Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

Rate this post

Có lẽ rất nhiều người đã nghe tới cúng dường nhưng lại không hiểu đây là nghi lễ gì? Có ý nghĩa ra sao? Cách thức thực hiện như thế nào? Trên thực tế, đây lại là một lễ nghi khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là với các Phật tử. Để hiểu rõ hơn về lễ cúng này bạn có thể tham khảo bài viết của chúng tôi!

Bạn đang đọc: Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

1. Cúng dường là gì?

Cúng dường là cách gọi có nguồn gốc từ Trung Quốc và là một từ Hán Việt. Ngoài tên cúng dường thì lễ cúng còn được gọi là cúng dường, cung dưỡng và tên đầy đủ trong Phật giáo là cúng dường Tam bảo. Dịch theo nghĩa đen thì “dường” là cho, biếu hoặc tặng. Vì vậy có thể hiểu đơn giản đây là hành động mang tài sản của minh cho một người hoặc một tập thể nào đó. Tuy nhiên, cách gọi của hành động này sẽ khác nhau tùy theo chức danh, địa vị và độ tuổi của người cho – nhận tài sản.

Ví dụ, nếu tặng tài sản cho cha mẹ thì gọi là biếu tặng. Nếu tặng tài sản cho người nhỏ tuổi hơn gọi là tặng. Còn đối với chư tăng sẽ gọi là cúng dường.

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

Tìm hiểu về lễ cúng dường và ý nghĩa cùng cách thực hiện

Trong Phật giáo, đây chính là hình thức dâng cúng tới chư tăng và Đức Phật các nhu thiết yếu một cách chân thành, biết ơn và tôn kinh vì họ đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp hoằng hóa, phổ độ chúng sinh. Bên cạnh nữa, hành động này còn được coi là phương thuốc có thể giúp chữa trị bệnh tật. Đó là bệnh tham lam và thói xấu mà con người đang mắc phải.

Như đã nói, trong Phật giáo, tên đầy đủ của nghi thức này là cúng dường Tam bảo. Trong đó Tam bảo chỉ 3 ngôi, gồm: 

  • Phật Bảo: Đức Phật đã giác ngộ và tìm ra con đường giúp cho con người giải thoát để tới miền vô cực
  • Pháp bảo: Giáo lý Phật pháp được truyền từ đời này qua đời khác
  • Tăng pháp: Các tu sĩ theo Phật giáo

2. Lễ cúng dường có ý nghĩa gì?

Mỗi lễ cúng đều sẽ có ý nghĩa riêng và cúng dường cũng vậy. Ở trên chúng tôi đã chia sẻ, trong Phật giáo, lễ cúng này có tên gọi đầy đủ là cúng dường Tam bảo, bao gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Cúng dường được coi là một hành động đáng quý bởi nó góp phần xây dựng và phát triển Tam bảo, tránh để cho Phật giáo bị mai một hoặc bị các thế lực khác quấy nhiễu. 

Ngoài ra, đây còn được coi là một lời nhắc mở, một bài học cho các Phật tử khi tu hành và quy y cửa Phật có thể loại bỏ tà niệm, lòng tham cùng các thói hư tật xấu. Đặc biệt, cúng dường cũng là một cách để con người thể hiện tấm lòng biết ơn với Đức Phật vì đã tìm ra con đường giải thoát cho chúng sanh và tiếp tục hỗ trợ Tam bảo trên còn đường giáo hóa. Chưa hết, nghi thức cúng dường còn là một cơ hội để con người tạo phước và tích thêm công đức cho chính mình cũng như những người thân yêu.

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

Cúng dường là nghi lễ có ý nghĩa tốt đẹp

3. Hướng dẫn cách cúng dường Tam bảo

3.1. Cúng dường Phật bảo

Tuy rằng Phật đã diệt nhưng khi thực hiện cúng dường Tam bảo vẫn phải cúng dường Phật bảo. Mục đích là để các Phật tử thể hiện lòng tôn kính với Phật tổ. Lễ cúng dường Phật bảo không cần phải tổ chức cầu kỳ, chuẩn bị hoành tráng, xa hoa mà chỉ cần có một số món cúng phổ biến là: Hoa quả, cơm trắng, nước trong, hoa, đèn sáng,..

Khi chuẩn bị hương thơm để cúng dường Phật cần lưu ý: 

  • Giới hương: Giữ gìn và tránh phạm phải 5 giới cấm
  • Định hương: Tịnh tâm để tâm hồn an yên, lắng đọng
  • Tuệ hương: Trước khi làm việc gì cũng cần suy nghĩ cẩn thận, kỹ càng, tuyệt đối không làm điều ác và có lòng trắc ẩn, thương người, sẵn sàng giúp đỡ những kẻ cô bần
  • Giải thoát hương: Không nghĩ ác, không nghĩ thiện, không chạy theo cảnh và luôn sống tự do tự tại
  • Giải thoát tri kiến hương: Không ham mê, mù quáng chạy theo những thứ bên ngoài và cần cố gắng để học rộng, hiểu nhiều, suy nghĩ thấu đáo, biết lý Phật và tiếp dẫn, đưa thẳng tới Bồ Đề

3.2. Cúng dường Pháp bảo

Khi thực hiện cúng dường bạn cần phải có kiến thức về lý luận Đức Phật. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị cũng như sự cao quý của Phật giáo. Khi đã hiểu được rồi thì bạn có thể:

