Thức dậy sau khi nghe thấy tiếng chuông báo thức là việc ngày càng trở nên khó thực hiện. Đa số mọi người sẽ nhấn nút báo thức lại lần 2 và tiếp tục giấc ngủ của mình. Việc làm này nhìn thì có vẻ không ảnh hưởng gì nhưng lại cực kỳ gây hại cho sức khỏe. Trong bài viết này, Vua Nệm sẽ mách bạn cách để thức giấc mà không cần nhấn nút báo thức lại lần 2.
Bạn đang đọc: Cách để thức giấc mà không cần nhấn nút báo thức lại lần 2
Contents
1. Những tác hại nguy hiểm của việc nhấn lại báo thức lần 2
1.1. Khiến cho chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn
Cơ thể con người có cơ chế tự động chuẩn bị cho việc bắt đầu ngày mới. Quá trình này diễn ra trước khi bạn thức dậy khoảng 2 tiếng. Nhiệt độ cơ thể chúng ta sẽ tăng lên khi sắp thức dậy. Đồng thời, các chất hóa học có khả năng giúp bạn tỉnh táo hơn cũng hoạt động vô cùng mạnh mẽ.
Hẹn lại báo thức lần 2 khiến chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn
Khi tiếng chuông báo thức lần đầu tiên reo lên, bạn thức dậy và cơ thể đã chuẩn bị tốt để đón chào ngày mới. Nhưng nếu bạn không xuống giường mà lựa chọn ngủ lại sau khi tắt báo thức, cơ thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi ở lần thức dậy kế tiếp.
1.2. Gây cảm giác mệt mỏi suốt ngày dài
Đa số mọi người thường lầm tưởng rằng việc nhấn báo thức lần 2 hoặc nhiều hơn sẽ tăng thêm thời gian ngủ và giúp cơ thể nạp đầy năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta lại hoạt động theo cách khác.
Có một cuộc khảo sát lấy ý kiến của gần 20.000 người đã cho thấy những “sâu rượu” sẽ mệt mỏi hơn vào ban ngày sau khi nhấn nút báo thức nhiều lần. Thêm vào đó, các nhà khoa học cũng tiết lộ rằng nếu chúng ta thường xuyên trì hoãn báo thức sẽ dẫn đến việc bị thiếu ngủ.
1.3. Ảnh hưởng đến đường ruột
Hành động nhấn nút báo thức lại lần 2 khiến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể bạn bị rối loạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh liên quan đến đường ruột.
Việc không đi ngủ và thức dậy theo lịch trình cố định có thể khiến bạn rơi vào trạng thái trằn trọc suốt đêm. Hệ quả của điều này là bạn sẽ ngủ ít hơn mức cần thiết và chất lượng giấc ngủ giảm xuống. Hơn thế nữa, tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng đến cân nặng và quá trình trao đổi chất.
Việc trì hoãn báo thức khiến cho đường ruột bị ảnh hưởng nghiêm trọng
1.4. Ảnh hưởng xấu đến làn da
Ngay cả khi bạn đang thực hiện skincare rất tốt và khoa học thì việc thiếu ngủ trong thời gian dài vẫn khiến công sức của bạn tiêu tan. Làn da sẽ trở nên nhạy cảm và dễ nổi mụn hơn bình thường nếu chúng ta ngủ không đủ giấc.
Thiếu ngủ là cơ hội để hormone gây căng thẳng tăng sinh mạnh mẽ. Đó cũng là lý do dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và tăng tiết bã nhờn trên da. Kết quả là lỗ chân lông bị tắc nghẽn và hình thành mụn.
1.5. Khiến hệ miễn dịch làm việc kém hiệu quả
Bạn có thể cảm thấy vô cùng sảng khoái khi ngó lơ báo thức và tiếp tục ngủ thêm vài phút nữa. Tuy nhiên, nếu việc làm này dần bến thành thói quen sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường cho cơ thể.
Ví dụ, nếu để ý bạn sẽ thấy bản thân bị cảm thường xuyên hơn. Đây chính là kết quả của việc thiếu ngủ dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch. Khi hàng rào bảo vệ bị phá vỡ, các loại vi rút sẽ có cơ hội tấn công và khiến bạn dễ mắc bệnh hơn.
Bạn sẽ dễ bị cảm cúm hơn nếu không thức dậy ngay sau khi nghe báo thức
1.6. Khiến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe sinh sản thì hãy dừng ngay thói quen nhấn lại báo thức mỗi sáng sớm. Các hormone liên quan đến chức năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chế độ ngủ của bạn không đồng bộ.
Cụ thể, hormone sinh sản điều khiến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Việc ngủ lại sau khi tắt báo thức có thể gây căng thẳng cho cơ thể và làm chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn theo.
2. Sự thật về cơ thể và chuông báo thức
Trên thực tế, cơ thể chúng ta không hề thích nghe thấy tiếng chuông báo thức một tí nào. Quá trình thức – ngủ của con người bị chi phối bởi protein PER (viết tắt của Period). Nồng độ protein này trong máu sẽ tăng và giảm đều đặn mỗi ngày. PER thường đạt cực đại vào gần sáng và cực tiểu khi gần đến giờ đi ngủ.
