Vào khoảng tháng thứ 7, thứ 8 của thai kỳ, các mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị để mua sắm đồ sơ sinh cho con. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ bầu lần đầu sinh con thắc mắc rằng đồ sơ sinh cần mua những gì? Mua bao nhiêu thì đủ? Mua sao để không bị thiếu nhưng cũng không gây lãng phí? Hiểu được tâm tư của các mẹ, Bloggiamgia.edu.vn mách bạn kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí cho bé yêu nhé!
Bạn đang đọc: Đồ sơ sinh cần mua những gì – Kinh nghiệm mua đồ sơ sinh không lãng phí
Contents
1. Khi nào nên mua đồ cho trẻ sơ sinh?
Mẹ bầu nên bắt đầu sắm đồ cho trẻ sơ sinh từ tháng thứ 7 của thai kỳ. Đây là thời gian mà thai kỳ ổn định, các mẹ đã biết chính xác giới tính của trẻ, sức khỏe của các mẹ cũng tốt hơn nên việc mua sắm sẽ tiện lợi hơn.
Nếu mẹ muốn đi sắm luôn một lần, thì các mẹ nên lên danh sách trước để tiết kiệm thời gian, tránh mất công phải đi lại nhiều lần. Kinh nghiệm dành cho các mẹ là nên cố gắng mua toàn bộ những đồ dùng cần thiết ở trong cùng một cửa hàng, điều đó sẽ giúp các mẹ bầu tiết kiệm được thời gian di chuyển, không bị mệt.
Tuy nhiên, một số mẹ bầu lại có sở thích sắm dần cho đến ngày sinh. Nhìn chung mua hàng như thế nào còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cân nhắc riêng của từng người. Nếu mua sắm thành nhiều đợt thì các mẹ có thể xem xét kỹ lưỡng hơn, có thể điều chỉnh lại và xác định được chính xác những thứ cần mua nhất, tránh tình trạng thừa, thiếu mất thời gian.
2. Những lưu ý khi chuẩn bị đồ sơ sinh
- Lập danh sách chi tiết trước khi mua: Việc lên danh sách các vật dụng cần thiết trước khi mua sắm giúp các mẹ mua được đủ đồ, hạn chế phát sinh những đồ không cần thiết gây lãng phí tiền bạc.
- Do trẻ em thường lớn nhanh, chỉ sau vài tháng là đã không thể mặc vừa đồ cũ. Do đó, các mẹ bầu không nên mua một lúc quá nhiều đồ, chỉ mua vừa đủ, sau đó căn cứ vào cân nặng của bé theo từng tháng để quyết định có cần mua tiếp hay không.
- Giới hạn mức ngân sách khi mua: Đồ sơ sinh của bé thường được thiết kế với màu sắc và kiểu dáng bắt mắt, có nhiều loại để các mẹ lựa chọn. Điều này dễ dẫn đến tình trạng các mẹ mua sắm quá mức, làm hao hụt một số tiền lớn mà đồ dùng thì không thực sự cần thiết.
- Mua đồ theo mức độ cần thiết: Các mẹ hãy đánh giá mức độ cần thiết của từng món đồ, ưu tiên mua những đồ cần thiết, những đồ nào không thực sự cần thiết thì nên hạn chế mua.
- Chọn size đa dạng, sử dụng lâu dài: Mẹ hãy lựa chọn size đa dạng, tăng size dần để bé có thể mặc được trong một thời gian dài. Không nên chỉ mua quần áo 1 cỡ vì trẻ có thể lớn nhanh, dễ bị chật nên rất lãng phí.
- Ưu tiên chọn mua những đồ màu trắng hoặc màu tự nhiên, được làm từ chất liệu cotton để hạn chế phẩm màu, sẽ gây hại cho trẻ. Chất liệu cotton cũng có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên có thể phòng ngừa các bệnh về hô hấp cho trẻ.