  • Giúp Phật pháp trở nên phổ biến hơn bằng cách chia sẻ, giảng giải cho mọi người xung quanh nếu họ chưa hiểu
  • Trở thành tấm gương cho mọi người nơi theo bằng cách học và thực hành theo những gì Phật dạy
  • Có thể viết sách, lập luận hoặc phiên dịch các bộ Kinh Phật sang tiếng Việt để cho mọi người dễ tiếp cận hơn
  • Với người có tài chính tốt có thể thực hiện in ấn kinh Phật và phát cho mọi người

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm chọn chỗ ngồi trên máy bay Vietjet Air

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?
Hướng dẫn cách cúng dường Tam bảo đầy đủ và chi tiết nhất

3.3. Cúng dường Tăng bảo

Khi cúng dường Tăng bảo bạn cần cung cấp tứ sự sau: Y phục, giường nằm, thức ăn và thuốc thang. Thái độ khi cúng dường Tăng bảo phải khiêm tốn, tôn trọng và cung kính, tuyệt đối không được phân biệt bất kỳ vị tăng nào và tỏ thái độ kiêu ngạo. Đồng thời cũng không chiều theo ý thích của tăng vì nó có thể làm ảnh hưởng đến người thọ nhận.

>>>Đọc thêm: Ý nghĩa chữ vạn trong Phật giáo và phong thủy bạn cần biết

4. Các vật phẩm cúng dường

4.1. Ly nước trong

Bất kỳ lễ cúng dường nào cũng cần phải có ly nước trong. Vật phẩm này đại diện cho tâm hồn trong sáng, thanh tịnh, không vướng hồng trần. Đồng thời, ly nước này còn như một lời nhắc nhở cho các Phật tử sống sao như ly nước này. Thế nên, nước là vật phẩm cúng dường tuyệt đối không thể thiếu. Khi cúng cần phải chuẩn bị đủ 3 ly nước tượng trưng cho 3 ngôi Tam bảo.

4.2. Hoa sen

Hoa sen không chỉ là quốc hoa của Việt Nam mà còn là loài hoa đại diện cho Phật giáo. Những bông hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” thể hiện sự trong sáng và tinh khiết. Mặc dù sinh sống ở nơi đầm lầy nước đọng nhưng hoa vẫn vươn lên tỏa hương thơm ngát. Đồng thời, hoa sen còn được cho là hàm chứa ngụ ý của sự nỗ lực, thức tỉnh, giải thoát khỏi những đau khổ, rối ren chốn hồng trần. Đó cũng là lý do mà loài hoa này được chọn làm hoa đại diện trong Phật giáo và xuất hiện trong mọi lễ nghi.

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

Chuẩn bị hoa sen để làm lễ cúng dường

>>>Đừng bỏ lỡ: Hoa cúng Phật nên là những loại hoa nào? Cần lưu ý gì khi dâng hoa cúng Phật?

4.3. Đèn dầu

Khi tổ chức lễ cúng dường còn cần có cả đèn dầu. Ý nghĩa của đèn dầu trong Phật giáo chính là đại diện cho sức mạnh trí tuệ sáng suốt của Đức Phật. Ngoài ra, nó còn là ngọn đèn dẫn đường cho chính bản thân, dẫn dắt bạn tới với những điều tốt đẹp. Bên cạnh đó, đèn dầu còn được coi là vật phẩm thể hiện cho sự giác ngộ và thức tỉnh trí tuệ Tinh quang, có thể xóa đi bóng tối, những điều xấu xa, dơ bẩn, giúp con người hướng thiện.

4.4. Hương 

Khi cúng dường bạn còn cần chuẩn bị cả hương. Trong Phật giáo, hương được coi là đại diện của thế giới yên bình và tịnh tuệ. Hương khi châm lên sẽ tỏa ra mùi hương nhẹ, rất dễ chịu, giúp tâm hồn trở nên thanh tịnh. Thêm vào đó, hương còn có tác dụng trong việc tu tập giác ngộ và hướng thiện.

Cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách thức thực hiện?

>>>>>Xem thêm: Carat là gì? 1 carat mấy gam? Phân biệt carat với karat

Hương là vật phẩm không thể thiếu khi cúng dường

5. Hướng dẫn cách cúng dường tại nhà 

Bạn hoàn toàn có thể tự tổ chức cúng dường tại nhà được. Cách thức thực hiện cũng không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Hơn nữa, khi tổ chức cúng các nhà Tăng sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện như thế nào cho đúng với nghi lễ Phật giáo.

Rất nhiều gia đình Việt hiện nay đều có bàn thờ Phật và các vị Bồ Tát trong nhà. Thế nên việc cúng dường diễn ra khá thuận tiện. Các vật phẩm được dùng để làm lễ cúng đều là tự nguyện, tùy theo tâm của gia chủ. Không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ nhưng cũng không quá sơn sài, chỉ cần nằm trong khả năng và thành tâm là được.

Nên chọn hoa quả tươi ngon, không dập nát, hư hỏng và không dính những thứ dơ bẩn để cúng dường. Ngoài ra cũng nên thường xuyên lau dọn bàn thờ và hương đèn sạch sẽ trước để thể hiện tấm lòng tôn kính với Đức Phật.

Trên đây là giải đáp cho những ai đang băn khoăn lễ cúng dường là gì. Có thể thấy đây là một nghi lễ quan trọng nhưng không khó để thực hiện và cũng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Quan trọng nhất vẫn là ở tấm lòng thành kính của bạn.

>>>Đọc thêm:

  • Phật Pháp là gì? Làm sao để thấu hiểu được Phật Pháp?
  • Phật, Bồ Tát là gì? Có bao nhiêu vị phật, bồ tát?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *