Nhiều phụ huynh lần đầu làm cha mẹ thường cảm thấy bối rối khi không biết chăm sóc trẻ nhỏ như thế nào cho đúng, đặc biệt là giai đoạn 0 – 6 tháng đầu đời. Họ có thể cảm thấy bỡ ngỡ khi có quá nhiều điều phải tìm hiểu và học hỏi để có thể giúp cho con yêu được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Đừng lo lắng, hãy tìm hiểu ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi sao cho đúng?
Contents
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Bế trẻ chính là một trong những kỹ năng chăm sóc đầu tiên mà bạn phải học làm đúng và chính xác. Trong những lần đầu tiên, bạn có thể cảm thấy lúng túng khi không biết bế bé như thế nào cho đúng. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, bạn sẽ biết cách bế và hiểu rõ tư thế mà bé thích nhất. Mỗi trẻ đều có một tư thế yêu thích riêng, một số bé thích được vắt lên vai, song cũng có vài bé thích được ẵm ngửa…
Nguyên tắc quan trọng nhất khi bạn muốn bế bé lên để nựng nịu hay cho bú chính là phải thực hiện động tác nhẹ nhàng, chậm rãi để bé không bị giật mình. Hãy nhìn và trò chuyện với bé, sau đó cẩn thận luồn hai tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để nhất bé lên dễ dàng và chính xác hơn.
2. Cách cho trẻ sơ sinh bú
Các chuyên gia đã khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo dành cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nguồn sữa mẹ giúp bé dễ tiêu hóa, giảm khả năng dị ứng và chứa số lượng lớn kháng thể để bé có đủ sức khỏe chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Sau khi sinh, bạn hãy cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, ưu tiên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Tuy nhiên, do dạ dày của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện, bạn cần chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều bữa trong ngày. Tuy nhiên, hãy đảm bảo đủ lượng sữa cần thiết trong mỗi lần cho bú. Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ bú mỗi 1 – 2 giờ/lần trong vài tuần đầu tiên, mỗi cữ bú sẽ kéo dài khoảng 15 – 30 phút, tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ và lượng sữa của mẹ. Khi cảm thấy đói, bé thường sẽ khóc, ngọ nguậy, tém miệng liên tục… để bố mẹ dễ dàng biết.
Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày để quá trình phát triển trí tuệ và thể chất được diễn ra bình thường. Mỗi giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 1 – 3 giờ. Vì thế, bạn không cần đánh thức bé để cho bú khi con đang ngủ trong thời gian này.
Tuy nhiên, nếu trẻ đã ngủ quá 4 giờ, bạn cần đánh thức trẻ dậy và cho trẻ bú. Vì để trẻ ngủ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Đồng thời, khi cho bé bú, bạn hãy nựng nịu và trò chuyện với bé, cố gắng đừng để bé ngủ ngay khi mới chỉ bú mẹ được một ít.
Một lưu ý quan trọng khác chính là cho bé ợ hơi sau khi bú no. Dù bạn cho bé bú sữa mẹ hay uống sữa công thức, hãy kích thích cho bé ợ hơi để tránh tình trạng bị ọc sữa.
Cách để bé ợ hơi đơn giản nhất chính là bế bé ở tư thế vác trên vai, đặt phần bụng bé áp sát vào ngực của bạn và vỗ nhẹ phần lưng. Khi bế bé ở tư thế này, bạn cần lưu ý việc giữ cho đầu và cổ bé được đúng tư thế để tránh làm tổn thương những bộ phận này. Trong khoảng 10 – 15 phút, bé sẽ ợ hơi và cảm thấy dễ chịu hơn. Cách làm này sẽ hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở trẻ nhỏ.
3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
Bạn có thể dùng tã vải hoặc tã giấy cho bé. Khi chọn tã giấy, bạn nên chọn loại sản phẩm có kích cỡ phù hợp với bé, lưu ý những tính năng quan trọng như chống hăm, ngứa, thấm hút tốt… Với tã vải, bạn nên chọn những loại làm từ cotton mềm thấm nước tốt để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn nên thay tã cho bé ngay khi phát hiện bé tè hay ị. Khi thay tã, chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, bộ phận sinh dục của bé bằng nước ấm và khăn mềm. Đặc biệt, bạn cần thao tác theo hướng từ trước ra sau khi vệ sinh cho bé. Sau đó, bạn nên thoa thêm kem chống hăm hoặc kem bảo vệ da để giúp bé hạn chế mắc bệnh rôm sảy hay ngứa ngáy.
Tìm hiểu thêm: Có nên đi tất cho bé khi ngủ vào mùa hè không? Cần lưu ý gì?
4. Cách tắm cho trẻ sơ sinh
4.1. Chuẩn bị trước khi tắm cho trẻ
Để chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi đúng cách, bạn cần tìm hiểu rõ về cách tắm cho trẻ cũng như chuẩn bị những đồ dùng cần thiết. Theo đó, bạn có thể dùng loại sữa tắm gội 2 trong 1 dành cho trẻ sơ sinh để tắm cho bé. Đồng thời, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây trước khi bắt đầu tắm cho bé:
- Rửa tay sạch sẽ, cắt gọn gàng móng tay, tháo bỏ nữ trang có bề mặt góc cạnh hay xù xì. Những món đồ này có thể làm trầy xước da của bé.
- Chuẩn bị khăn xô khổ lớn, khổ nhỏ, quần áo sạch, mũ, bao tay, vớ.. Để giữ ấm cho bé.
- Tăm bông, gạc, bông gòn, băng rốn vô trùng, nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh cuống rốn cho bé.
- Bạn nên tắt quạt, máy lạnh rồi mới bắt đầu cởi áo và tã của bé. Nên sử dụng nước sạch có độ ấm khoảng 36 – 38 độ C để tắm cho bé. Lưu ý, bạn cần thận trọng trong quá trình pha nước tắm cho bé, hãy dùng nhiệt kế hoặc cùi chỏ tay để kiểm tra độ ấm của nước trước khi tắm cho bé.
4.2. Quá trình tắm, gội cho bé
Sau khi đã chuẩn bị đủ mọi vật dụng cần thiết, bạn có thể tiến hành tắm cho bé theo những bước sau:
- Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau mắt cho bé. Lưu ý, lau theo hướng từ trong ra ngoài.
- Dùng tăm bông sạch để vệ sinh lỗ mũi của bé.
- Sử dụng khăn mềm để lau mặt
- Bế bé lên và tiến hành gội đầu cho cho bé: Trong lúc bế bé, dùng ngón cái và ngón áp út của bàn tay để ép nhẹ 2 vành tai vào sát lỗ tai, tránh để nước chảy vào tai. Tay còn lại dùng khăn (gạc) thấm nước để làm ướt tóc bé. Sau đó bạn lấy một ít dầu gội để thoa đều và massage đầu nhẹ nhàng. Dùng nước sạch để xả và lấy khăn lau khô đầu cho bé.
- Với những bé chưa rụng rốn, bố mẹ nên dùng khăn mềm để lau người cho trẻ để tránh làm ướt rốn. Nếu muốn tắm cho bé, bạn nên đặt bé vào trong chậu nước đã pha sẵn sữa tắm. Tuy nhiên, cần lau khô thật khô vùng rốn để tránh nhiễm khuẩn.
- Bế trẻ sang chậu nước tắm khác để làm sạch toàn bộ xà phòng.
- Đặt trẻ lên mặt phẳng đã trải sẵn khăn xô khổ lớn, dùng khăn lau khô người bé.
- Nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch bụi bẩn trong mắt, mũi của bé rồi dùng bông gòn lau từ trong ra ngoài.
- Lấy tăm bông hoặc bông gòn để vệ sinh vùng bên ngoài tai của bé.
- Nhỏ nước muối sinh lý vào gạc rơ lưỡi để làm sạch vùng răng miệng cho bé.
- Dùng bông gòn thể thấm hết nước quanh rốn. Sau đó, dùng tăm bông đã thấm nước muối sinh lý để lau khô lần nữa. Bạn nên lưu ý để vùng rốn thông thoáng, tránh quấn băng gạc dày đặt để rốn nhanh khô rồi rụng hơn.
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp 10 món ăn nhẹ đêm khuya không làm gián đoạn giấc ngủ của bạn
Nếu muốn cắt móng tay cho trẻ, bạn nên chọn thời điểm ngay khi vừa tắm xong. Khi đó, bé đang cảm thấy dễ chịu và móng cũng đang rất mềm nên dễ cắt. Ngoài ra, bạn có thể đợi bé đã ngủ say rồi mới cắt móng. Việc cắt ngắn móng tay, móng chân thường xuyên sẽ giúp bé hạn chế tự làm trầy xước da của mình.
5. Một số lưu ý khác trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi
Bên cạnh việc tìm hiểu cách bế, cách cho trẻ ú hay tắm và thay tã cho bé, bạn nên lưu ý một số vấn đề khác như:
- Cho bé chích ngừa đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của bác sĩ, chuyên gia y tế.
- Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé để điều trị cảm sốt kịp thời.
- Trẻ nhỏ từ 2 – 16 tuần tuổi thường hay khóc đêm, mỗi cơn khóc có thể kéo dài khoảng 3 giờ hoặc hơn, chủ yếu vào chiều tối. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe của bé. Vì vậy, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện nếu phát hiện có sự thất thường.
Trên đây là bài viết về cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi do Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp. Lần đầu làm bố mẹ có thể khiến bạn lo lắng. Tuy nhiên, hãy dành nhiều thời gian để tìm hiểu cách chăm sóc con đúng cách để bé luôn được khỏe mạnh, ngày càng lanh lợi, thông minh.cần theo dõi và đưa bé đến trung tâm y tế khi phát hiện bất thường.