Nếu protein PER giảm xuống, huyết áp cũng sẽ giảm theo dẫn đến nhịp tim chậm hơn và đầu óc không còn tỉnh táo. Đây chính là dấu hiệu của sự buồn ngủ mà bạn thường gặp phải. Mặt khác, khoảng 1 tiếng trước khi thức giấc, nồng độ PER, nhiệt độ cơ thể và huyết áp sẽ đồng loạt tăng lên.
Tìm hiểu thêm: Ù tai gây khó ngủ: Làm sao để chấm dứt?
Cơ thể con người không thích tiếng chuông báo thức
Nếu bạn duy trì việc thức dậy vào một thời điểm cố định, cơ thể sẽ tự động điều chỉnh việc tăng mức protein PER dần dần mỗi buổi sáng. Bên cạnh đó, hormone căng thẳng cortisol cũng tăng lên để giúp bạn có khoảnh khắc thức dậy tốt nhất. Nhờ vậy, dù không đặt báo thức, bạn vẫn có thể tỉnh táo dần dần.
Vậy tại sao cơ thể lại tích cực thúc đầy việc tỉnh giấc một cách từ từ? Lý do là vì cơ thể con người thật sự cảm thấy không thích sự căng thẳng và đột ngột mà chuông báo thức gây ra. Thức dậy bằng phương pháp đặt chuông báo thức khiến quá trình hoạt động của protein PER bị gián đoạn. Do đó mà cơ thể không có sự chuẩn bị trước khi thức giấc và cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
3. Cách để thức giấc mà không cần nhấn nút báo thức lại lần 2
3.1. Không đặt thiết bị báo thức quá gần giường ngủ
Tab đầu giường hay đầu giường chính là nơi được chúng ta chọn để đặt thiết bị báo thức như đồng hồ báo thức hay điện thoại. Những vị trí này vô cùng thuận tiện để bạn với tay và nhấn lại báo thức lần nữa rồi tiếp tục chìm vào giấc ngủ.
Để thay đổi thói quen xấu này, đầu tiên hãy để thiết bị báo thức xa tầm với của bạn. Tốt nhất hãy đặt chúng ở nơi khiến bạn phải xuống khỏi giường và di chuyển thì mới tắt được. Nhiều người khuyên rằng hãy cài đặt báo thức rồi để thiết bị ở phòng khách.
Hãy đặt những thiết bị báo thức cách xa giường ngủ của bạn
3.2. Luôn có lý do để thức dậy đúng với báo thức
Trước khi đi ngủ, bạn có thể tự giao hẹn với bản thân rằng sáng mai bạn có nhiều việc để làm. Đó không phải là việc gì quá nặng mà chỉ đơn giản là tập thể dục thư giãn dưới ánh nắng sớm ấm áp. Bạn có thể tăng tính hấp dẫn cho việc dậy đúng giờ báo thức bằng việc nếu thực hiện nghiêm túc sẽ tự thưởng cho bản thân điều gì đó.
3.3. Vận động sau khi nghe báo thức
Thay vì tiếng báo thức mặc định sẵn trong điện thoại, bạn có thể thay thế bằng một bài hát sôi động. Sau khi nghe báo thức, hãy ra khỏi giường và nhảy theo giai điệu bài hát ấy.
Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn không thể tắt báo thức nhanh chóng. Ví dụ, bạn phải giải một bài toán mới được phép nhấn nút báo thức lại lần 2. Số khác buộc bạn phải lắc điện thoại. Nếu bạn cài đặt bằng thiết bị chuyên dụng, báo thức sẽ khiến nó di chuyển và bạn buộc phải xuống giường rồi đuổi theo để tắt.
>>>>>Xem thêm: Những thói quen của cha mẹ có thể khiến trẻ mất ngủ vào ban đêm
Vận động ngay sau khi nghe chuông báo thức giúp bạn thức dậy tỉnh táo hơn
3.4. Thay đổi chuông báo thức và vị trí thiết bị
Để tránh tình trạng bộ não dần quen thuộc với chuông báo thức, bạn hãy đặt chuông báo thức khác nhau cho mỗi ngày. Ngoài ra, đừng nên để thiết bị báo thức ở một vị trí cố định. Hãy biến việc tắt báo thức thành cuộc săn lùng mỗi sáng và nhờ vậy mà bạn sẽ tỉnh táo hơn trong quá trình tìm kiếm thiết bị.
3.5. Đi ngủ và thức dậy theo lịch trình
Thiếu ngủ chính là động lực lớn nhất khiến bạn nhấn nút báo thức lại lần 2. Vì thế, nếu muốn chấm dứt thói quen này, bạn hãy đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó, chúng ta nên tuân thủ lịch trình đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm cố định.
Lời kết
Báo thức không phải để tắt đi hoặc hẹn lại nhiều lần. Hãy để tiếng chuông báo thức thực hiện đúng nhiệm vụ là giúp bạn thức dậy đúng giờ mỗi sáng. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là hãy tập luyện cho bản thân thói quen thức giấc mà không cần chuông báo thức để bảo vệ sức khỏe.