà cần sự phân loại trước khi giặt. Sau đây là một vài lưu ý quan trọng mà Vua nệm muốn gửi đến các tín đồ thời trang.
- Đọc thông tin trên nhãn giày: Mỗi đôi giày đều có phần thông tin được ẩn bên trong, nhiệm vụ của chúng ta là nên tìm hiểu kỹ những thông tin về cách giặt được cho phép, nên hay không nên sử dụng những chất tẩy rửa nào. Từ đó, chủ nhân đôi giày có thể xác định được có nên dùng máy giặt chúng hay không.
- Phân tích chất liệu cấu tạo: Chất liệu và cấu tạo của đôi giày là những điểm dễ bị tổn thương nhất khi ta giặt giày bằng máy giặt. Lời khuyên là những sản phẩm chất liệu vải có lưới bọc bên ngoài, không bị phai màu sẽ phù hợp để giặt máy. Còn lại, những thiết kế có phần đế đúc cao su rất dễ bị bong keo nên được vệ sinh bằng tay.
Loại giày: Thông thường, những đôi giày lười hay sneaker phục vụ cho mục đích thể thao đến từ một số thương hiệu như Adidas, Nike, Skechers,… đều cho phép giặt bằng máy mà không làm biến đổi form chuẩn ban đầu.
Chất liệu: Có một số chất liệu mà người sở hữu những đôi giày có thể tự tin giặt bằng máy như cotton, Nylon hay Polyester.
3.2. Những điều nên tránh khi giặt
Trong quá trình giặt giày bằng máy giặt, có những việc làm mà chúng ta nên chú ý tránh nhằm nâng cao tuổi thọ sản phẩm.
- Tránh sử dụng chế độ vắt thường: Chế độ vắt thông thường này thường được lập trình cho những chất liệu của sản phẩm quần áo hay chăn ga, do đó nó sẽ làm hỏng form giày. Nếu vẫn muốn dùng chế độ này, chúng ta cần chọn thêm chế độ vắt chậm, nhẹ.
Tìm hiểu thêm: Bật mí 8 cách chống dột mái tôn hiệu quả
- Tránh giặt giày bằng máy giặt khi nó có những chất liệu như lụa, satin, da bóng, da lộn: Nếu chúng ta cứ cố tình dùng máy để vệ sinh, bề mặt giày sẽ xuất hiện những nếp nhăn, nổ và thậm chí là loang lổ mất thẩm mỹ.
- Sử dụng túi giặt: Đừng chỉ quá chuyên tâm vào việc giặt sai cách giày sẽ bị hỏng mà chúng ta cũng phải bảo vệ chiếc máy giặt. Hãy nhớ rằng không nên giặt giày đế cứng bằng máy, cũng không nên bỏ một đôi giày đầy bùn đất vào. Ở trường hợp này, việc dùng một chiếc túi giặt là cách hiệu quả để bảo vệ tốt cho cả giày lẫn máy giặt.
3.3. Các bước giặt giày bằng máy giặt đúng cách
Nếu muốn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí mà vẫn có đôi giày sạch đúng chuẩn bằng cách giặt máy, hãy tham khảo quy trình giặt giày bằng máy giặt đúng chuẩn sau đây.
3.3.1. Bước 1: Giặt riêng dây và miếng lót
Dây và miếng lót thường là những bộ phận có thể tách rời được của một đôi giày. Hãy tháo chúng ra trước tiên rồi giặt riêng với xà phòng. Bạn có thể dùng bàn chải để làm sạch vết bẩn trên miếng lót giày và dùng tay vò phần dây với một ít xà phòng pha loãng.
3.3.2. Bước 2: Làm sạch sơ khởi các vết bẩn
Như đã nói, chúng ta không nên cho trực tiếp một đôi giày bám đầy bùn đất vào máy giặt. Trước đó, hãy dùng bàn chải chà khô để lớp đất cát rớt xuống, sau đó tiếp tục dùng vòi sen làm sạch.
Thêm vào đó, đối với những vết bẩn, chúng ta nên dùng bàn chải mềm (thường là bàn chải đánh răng) và chất tẩy như baking soda hay kem đánh răng để đảm bảo chúng không bị loang ra lúc giặt giày bằng máy giặt.
3.3.3. Bước 3: Sử dụng túi giặt để bảo vệ cả giày lẫn máy
Chiếc túi giặt có nhiều công dụng hữu ích như giảm thiểu tiếng ồn, tránh để giày vướng vào ống thoát nước, bề mặt giày không bị xước do va chạm với lồng giặt. Một mẹo rất hay ho cho những ai không có túi giặt, bạn hoàn toàn có thể thay thế bằng một chiếc vỏ gối.
Nếu đã dùng túi giặt nhưng bị làm phiền bởi tiếng ồn khó chịu, hãy giặt chung với một chiếc khăn tắm mỏng. Cũng lưu ý rằng không nên giặt giày bằng máy giặt chung với quần áo mặc hằng ngày vì rất dễ xảy ra hiện tượng loang màu.
3.3.4. Bước 4: Giặt giày bằng máy giặt ở chế độ phù hợp
Lời khuyên cho bước này luôn là hãy chọn chế độ giặt nhẹ kết hợp tốc độ máy quay chậm từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc để đảm bảo form giày được bảo vệ nguyên vẹn.
Một trong những mẹo để giữ màu sắc giày ổn định khi giặt máy là sử dụng nước có nhiệt độ dưới 30 độ. Việc sử dụng loại chất tẩy rửa phù hợp cũng là cách để có kết quả giặt giày bằng máy giặt tốt nhất.
3.3.5. Bước 5: Chọn nơi phơi giày
Nhiều người cứ chọn chỗ có nắng gắt nhất để phơi giày mà không biết rằng điều này cực kỳ gây hại cho tuổi thọ sản phẩm.
Sau khi lấy giày ra khỏi máy giặt, việc đầu tiên bạn cần làm là dùng tay nhẹ nhàng nắn lại dáng giày, sau đó dùng giấy báo vo lại rồi nhét vào bên trong để duy trì độ phồng của giày.
Cuối cùng, chỉ cần tìm một nơi khô thoáng và phơi ở đó để giày khô tự nhiên, tốt nhất là nên để giày khô bằng gió thay vì nắng gắt vì dễ làm bong keo.
>>>>>Xem thêm: Ga chống thấm là gì? Ga chống thấm loại nào tốt nhất?
4. Kết luận
Trên đây chính là những thông tin về ưu nhược điểm cũng như kinh nghiệm quý báu khi giặt giày bằng máy giặt cần bỏ túi ngay và luôn cho những tín đồ yêu giày khắp nơi. Tuy nhiên, lời khuyên là chúng ta không nên quá lạm dụng phương pháp làm sạch này vì những tác động của máy giặt rất dễ khiến quần áo chứ không riêng gì giày dép dễ bị xuống cấp.