Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại các virus gây hại và đảm bảo sức khỏe cho chúng ta. Nhưng ít ai biết rằng, nhóm protein chịu trách nhiệm chủ chốt trong hệ miễn dịch – Cytokine cũng có khả năng điều hòa giấc ngủ. Vậy nhóm protein ‘vạn năng’ Cytokine này là gì? Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về cytokines và mối liên hệ giữa nó và giấc ngủ qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Cytokine là gì? Những điều bạn cần biết về mối liên hệ giữa Cytokine với hệ miễn dịch và giấc ngủ
Contents
1. Cytokine là gì?
Cytokine là một loại protein đa năng được tạo ra bởi các tế bào miễn dịch. Loại protein này sẽ tương tác với các tế bào của hệ thống miễn dịch nhằm điều chỉnh phản ứng của cơ thể với bệnh tật, sự nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cytokine còn có khả ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm bằng cách làm trung gian cho các tế bào, đưa chúng đến chỗ nhiễm bệnh hoặc có vấn đề.
2. Các loại cytokine
Nhóm protein cytokine gồm có nhiều loại cytokine nhỏ với những chức năng khác nhau. Trong đó có một số loại cytokine mang chức năng đặc biệt và được biết đến bởi các tên gọi riêng như:
_ Lymphokine: là các cytokine được tạo ra bởi các tế bào lympho, có chức năng định hướng hệ miễn dịch.
_ Monokine: loại cytokine được sản xuất bởi các thực bào đơn nhân.
_ Chemokine: là các cytokine hóa học chịu trách nhiệm di chuyển các bạch cầu.
_ Interleukins: được tạo ra bởi tế bào bạch cầu và có trách nhiệm trung gian cho các tế bào này.
3. Cytokine hoạt động thế nào?
Cytokine sẽ được các tế bào hệ miễn dịch giải phóng vào hệ tuần hoàn hoặc đưa trực tiếp vào những mô tế bào. Ở đó, các cytokine sẽ xác định những tế bào miễn dịch mục tiêu và tương tác với chúng. Sự tương tác này sẽ kích thích những phản ứng đặc biệt từ phía các tế bào mục tiêu.
Tuy nhiên, việc có quá ít hoặc quá nhiều cytokine trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khiến chúng ta dễ bệnh hơn. Ví dụ như, khi cơ thể ta sản sinh lượng cytokine interleukin-1 (IL-1) và cytokin yếu tố hoại tử u alpha (TNF-alpha) vượt mức thì có thể dẫn đến viêm, hủy hoại mô tế bào gây ra bệnh viêm khớp
4. Cytokine và giấc ngủ
4.1 Cytokine thúc đẩy NREM
Tìm hiểu thêm: Rau lang là rau gì? An rau lang có tốt cho sức khoẻ không?
Một vài loại cytokine như interleukin-1, TNF-alpha có thể thúc đẩy chu kỳ ngủ của cơ thể, giúp bạn buồn ngủ. Cụ thể hơn, các cytokine này sẽ giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh và tác động đến chu kỳ giấc ngủ của chúng ta.
Cytokine interleukin-1, TNF-alpha có thể đẩy mạnh quá trình diễn ra NREM. Giấc ngủ của chúng ta gồm có hai quá trình là NREM và REM. Giai đoạn NREM sẽ diễn ra khi chúng ta bắt đầu ngủ và sau đó kết thúc khi tiến vào giấc ngủ sâu. REM là giai đoạn mà chúng ta sẽ nằm mơ và cũng là lúc mà cơ thể tự chữa lành.
Khi cơ thể chúng ta bị viêm hoặc bị các loại mầm bệnh tấn công, quá trình NREM sẽ được đẩy mạnh khiến chúng ta mệt mỏi và ngủ nhiều hơn. Vì một giấc ngủ dài sẽ giúp hệ miễn dịch của cơ thể hồi phục và bắt đầu tiến hành chống lại các vi khuẩn xâm nhập.
4.2 Giấc ngủ tăng cường hệ miễn dịch
Các protein cytokine sẽ được sản sinh lúc chúng ta đang ngủ, đặc biệt là các cytokine có vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch và chống các chứng viêm. Thế nên, nếu bạn ngủ không đủ giấc, cơ thể sẽ không sản sinh đủ cytokine cần thiết dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch. Lúc đó, chúng ta sẽ mắc các bệnh như ho, cảm cúm,..và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, cytokine cũng giúp cơ thể ngăn ngừa các trạng thái nhiễm trùng, viêm khi cơ thể bị thương nên nếu hệ miễn dịch bị yếu đi thì các vết thương sẽ lâu lành hơn kéo theo nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy, để có sức khỏe tốt với hệ miễn dịch cao thì cơ thể cần sản sinh đủ lượng cytokine cần thiết. Việc này cũng đồng nghĩa với chuyện bạn phải ngủ đều đặn và ngủ đủ giấc mỗi ngày.
5. Các phương pháp giúp ngủ ngon tăng cường hệ miễn dịch
Để có hệ miễn dịch tốt thì đầu tiên bạn phải có một giấc ngủ ngon và chất lượng. Bên cạnh việc đảm bảo được sự sản xuất cytokine, một giấc ngủ tốt còn giúp bạn cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng và tỉnh táo. Hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tham khảo qua một số phương pháp đơn giản sau:
_ Chế độ ăn uống hợp lý: Hãy tạo cho mình một chế độ ăn uống với những thực phẩm tốt cho sức khỏe và tăng cường chất lượng giấc ngủ như ngũ cốc, trái cây,..Ngoài ra, một ly sữa ấm vào buổi tối sẽ giúp bạn ngon giấc hơn đấy.
>>>>>Xem thêm: Hồi quy giấc ngủ ở trẻ sơ sinh: Những lầm tưởng, sự thật và cách ứng phó
_ Tập thể dục thường xuyên: Nếu bạn không có thời gian, một vài động tác căng cơ giúp cơ thể thư giãn trước khi ngủ cũng đã đủ để bạn có một giấc ngủ ngon. Còn nếu bạn thích những bài tập có cường độ mạnh thì hãy tập vào sáng sớm hoặc trưa nhé.
_ Môi trường ngủ: Chuẩn bị cho bản thân một môi trường ngủ tốt sẽ giúp bạn ngủ nhanh hơn và có giấc ngủ dài hơn đấy. Cũng đừng quên chọn cho mình một chiếc giường thật phù hợp để có giấc ngủ thật thoải mái và êm ái.
—-
Cytokine không những đem tới cho chúng ta một hệ miễn dịch tốt để ngăn ngừa bệnh tật mà còn có giúp chúng ta điều hòa chu kỳ giấc ngủ. Thế nên việc đảm bảo cơ thể có khả năng sản sinh lượng cytokine cần thiết là vô cùng quan trọng. Hy vọng qua bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn có thể giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của cytokine từ đó quan tâm tới giấc ngủ của mình nhiều hơn.