Công nghệ thuộc da là một trong những quy trình tạo ra những sản phẩm da chất lượng cao như: túi xách, giày dép hay ghế sofa… Đây đều là những vật dụng phổ biến và quen thuộc với người dùng. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết hoặc hiểu rõ về công nghệ thuộc da cũng như các quy trình của công nghệ này.
Bạn đang đọc: Công nghệ thuộc da là gì? Những điều bạn chưa biết về công nghệ thuộc da
Ở phần tiếp theo, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giới thiệu về lịch sử, quy trình và ứng dụng của công nghệ thuộc da trong cuộc sống. Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nhé!
Contents
1. Công nghệ thuộc da là gì?
Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết dùng lông hoặc da của những loài động vật to lớn như: hổ, cừu, gấu, bò… để giữ ấm cho bản thân trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự phát triển nhanh chóng của xã hội đã tác động tích cực đến ngành thuộc da, tạo ra những sản phẩm da cao cấp, đẹp mắt và có giá trị cao.
Nói một cách đơn giản, công nghệ thuộc da là một quá trình làm thay đổi các cấu trúc của protein nằm sâu bên trong lớp da. Tác động này khiến thuộc da trở nên bền bỉ và khó phân hủy hơn, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
2. Lịch sử công nghệ thuộc da trên thế giới
Theo các nghiên cứu của những nhà sử học, công nghệ thuộc da đã xuất hiện từ thuở hồng hoang, khi con người còn sinh sống bằng các hoạt động săn bắt, hái lượm. Thuở đó, người nguyên thủy thường săn bắt các loại động vật trong rừng để làm thịt. Sau đó, phần da còn lại sẽ được tận dụng để làm áo khoác, áo ủ ấm hoặc các tấm che cho lều trại để đảm bảo vượt qua thời tiết rét mướt vào mùa đông.
Theo sử sách ghi chép lại, thuộc da được đánh giá là hoạt động lâu đời nhất của loài người, xuất hiện từ thuở sơ khai và kéo dài cho đến ngày nay.
Mặc dù việc chế tạo da có từ lâu, tuy nhiên công nghệ thuộc da chỉ chính thức chuyên nghiệp hóa từ thế kỉ thứ 8 bởi người Assyrian, đến từ khu vực Tây Á. Lúc bấy giờ, công nghệ thuộc da dần thay đổi để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người – da mềm mỏng hơn nhưng bền chắc hơn.
Sự giao thương giữa các quốc gia bắt đầu phát triển từ thế kỷ 8, da và các sản phẩm từ da nhận được nhiều sự yêu thích và được mang đi trao đổi tại các thị trường với tần suất phổ biến, thường xuyên. Thời điểm đó, các vật dụng từ da không còn là sản phẩm độc quyền của các nước phương Tây mà người Mông Cổ cũng đã bắt đầu sử dụng trong các bộ áo giáp, mũ, hay mặt nạ…của họ.
Tính ứng dụng của nguyên liệu thuộc da chỉ thực sự được mở rộng vào thế kỷ 14 khi da được sử dụng nhiều hơn để chế tạo các lớp bọc sofa, ghế ngồi hoặc các vật dụng làm từ da để trang trí. Vào thế kỷ 15 – 16, da được sử dụng nhiều nhất tại Ý để chế tạo các vật dụng như tấm bọc rương, bìa sách…
3. Các bước trong quy trình công nghệ thuộc da
Để chế tạo các vật dụng bằng da cần phải áp dụng nhiều bước trong quy trình, cụ thể như sau:
3.1. Chuẩn bị thuộc da
Các con da cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng theo: kích thước, khối lượng, chủng loại và tính chất trước khi được tiến hành thuộc. Điều này giúp nhà sản xuất lựa chọn chế độ xử lý da phù hợp với đặc tính của từng loại.
Tùy theo quy trình sản xuất của từng nhà máy, từng cơ sở mà các bước thực hiện khác nhau. Một số khâu cơ bản để chuẩn bị thuộc da có thể kể đến như: tạo độ ẩm, ngâm vôi, tẩy lông, tẩy vôi, và làm mềm. Tất cả các công đoạn trong bước này đều được thực hiện bằng cách axit hóa.
3.1.1. Tạo độ ẩm (hay còn gọi là hồi tươi)
Bước đầu tiên chính là tạo ẩm, được thực hiện với mục đích khôi phục lại lượng nước có sẵn trong da từ lúc đầu, tuy nhiên, lượng nước này dần bị mất đi trong suốt quy trình con người bảo quản da. Sau khi thực hiện bước tạo độ ẩm, cấu trúc sợi da sẽ được trở về như trạng thái ban đầu.
Vậy tại sao có tên hồi tươi? Thực chất hồi tươi có cùng mục đích tạo độ ẩm cho da, mặc dù vậy cách thực hiện có khác đi. Hồi tươi được áp dụng với da đã được bảo quản bằng biện pháp phơi khô. Loại da này thường khó tạm ẩm hơn nên được áp dụng bằng phương pháp áp muối. Bạn sẽ nhận biết da đã đạt tiêu chuẩn khi lông da trở về trạng thái ban đầu, mềm mại và mịn màng hơn.
Yếu tố quan trọng nhất của giai đoạn này chính là nhiệt độ. Nhiệt độ lý tưởng nhất là 26-27 độ C trong thời gian phù hợp, nhằm ngăn chặn khả năng sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
Tìm hiểu thêm: Tháng 12 nên đi du lịch ở đâu miền Trung? Top 20 điểm du lịch nổi bật nhất
3.1.2. Tẩy lông và ngâm vôi
Đây là bước khá phức tạp trong quy trình thuộc da nhằm loại bỏ phần mỡ dưới da cũng như làm sạch lớp lông, biểu bì và thượng bì. Bước này thực hiện tuần tự: da sau khi tẩy lông sẽ được ngâm vôi.
Với công nghệ hiện đại ngày nay, kỹ thuật thuộc da được thực hiện trong foulons trung bình 3 đến 4 vòng trong một phút và thời gian này kéo dài từ 12 tới 18 giờ. Mỗi 10 phút/ giờ, cần phải đảo một lần để dung dịch có thể thẩm thấu đều vào da.
Sau khi ngâm vôi, cần rửa da trong dung dịch nước cứng và vôi, với lượng vôi bằng 0,5% lượng nước.
3.1.3. Xẻ mỏng
Hiện nay, các nhà máy sản xuất sử dụng máy xẻ chuyên dụng để đảm bảo độ dày đồng đều của các con da tùy theo đặc tính cũng như nhu cầu sử dụng của mỗi người.
3.1.4. Tẩy vôi và làm mềm
Đây là bước tiến hành cần thiết nhằm loại bỏ các hóa chất kiềm trong da để đảm bảo chất lượng da ở mức tối ưu. Quy trình tẩy vôi được thực hiện trong foulons với tốc độ cao, nhằm tăng cường khả năng tẩy sạch của các tác nhân hỗ trợ.
Sau khi tẩy vôi, tiếp tục làm mềm da với mục đích tạo bề mặt da cật nhẵn và loại bỏ hoàn toàn sự trương nở cũng như lớp ghét trên mặt cật. Quy trình làm mềm được tiến hành trong cùng hợp chất foulon và bể tẩy của công đoạn này. Bước làm mềm nên được thực hiện với nhiệt độ 37 độ C, tránh ảnh hưởng đến độ bền của da.
3.2. Thuộc da
Thuộc da có thể hiểu đơn giản là quá trình mà da được biến đổi từ da trần thành da thuộc với các đặc tính vượt trội như: không thối rữa khi tiếp xúc môi trường khác, có khả năng chịu nhiệt độ cao, khả năng thấu khí ở mức độ cao. Bước thuộc da có thể được thực hiện theo hai cách: thuộc da bằng khoáng chất hoặc thuộc da bằng tanin thảo mộc.
3.2.1. Thuộc da bằng tanin thảo mộc
Tanin có thể hiểu là một lớp bao gồm các hóa chất polyphenol, có khả năng làm se khít các mặt tư nhiên của lá, vỏ cây cũng như các loài thực vật khác. Thuộc da bằng tanin thảo mộc chính là hình thức kết nối tanin với các protein collagen có sẵn trong da, giúp cải thiện các đặc tính của da như: không bị vi khuẩn, nấm mốc, không bị thấm nước…
3.2.2. Thuộc da bằng khoáng chất
Thông thường, các cơ sở sản xuất sẽ thuộc da bằng Crom; hoặc trong một số trường hợp, họ sẽ thuộc da bằng các loại khoáng chất khác.
Trước tiên, cần phải thực hiện một số bước sau trước khi cho crom tiếp xúc với da, bao gồm: cạo lông, tẩm vôi, khử vô, ngâm mềm da và ngâm chua. Bộ phận sản xuất luôn phải kiểm tra kỹ độ pH của crom nhằm đảm bảo các phức chất có trong crom nhỏ và ăn khớp với các sợi của collagen.
Khi crom đã thấm dần vào da đến nồng độ nhất định, độ pH của da được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình thuộc. Đây được gọi là bazo hóa.
Da thuộc bằng crom ở trạng thái thô thường sở hữu màu xanh lam hoặc xanh ẩm. Trên thực tế, thời gian thuộc da bằng crom nhanh chóng hơn so với thuộc da bằng tanin thảo mộc.
3.3. Chỉnh sửa và hoàn thành da thuộc
Da sau khi thuộc có bề mặt thô, dễ bị thấm nước. Ngoài ra, độ mềm dẻo của da cũng chưa đạt được tiêu chuẩn nên cần chỉnh sửa lại để tạo ra được sản phẩm chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng.
4. Ý nghĩa của thuộc da
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 10 loại trang sức phong thủy cho người mệnh Kim
Là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, thuộc da đóng góp rất lớn vào nền kinh tế, đem lại cuộc sống chất lượng hơn cho con người. Một số ý nghĩa mà công nghệ thuộc da mang lại cho cuộc sống:
- Xử lý da mềm mại và bền bỉ hơn so với da thật, đáp ứng nhu cầu của người dùng cũng như bảo vệ sức khỏe của họ tối đa.
- Thuộc da tạo ra những tấm da có nhiều màu sắc độc đáo, khó có thể tìm thấy trong tự nhiên hoặc từ những tấm da nguyên thủy.
- Đem đến những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao hơn, chất lượng tốt hơn được làm từ chất liệu thuộc da.
Bloggiamgia.edu.vn đã giải đáp tất cả thông tin về công nghệ thuộc da cũng như những yếu tố liên quan đến ngành công nghiệp trọng yếu này. Hy vọng chúng tôi đã đem đến những kiến thức bổ ích cho quý độc giả. Đừng bỏ lỡ các bài viết hấp dẫn tiếp theo của Bloggiamgia.edu.vn nha!