Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

Rate this post

Big 5 Personality là mô hình xác định tính cách hoặc phát hiện phần tính cách tiềm ẩn của người tham gia được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Vậy Big 5 Personality là gì và mô hình này xác định tính cách con người thông qua những yếu tố nào? Tại bài viết, Bloggiamgia.edu.vn sẽ mang tới cho bạn cái nhìn chi tiết nhất!

Bạn đang đọc: Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

1. Big 5 Personality là gì?

Big 5 Personality hay 5 tính cách lớn là mô hình phân tích các đặc điểm về hành vi của con người, từ đó phân chia tính cách của bạn thuộc một trong 5 nhóm nhất định bao gồm: hòa đồng (Openness), tận tâm (Conscientiousness), hướng ngoại (Extraversion), dễ chịu (Agreeableness) và nhạy cảm (Neuroticism).

Bên cạnh tên gọi chính thức Big 5 Personality, mô hình này còn được biết đến với cái tên OCEAN là cụm từ tập hợp của các chữ cái đầu tiên thuộc các từ miêu tả tính cách (tiếng Anh).

Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

Mô hình về Big 5 Personality đầy đủ và chi tiết

2. Nguồn gốc của Big 5 Personality 

Mô hình Big 5 Personality được một số nhà nghiên cứu phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ 20. Về sau, mô hình được phát triển và được ứng dụng trên Trait-Map khoảng năm 2004 cho đến nay.

Cái tên Big 5 Personality được nhà tâm lý học người Hoa Kỳ tên Lewis Goldberg đặt và nhanh chóng trở thành thuật ngữ nổi tiếng khắp thế giới. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý nhằm đo lường tính cách con người và tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp.

3. Tầm quan trọng của Big 5 Personality 

Cùng điểm qua một vài vai trò của mô hình Big 5 Personality:

3.1. Trong lĩnh vực tuyển dụng

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm nhằm xác định tính cách để xem ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí và văn hóa doanh nghiệp hay không.

Vì thế, nếu  bạn không may rớt một buổi phỏng vấn thì cũng đừng quá bi quan vì biết đâu nguyên nhân xuất phát từ việc không hợp môi trường mà thôi. Chỉ cần bạn không bỏ cuộc, chắc chắn sẽ tìm được nơi bản thân thuộc về.

3.2. Trong công việc

Điểm số đánh giá cảm xúc sẽ được sử dụng để xác định nhiệm vụ nào phù hợp với năng lực của mỗi cá nhân trong tập thể. Ví dụ như nếu công việc hiện tại của bạn quá áp lực, gây căng thẳng, mệt mỏi thì nguyên nhân rất có thể ở tính cách của bạn không phù hợp với công việc hiện tại. Lúc này, thông qua kết quả đo lường từ mô hình Big 5 Personality sẽ giúp bạn có cái nhìn chính xác để cân nhắc có nên tiếp tục với công việc hiện tại hay nhảy việc.

Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

Thông tin cơ bản về Big 5 Personality

4. Phân tích và đánh giá chi tiết 5 yếu tố tính cách

Trong mỗi người đều hội tụ đủ cả 5 nhóm yếu tố về tính cách nhưng khác nhau về mức độ thể hiện. Cùng Bloggiamgia.edu.vn đánh giá các xu hướng tính cách dựa trên mô hình Big 5 Personality nhé!

4.1. Openness – Hòa đồng 

Tính cách hòa đồng phản ánh con người thông minh, thích phiêu lưu và theo chủ nghĩa tự do, đam mê các lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo.

Do đó, những người đạt điểm số cao ở mặt tính cách hòa đồng thường có đặc điểm:

  • Rất thông minh với khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề rất tốt.
  • Có xu hướng thích những điều mới mẻ, sáng tạo.
  • Luôn tò mò về những điều xung quanh, hứng thú với các khái niệm trừu tượng.
  • Có ý chí kiên cường, không ngừng nỗ lực vươn lên vượt qua thử thách.

Ngược lại, người có điểm số cởi mở thấp sẽ có những biểu hiện:

  • Sống thực tế, không giỏi sáng tạo, tưởng tượng.
  • Thích sự ổn định và ngại đổi thay, do đó gặp khó khăn trong việc thay đổi môi trường sống. Suy nghĩ rất cứng nhắc và có xu hướng chống lại những ý tưởng mới mẻ.
  • Không có hứng thú với các ý tưởng mới lạ, sáng tạo.
  • Không thích các lĩnh vực trừu tượng, lý thuyết.

4.2. Conscientiousness – Tận tâm 

Tính cách tận tâm thể hiện qua các hành động chu đáo với mọi người, nghiêm túc, cẩn trọng trong công việc.

