Cỏ xạ hương dường như là cái tên còn khá xa lạ với hầu hết người Việt Nam. Nghe thoáng qua, chúng ta có thể dễ dàng lầm tưởng đây là một loại cây trồng hoặc một loài cỏ điểm xuyết cho các loài hoa.
Bạn đang đọc: Cỏ xạ hương là gì? Chức năng và công dụng ít người biết
Tuy nhiên, thực tế lại trái ngược như vậy. Cỏ xạ hương không chỉ là một loại thảo dược mà còn là trợ thủ đắc lực trong ẩm thực phương Tây. Vậy cỏ xạ hương có chức năng và công dụng gì?
Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu về cỏ xạ hương và các thông tin liên quan đến loại thảo dược này nhé!
Contents
1. Cỏ xạ hương là gì?
Cỏ xạ hương hay còn có tên tiếng Anh là thyme, là một loại thực vật thuộc họ hoa môi. Cụ thể, cỏ xạ hương thuộc chi cỏ xạ hương (hay còn được gọi là bách lý hương). Cỏ xạ hương là loại cỏ phổ biến nhất trong chi này.
Có xuất xứ từ khu vực Địa Trung Hải, cỏ xạ hương là một nguyên liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở các nước phương Tây, đặc biệt là khu vực Châu Âu. Hiện nay, tại Việt Nam, cỏ xạ hương được trồng tại các tỉnh thành có khí hậu lạnh như: Sapa, Đà Lạt, Lào Cai…
Chứa 3 thành phần quan trọng là: Carvacrol, Thymol và Eugenol, cỏ xạ hương không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn mà còn có công dụng như một chế phẩm chữa trị các triệu chứng về đường hô hấp, hay các bệnh cảm cúm thông thường. Thành phần Thymol được xem là nổi trội nhất, có chức năng chống nấm và kháng khuẩn tốt.
2. Đặc điểm của cỏ xạ hương
Thuộc giống cây bụi, cỏ xạ hương có chiều cao trung bình từ 30 đến 70 cm. Loại cây này thường mọc thành khóm, thành bụi theo phương thẳng đứng hoặc phương ngang. Xung quanh thân cây cỏ xạ hương thường được bao bọc bởi một lớp lông tơ mềm mịn.
Lá cây cỏ xạ hương có hình dạng nom như ngọn giáo với kích thước nhỏ và ngắn, chiều dài trung bình từ 5 đến khoảng 9mm. Lá thường bị cuốn lại ở phần mép và dưới lá cũng được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng và mềm.
Cỏ xạ hương thường nở hoa vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10. Hoa cỏ xạ hương có màu tím nhạt hoặc màu trắng hồng cùng hương thơm nồng nàn. Đây được xem là đặc điểm nhận biết nổi bật của cỏ xạ hương.
3. Công dụng của cỏ xạ hương
Trong văn hóa Tây Âu, cỏ xạ hương được sử dụng như một loại gia vị, một loại rau nêm khi chế biến các món ăn. Thông thường, cỏ xạ hương được dùng dưới dạng khô; tuy nhiên, trong nhiều món ăn đặc trưng, loại cỏ này vẫn được dùng như một loại rau tươi.
Một số món ăn có thành phần cỏ xạ hương, gồm: Gà nướng với cỏ xạ hương, nước sốt bơ trộn với cỏ xạ hương, ướp thịt gà, thịt heo với cỏ xạ hương khô trước khi nấu…
Ở Việt Nam, cỏ xạ hương được chiết xuất thành dầu, sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày với các công dụng sau:
- Đẩy lùi côn trùng ra khỏi nhà: Lượng Thymol có trong cỏ xạ hương là một thành phần dùng để chế tạo thuốc trừ sâu. Mùi hương của Thymol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, xua đuổi côn trùng, thậm chí nó còn là kẻ thù của gián, chuột và các loại động vật khác.
Nhiều gia đình thường chọn trồng cỏ xạ hương tại vườn nhà để đuổi muỗi, và các sinh vật gây hại khác. Hoặc bạn có thể mua các loại tinh dầu cỏ xạ hương để xông nhà, đem đến không khí trong lành và thoáng đãng cho không gian sống.
Tìm hiểu thêm: Vincom Đồng Khởi quận 1 ở đâu? Nơi đây Có gì vui và hấp dẫn?
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Chứa rất nhiều vitamin A và C, cỏ xạ hương có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, hạn chế các bệnh cảm cúm thông thường.
Ngoài ra, cỏ xạ hương còn có khả năng cung cấp nhiều dưỡng chất bổ ích khác như: sắt, xơ, mangan và đồng…Đây đều được đánh giá là các dưỡng chất tốt cho sức khỏe và cơ thể.
- Giảm lượng cholesterol và hạ huyết áp: Tinh dầu được chiết xuất từ cỏ xạ hương có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn có khả năng làm giảm huyết áp và nhịp tim với những người bị chứng cao huyết áp kinh niên.
Tuy vậy, để tránh các trường hợp dị ứng ngoài ý muốn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Giảm tình trạng ho và đau họng kéo dài: Đây được xem là tính năng hữu hiệu nhất của tinh dầu cỏ xạ hương. Cỏ xạ hương có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh cảm cúm hoặc các cơn ho khan kéo dài.
Theo một số kết quả nghiên cứu, sự kết hợp giữa lá thường xuân và cỏ xạ hương còn có khả năng chữa trị bệnh viêm phế quản cấp, ngăn ngừa các cơn đau họng kịp thời, tránh gây ra cảm giác khó chịu cho người dùng.
- Giúp tâm trạng hưng phấn: Tinh dầu cỏ xạ hương là một trong những phương pháp trị liệu hữu hiệu cho những ai đang có các triệu chứng về tâm lý. Dưỡng chất Carvacrol trong cỏ xạ hương có tác dụng kích thích hormone truyền tải cảm xúc hạnh phúc trong não, đem đến cảm giác tích cực, lạc quan và yêu đời hơn cho người dùng.
- Cải thiện các vấn đề tiêu hóa: Trong văn hóa Châu Âu, cỏ xạ hương còn được sử dụng như một loại gia vị có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn, đem đến sự ngon miệng cho người dùng.
Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn là một loại thuốc điều trị các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay thậm chí là các trường hợp nhiễm giun sán.
Với đa dạng các công dụng trên, cỏ xạ hương được xem là một loại dược liệu quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người, giúp cải thiện đời sống, sức khỏe một cách tích cực và hiệu quả.
4. Cách thức sử dụng cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương được sử dụng đa dạng dưới nhiều hình thức, như: dùng tươi, dùng khô, hoặc dùng dưới dạng chiết xuất. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người mà cỏ xạ hương được chế biến theo những cách khác nhau.
Dưới đây là một số cách thức sử dụng cỏ xạ hương phổ biến:
- Chiết xuất tinh dầu: Với mùi thơm nồng nàn đặc trưng, cỏ xạ hương thường được chiết xuất thành các dạng tinh dầu để xông phòng, nhằm tạo không gian sống thơm mát và dễ chịu hơn.
- Trà: Cỏ xạ hương cũng được phơi khô để chế biến thành trà. Trà cỏ xạ hương có vị thơm dịu nhẹ nhưng rất đặc trưng, khiến người dùng dù chỉ một lần cũng không thể quên.
Trà cỏ xạ hương nên dùng kèm với mật ong để tăng độ đậm đà cho mùi vị, kích thích vị giác tối đa. Loại trà này nên uống từ 2 đến 3 lần/ ngày.
- Sắc thuốc: Trong Đông y, cỏ xạ hương được sử dụng như một loại dược liệu đúng nghĩa. Cỏ xạ hương kết hợp với nhiều thành phần khác sẽ tạo ra những bài thuốc hữu hiệu, đem lại hiệu quả tối đa.
- Làm rượu: Nhiều người còn ngâm cỏ xạ hương trong rượu trắng để tạo mùi vị, hương thơm cho rượu. Ngâm từ 7 đến 14 ngày sẽ cho bạn một bình rượu với hương thơm nồng nàn, đặc trưng của cỏ xạ hương.
Mặc dù có thể sử dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, bạn cũng nên sử dụng cỏ xạ hương với số lượng cùng tần suất vừa phải để đảm bảo phát huy hiệu quả tối đa của loại thảo dược này. Nếu dùng quá liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Bài cúng đầy tháng cho bé gái và cách chuẩn bị lễ cúng theo phong tục Việt
Trên đây là các thông tin chia sẻ về cỏ xạ hương và công dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho cuộc sống, cho sức khỏe của mỗi người. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả.
Hãy để lại comment của bạn dưới bài bình luận về chủ đề tiếp theo mà bạn quan tâm và mong muốn nhận được chia sẻ từ Bloggiamgia.edu.vn nhé!
Tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/duoc-lieu/co-xa-huong-co-tac-dung-gi/