- Để tránh lãng phí, mẹ chỉ nên mua đồ dùng cho trẻ vừa đủ mà không nên mua thừa ra nhiều để hạn chế tình trạng bé chưa mặc đồ đã chật hoặc không cần sử dụng đến nữa, vừa lãng phí vừa không giúp ích gì.
>> Đọc thêm: Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi sao cho đúng?
3. Đồ sơ sinh cần mua những gì? Những món đồ cần thiết nhất
Cần mua những đồ sơ sinh gì là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Dưới đây là danh sách một số đồ dùng cần thiết, các mẹ có thể tham khảo để mua sắm nhé.!
3.1. Đồ dùng cho bé không thể thiếu
Đồ sơ sinh cần mua những gì? Đó là:
- Áo cotton sơ sinh: dùng để mặc lót cho bé (10 cái)
- Áo khoác/gile len, nỉ, bông giữ ấm: Tùy thời tiết có thể chọn các loại áo giữ ấm cho bé từ áo gile sơ sinh đến áo len áo bông.
- Quần áo đi đường cho bé
- Quần dài chất liệu cotton: Quần dài cotton có thể dùng để mặc kết hợp với tã giấy sau khi trẻ mới sinh. Quần dài giúp giữ ấm cho trẻ, bảo vệ hệ hô hấp của trẻ một cách tốt nhất.
- Mũ chụp, mũ buộc dây cotton: Giữ ấm đầu bé
- Mũ len, mũ nỉ: Nếu thời tiết ấm áp, bạn chỉ nên mua mũ mỏng để che thóp, che đầu cho bé đỡ lạnh. Nếu vào mùa đông thì bạn nên chọn những loại mũi dày hơn để bảo vệ bé không bị nhiễm lạnh.
- 5-6 bộ bao chân, bay tay để đề phòng bé dùng tay cào cấu làm tổn thương mặt. Bao chân và bao tay nên được lộn ra trước khi dùng hoặc cắt bỏ sợi chỉ để tránh cho chỉ quấn vào tay làm hại tay của bé.
- Yếm: Giữ ấm ngực, giữ vệ sinh khi cho bé ăn
- Tã chéo: Mua theo từng bịch, mỗi bịch gồm 10 chiếc. Tã chéo được dùng để quấn bảo vệ bé, giúp bé cảm thấy an toàn như khi ở trong bụng mẹ.
- Tã lót xô: 1 gói (10 chiếc).
- Tã vải (dán 2 bên dùng để đóng bỉm): 5-10 cái cỡ nhỏ, 5-10 cái cỡ lớn hơn.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh được bác sĩ nhi khoa khuyến nghị
Đừng bỏ lỡ: 5 cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon hơn vào buổi tối
3.2. Đồ dùng chăn gối cho bé
- Màn chụp: Chụp khi bé ngủ, tránh muỗi, côn trùng (1 cái).
- Chiếu nilon, chiếu cao su chống thấm: Lót cho bé nằm tránh tè, ị thấm ra chăn, đệm.
- Gối đầu các loại: Có thể chọn loại chống bẹp đầu, chống mồ hôi, vỏ đỗ… Thay giặt mỗi khi bé nôn trớ hoặc mồ hôi ướt gối.
- Gối chặn: 1 bộ
- Chăn mền nhỏ: 1 chiếc
Tìm hiểu: Bộ mền gối cho trẻ sơ sinh nào tốt
3.3. Bình sữa và các vật dụng cho bé bú
- Bình uống sữa: Mẹ có thể chọn bình sữa bằng nhựa, thủy tinh hoặc Silicone cho bé. Đây là những chất liệu an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên bạn có thể yên tâm lựa chọn.
- Bình uống nước: nên chọn loại 60ml
- Núm vú cao su mềm: 2 chiếc.
- Cọ rửa, nước rửa bình: Sản phẩm chuyên dụng, an toàn để vệ sinh đồ dùng ăn uống cho bé. Nên ưu tiên chọn những loại nước rửa bình có ít chất tẩy rửa, có nguồn gốc từ tự nhiên để không làm cho da của trẻ bị kích ứng.
- Sữa công thức dự phòng: Cho bé uống khi mẹ chưa về sữa (1 hộp).
- Sữa non: Sữa non (1 hộp).
- Túi ủ bình sữa hay bình giữ nhiệt: Giúp đảm bảo nhiệt độ của sữa đã pha khi cho bé đi ra ngoài.
- Máy tiệt trùng, máy hâm sữa, máy hút sữa để đảm bảo vệ sinh các dụng cụ pha sữa cho trẻ, phòng tránh những ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe.
- Phích nước để dự trữ sẵn nước, giúp mẹ có thể chủ động pha sữa bất cứ lúc nào.
3.4. Đồ dùng tắm rửa vệ sinh cho bé
- Chậu tắm: dành riêng cho trẻ em, có lỗ thoát nước phía dưới
- Chậu nhỏ: chậu nhỏ được dùng để giặt khăn lau mặt cho bé.
- Chậu tròn to: Dùng để đựng nước tắm, gội cho bé.
- Chậu hoặc giỏ đựng đồ bẩn cho bé nhằm giúp cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp hơn.
- Gáo tắm
- Lưới kê chậu tắm: Đặt trong chậu nâng đỡ bé để bé khỏi sợ, giúp mẹ thao tác dễ dàng và tự tin hơn.
- Sữa tắm, dầu gội: Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa tắm gội dành riêng cho bé mà mẹ có thể tham khảo như: Arau Baby…
- Nước giặt quần áo trẻ em: Nên mua nước giặt dành riêng cho trẻ em với chiết xuất 100% từ tự nhiên. Gợi ý: D-nee hoặc Arau
- Bông gòn: Dùng để vệ sinh mắt, rốn cho bé một cách nhẹ nhàng, không bị tổn thương.
- Nước muối sinh lý để nhỏ mũi, nhỏ mắt cho bé.
- Gạc rơ lưỡi: Vệ sinh lợi và lưỡi cho bé.
- Kem chống hăm: 1 hộp.
- Phấn rôm: 1 hộp.
- Kem dưỡng da giữ ẩm: Bảo vệ da bé sau khi tắm xong, làm dịu và giữ ẩm cho làn da của bé (1 hộp).
- Giấy cuộn lau khô, giấy ướt
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh nằm nệm được không?
4. Những đồ dùng nên mua sau hoặc không nên mua
Để tránh tình trạng mua đồ sơ sinh lãng phí, các mẹ nên lưu ý những đồ dùng nên mua sau hoặc không nên mua sau đây, cụ thể là:
- Mẹ có thể chuẩn bị sẵn máy hút sữa để hút sữa cho con, kích sữa để bé có đủ sữa bú. Sau này, khi mẹ đi làm có thể dùng máy để hút sữa dự trữ cho bé ở nhà uống. Một số trường hợp nếu thấy máy hút sữa không cần thiết vì các mẹ có nhiều sữa thì có thể để mua sau.
- Địu: Thay vì đầu tư cho chiếc địu, mẹ có thể mua cho bé chiếc xe đẩy thì hợp lý hơn.
- Mua xe đẩy: Có thể mua khi bé khoảng 3 tháng tuổi.
- Máy hâm sữa: Máy hâm sữa cũng không cần thiết phải mua.
- Gối: Trẻ sơ sinh không cần dùng gối, bạn chỉ cần cho trẻ gối lên một chiếc khăn xô mềm là được. Nếu dùng các loại gối bán sẵn thì gối sẽ cao quá, ảnh hưởng đến trẻ.
>>>>>Xem thêm: 10+ kỹ năng sống cho bé cha mẹ nên dạy ngay khi còn nhỏ
Kiến thức hay: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?
Như vậy, mẹ bầu đã biết đồ sơ sinh cần mua những gì rồi phải không? Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc mua đồ để chào đón con yêu đầy đủ và trọn vẹn nhất. Chúc gia đình mình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!