Bạn đã từng nghe nói đến chứng mất ngủ, khó ngủ về đêm, hay thậm chí là mộng du, nói mơ khi ngủ rồi phải không? Vậy bạn đã bao giờ nghe “giấc ngủ phân mảnh” chưa? Nó là gì? Là hiện tượng hay là một bệnh lý? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng sức khỏe của chúng ta? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Giấc ngủ phân mảnh ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Contents
1. Thế nào là giấc ngủ phân mảnh?
Giấc ngủ phân mảnh là tình trạng giấc ngủ diễn ra không liền mạch, bị gián đoạn nhiều lần trong đêm. Tình trạng này khiến giấc ngủ chập chờn, và gây cho chúng ta cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Thời gian ngủ trung bình của một người trưởng thành thường từ 7 – 8 tiếng một đêm, nhằm cung cấp đầy đủ năng lượng để hoạt động và làm việc cho 24 giờ tiếp theo. Một chu kỳ ngủ gồm 4 giai đoạn: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, và ngủ mơ; trong đó thời gian ngủ sâu là quan trọng nhất. Do đó, nếu bạn thường có giấc ngủ phân mảnh, chập chờn, cơ thể sẽ không tái tạo đủ năng lượng cho một ngày mới, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu ra rằng có sự khác biệt đáng kể giữ người ngủ sâu và người ngủ chập chờn, như: huyết áp, nhịp tim, điện não… Do đó, giấc ngủ phân mảnh được xem là một tình trạng của bệnh lý mất ngủ.
2. Các đối tượng thường có hiện tượng giấc ngủ bị phân mảnh
Giấc ngủ phân mảnh thường xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trung niên và người già. Một nghiên cứu của Tổ chức Chăm sóc Giấc ngủ quốc gia Mỹ (The National Sleep Foundation) kết luận, có khoảng 61% phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh thường xuyên gặp tình trạng giấc ngủ phân mảnh. Ngoài ra, sự thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể cũng khiến tình trạng này xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi.
Tuy nhiên, một số người trưởng thành ở độ tuổi từ 20-40 cũng thường xuyên gặp tình trạng này. Vậy nguyên nhân là gì?
3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng giấc ngủ phân mảnh
Hiện nay, nguyên nhân gây ra hiện tượng phân mảnh giấc ngủ vẫn chưa được nghiên cứu và xác định cụ thể. Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn tin rằng, hiện tượng giấc ngủ bị phân mảnh là do các hệ thần kinh trong cơ thể gây ra.
Một số nguyên nhân của tình trạng này:
3.1 Sự căng thẳng
Căng thẳng và lo âu là những yếu tố hàng đầu gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Tâm lý căng thẳng sẽ gây áp lực lên não bộ cũng như các xung thần kinh, điều này dẫn đến phản ứng tăng nhạy cảm quá độ và dẫn đến tình trạng giấc ngủ phân mảnh, chập chờn.
3.2 Rối loạn nội tiết tố
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng giấc ngủ phân mảnh đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến tâm lý người phụ nữ trở nên cáu gắt, tinh thần mệt mỏi, căng thẳng và giảm sức đề kháng của cơ thể.
3.3 Sử dụng thực phẩm không lành mạnh
Các thức uống có chất cồn, cafein, hoặc các thực phẩm nhiều chất béo…đều là khắc tinh của các vấn đề liên quan đến giấc ngủ, cụ thể là hiện tượng giấc ngủ phân mảnh. Những chất này làm hormone gây căng thẳng (hormone cortisol) tăng nhanh, do đó gây ra tình trạng ngủ chập chờn, không thể ngủ sâu hay liền mạch.
3.4 Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ
Melatonin là hormon khiến cơ thể cảm thấy buồn ngủ và sản sinh nhiều nhất trong khoảng 2 tiếng trước thời gian ngủ; tuy nhiên, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử khiến quá trình sản xuất melatonin bị ức chế, dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc ngủ chập chờn. Không chỉ vâỵ, ánh sáng này còn khiến não bộ nhầm lẫn với ánh sáng tự nhiên, khiến cơ thể không thể chìm vào giấc ngủ sâu và ngon.
Tìm hiểu thêm: Những mẫu gối chữ U cao su non được ưa chuộng tại Việt Nam
3.5 Làm việc quá sức
Não bộ con người chỉ có khả năng làm việc từ 7-8 tiếng một ngày. Nếu bạn làm việc nhiều hơn lượng thời gian đó, đầu óc sẽ trở nên căng thẳng, cơ thể suy nhược. Chính điều này khiến bạn dễ mắc phải tình trạng phân mảnh giấc ngủ hơn.
4. Giấc ngủ phân mảnh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Với một số người, hiện tượng phân mảnh giấc ngủ không xảy ra thường xuyên và họ có khả năng ngủ ngon trở lại ngay sau hiện tượng đó. Trong những trường hợp như vậy, hiện tượng ngủ chập chờn thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ của bạn thường xuyên bị phân mảnh, thường xuyên chập chờn trong một thời gian dài, nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của bạn như: căng thẳng thần kinh, không duy trì được khả năng tập trung, suy nhược cơ thể…
Đại học Y khoa Johns Hopkins (Hoa Kỳ) đã nghiên cứu ra rằng con người sẽ cảm thấy như mất đi 1/3 sự hài lòng nếu tình trạng giấc ngủ phân mảnh xảy ra, mặc dù chỉ trong một đêm. Ngoài ra, tình trạng ngủ chập chờn còn khiến chúng ta buồn ngủ vào ban ngày, gây ảnh hưởng đến công việc, thậm chí còn gây tác động xấu đến ham muốn vợ chồng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ…
5. Cách khắc phục
Chính vì những tác động tiêu cực trên, chúng ta cần tìm cách khắc phục tình trạng phân mảnh giấc ngủ để có một sức khỏe tốt, một cuộc sống tràn đầy năng lượng.
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng ngủ chập chờn:
– Giảm thời gian và khối lượng công việc: nên duy trì thời gian và khối lượng công việc ở mức vừa phải cũng như đều đặn mỗi ngày từ 7-8 tiếng.
– Thực hiện các hoạt động giúp thư giãn não bộ như: nghỉ ngơi, đọc sách, nghe nhạc, tắm nước ấm trước khi ngủ.
>>>>>Xem thêm: Khám phá những thực phẩm hỗ trợ điều trị ngủ dậy bị ù tai hữu hiệu
– Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, từ đó làm giảm khả năng gây rối loạn giấc ngủ.
– Hạn chế các thói quen xấu như: sử dụng thiết bị điện tử, ăn quá no hoặc để bụng rỗng trước khi đi ngủ, sử dụng các thức uống có cồn…
– Sắp xếp lại không gian ngủ: điều chỉnh độ sáng phòng ngủ hợp lý, chú ý chất lượng của trang thiết bị phòng ngủ như: giường, nệm, gối, chăn, ga… để đảm bảo một giấc ngủ ngon và chất lượng.
Nếu tình trạng giấc ngủ chập chờn kéo dài, bạn nên đến bác sĩ thăm khám để nhận được tư vấn điều trị thích hợp nhất. Mức độ gián đoạn giấc ngủ của bạn được thể hiện qua chỉ số phân mảnh giấc ngủ (SFI). Các bác sĩ sẽ cung cấp một thiết bị đeo tay nhỏ với công dụng theo dõi giấc ngủ và đánh giá tình trạng phân mảnh giấc ngủ. Từ những thông số cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và hướng điều trị phù hợp với bản thân bạn
TỔNG KẾT
Phân mảnh giấc ngủ là một tình trạng của bệnh lý mất ngủ. Để phòng tránh và khắc phục hiện tượng này, chúng ta nên xây dựng một thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hợp lý.
Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những kiến thức và lời khuyên hữu ích về giấc ngủ và sức khỏe.