Bạn có bao giờ quan sát giấc ngủ của ông bà? Hay có bao giờ nghe họ than thở về những đêm khó ngủ, những lần thức giấc khi gà còn chưa gáy? Người già thật nhiều nỗi khổ. Cùng tìm hiểu những vấn đề mà họ thường gặp phải để chia sẻ với ông bà của mình nhé!
Bạn đang đọc: Chứng rối loạn giấc ngủ kinh niên ở người cao tuổi
Contents
1. Thế nào là rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi?
Rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra ở tất cả các đối tượng; tuy nhiên, chứng bệnh này xuất hiện nhiều nhất ở người cao tuổi. Hơn một nửa số người cao tuổi trên thế giới than phiền rằng họ bị mất ngủ mãn tính, ngủ rất ít hoặc ngủ chập chờn, không ngon giấc vào buổi tối.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đời sống. Ngoài ra, nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nữ giới. Theo một nghiên cứu về sức khỏe và giấc ngủ, phụ nữ từ 18-64 tuổi mắc chứng rối loạn này chiếm từ 31% đến 38%, và tỉ lệ 45% đối với phụ nữ từ 65-79 tuổi.
2. Nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ ở người già. Một số nguyên nhân phổ biến:
2.1 Rối loạn giấc ngủ nguyên phát
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là nguyên nhân của quá trình lão hóa tự nhiên ở người cao tuổi. Khi lớn tuổi, các bộ phận cũng như các chức năng trong cơ thể suy giảm, không còn hoạt động hiệu quả như khi còn trẻ. Đặc biệt, não bộ và các tế bào thần kinh cũng dần suy yếu, không có khả năng thúc đẩy giấc ngủ mạnh mẽ, từ đó dẫn đến các chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi như:
– Hội chứng chân không yên: khiến chân hoặc tay có cảm giác khó chịu, buộc người bệnh phải vận động để giảm cơn đau tạm thời.
– Ngưng thở khi ngủ: hơi thở bị gián đoạn trong lúc ngủ khiến người bệnh thường ngủ trong trạng thái chập chờn, không ngon giấc.
– Rối loạn tứ chi theo chu kỳ: chân hoặc tay thường bị giật trong lúc ngủ.
– Rối loạn hành vi giấc ngủ REM
Rối loạn giấc ngủ nguyên phát là do quá trình lão hóa tự nhiên, không phải do bệnh lý hay các nguyên nhân ngoại cảnh khác gây ra.
2.2 Rối loạn giấc ngủ do các bệnh lý nội khoa
Người cao tuổi thường có rất nhiều bệnh lý mãn tính. Một nghiên cứu thực hiện với người cao tuổi ở Đảo quốc sư tử đã chứng minh rằng những người cao tuổi mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường ít vận động và có các bệnh lý nền. Các bệnh như: đau xương khớp, bệnh tim mạch, tiêu hóa… khiến người cao tuổi đau nhức, khó chịu và mất ngủ về đêm.
2.3 Rối loạn giấc ngủ do thuốc
Với nhiều bệnh lý mãn tính, người cao tuổi thường uống rất nhiều thuốc để duy trì sức khỏe cũng như chống lại các bệnh kinh niên. Các loại thuốc này đều là con dao hai lưỡi, có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Các loại thuốc như: thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu cho người huyết áp cao, thuốc đại tràng, thuốc hen suyễn hoặc tim…đều ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người cao tuổi khó ngủ hoặc ngủ chập chờn.
2.4 Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân bên ngoài cũng tác động trực tiếp đến giấc ngủ của người già, vốn đã rất khó khăn. Nếu ngủ trong không gian quá chật hẹp, ô nhiễm tiếng ồn hoặc nhiệt độ không phù hợp…người cao tuổi khó có thể yên giấc.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng quyết định giấc ngủ của người già. Những thói quen như: ăn nhiều dầu mỡ, ăn sát giờ đi ngủ, sử dụng thức uống có cafein…đều là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn giảm cân cho học sinh an toàn, hiệu quả
3. Tác hại của rối loạn giấc ngủ đối với sức khỏe người cao tuổi
Như các đối tượng khác, người cao tuổi khi mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường mất ngủ, ngủ chập chờn, giấc ngủ phân mảnh hoặc ngủ không sâu giấc.
Giấc ngủ không đạt chất lượng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng vào ban ngày. Với người cao tuổi, ngủ không ngon giấc còn có thể khiến các bệnh lý nền của họ trầm trọng hơn, kháng thể suy giảm và sức khỏe dần yếu đi.
4. Các phương pháp điều trị
Để khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ, người cao tuổi nên áp dụng những phương pháp sau để có giấc ngủ vẹn tròn hơn.
– Giảm thời gian ngủ trưa: người già thường có xu hướng ngủ trưa nhiều vì họ không vướng bận công việc hay con cái. Nếu ban đêm không ngủ được, họ có thể ngủ bù vào buổi sáng hoặc trưa. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài khiến đồng hồ sinh học của người lớn tuổi đảo ngược hoàn toàn, gây rất nhiều trở ngại cho hoạt động và thói quen về sau.
– Tập thể dục: Người lớn tuổi nên thực hiện các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhằm giúp tay chân hoạt động cũng như giúp cơ thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.
– Ăn uống hợp lý: Người cao tuổi thường thèm nhiều món, nhiều lọai thức ăn và họ thường ăn theo sở thích mà không cần cân nhắc thời gian hoặc sức khỏe. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người già dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Cần ăn bữa tối cách ít nhất là 2 giờ trước thời gian ngủ. Nếu xót ruột, người cao tuổi có thể ăn nhẹ như bánh quy hoặc uống một ly sữa ấm trước khi lên giường.
– Xây dựng thói quen thư giãn trước khi ngủ: Người cao tuổi nên tránh các cuộc tranh luận hay bàn bạc trước khi đi ngủ. Nên để đầu óc thoải mái, thư giãn, họ sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, thói quen xem đồng hồ cũng được khuyến nghị là không nên. Xem đồng hồ chỉ khiến người lớn tuổi thêm mệt mỏi, rầu rĩ mà vẫn không tài nào chợp mắt được.
>>>>>Xem thêm: Sự nguy hiểm của chứng cao huyết áp, bạn đã bài chưa?
– Hạn chế uống nước trước khi ngủ: Đi vệ sinh giữa đêm gây gián đoạn giấc ngủ cho người cao tuổi và khiến họ không thể quay lại giấc ngủ một cách dễ dàng. Hãy dừng việc uống nước trong khoảng thời gian 2 giờ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu hơn.
TỔNG KẾT
Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống. Hãy quan tâm đến giấc ngủ của bản thân cũng như các thành viên trong gia đình để tất cả mọi người đều có một cuộc sống trọn vẹn, vui khỏe hơn.
Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/insomnia/older-adults