Theo đó, những người có chỉ số tận tâm cao sẽ có xu hướng:

  • Cẩn thận, luôn chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chuyện.
  • Luôn xác định thứ tự công việc và hoàn thành các công việc quan trọng.
  • Sở hữu khả năng quan sát tốt, thường tập trung tới các chi tiết nhỏ.
  • Làm việc có nguyên tắc, lịch trình, thích lên kế hoạch và vạch mục tiêu chi tiết.
  • Tính kỷ luật trong công việc cao và luôn theo chủ nghĩa hoàn hảo.

Ngược lại, người có chỉ số tận tâm thấp thường sẽ có những đặc điểm trong tính cách như:

  • Không thích gò bó hay làm việc theo một lịch trình nào.
  • Thường để đồ đạc theo ý thích, không ngăn nắp.
  • Chần chừ trong công việc và thường xuyên đối mặt với rủi ro.
  • Tần suất không hoàn thành công việc khá cao.

4.3. Extraversion – Hướng ngoại 

Đặc điểm tính cách của tính hướng ngoại là thái độ thân thiện, thích môi trường tập thể, luôn hứng khởi, tràn đầy năng lượng sống.

Những người hướng ngoại sẽ có những đặc điểm trong tính cách dễ nhận biết như:

  • Thân thiện, thường xuyên là người bắt chuyện.
  • Thích gặp gỡ, trò chuyện với mọi người xung quanh.
  • Tính cách sôi nổi, giàu năng lượng rất phù hợp với các hoạt động tập thể
  • Dễ dàng kết bạn với người khác và có nhiều mối quan hệ xã giao.
  • Khả năng giao tiếp tốt, có thể tự tin nói chuyện trước đám đông một cách lưu loát, rành mạch.

Trái ngược với người hướng ngoại, những người hướng nội hay có chỉ số hướng ngoại thấp sẽ có đặc điểm như:

  • Thích một mình
  • Không thích những hoạt động phải giao tiếp nhiều.
  • Không biết cách bắt đầu một câu chuyện với ai đó.
  • Thích hành động hơn là nói, suy nghĩ chín chắn trước khi nói.
  • Không thích trở thành điểm thu hút đám đông.

Tìm hiểu thêm: TOP 11 kem chống nắng tốt nhất hiện nay được Beauty Blogger tin dùng

Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

Extraversion là tính cách hướng ngoại thể hiện ở sự năng lượng, hoà đồng

4.4. Agreeableness – Dễ chịu

Ở nhóm tính cách dễ chịu, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật  nhất là lòng vị tha, sống tình cảm, tin tưởng, dễ dàng cảm thông với người khác.

Tính cách dễ chịu của một người được thể hiện qua các đặc điểm như:

  • Luôn quan tâm và chăm sóc những người xung quanh.
  • Sống chan hòa với thái độ vị tha, dĩ hòa vi quý.
  • Dễ đồng cảm với câu chuyện của đối phương.
  • Dễ tính, thân thiện hòa đồng trong một tập thể.
  • Tốt bụng, giàu lòng trắc ẩn, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người

Ngược lại, những người có chỉ số cảm xúc dễ chịu thấp sẽ có biểu hiện:

  • Không quan tâm tới ý kiến, suy nghĩ của người khác.
  • Có phần vô tâm, không để ý đến các vấn đề của những người xung quanh.
  • Ít khi quan tâm tới người khác, đôi lúc có những lời nói hay hành động làm đối phương tổn thương.

Big 5 Personality là gì? Tìm hiểu về mô hình 5 tính cách lớn

>>>>>Xem thêm: Tại sao nấm Tùng Nhung quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới?

Agreeableness thuộc nhóm tính cách dễ chịu với nhiều sự đặc trưng riêng biệt

4.5. Neuroticism – Nhạy cảm 

Sự nhạy cảm luôn tiềm ẩn trong cảm xúc của mỗi cá nhân và được thể hiện qua các cung Theo đó, những người có chỉ số nhạy cảm cao sẽ có xu hướng:

  • Lo lắng về nhiều thứ không cần thiết.
  • Thường xuyên buồn phiền, tiêu cực.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát cơn nóng giận.

Ngược lại, người có chỉ số nhạy cảm thấp thường sống thực tế với các đặc điểm nổi bật như:

  • Biết cách duy trì cảm xúc luôn ổn định, có khả năng đầu với căng thẳng tốt.
  • Tính tình lạc quan, vui vẻ, hay cười và luôn suy nghĩ tích cực.
  • Ít khi lo lắng hay bận tâm về điều gì đó.

Trên đây là chia sẻ về Big 5 Personality là gì được Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn có thể thực hành xác định, phân biệt các tính cách và hiểu hơn về  chính bản thân mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *