Người xưa có câu: “Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng 10 chưa cười đã tối” là để chỉ thời điểm thời gian ngày dài đêm ngắn khác nhau – một hiện tượng của thiên văn học. Trong thời điểm đêm ngắn hơn ngày này, chúng ta thường bị hao hụt đi thời gian ngủ. Nhiều người đã quen giấc ngủ rất muộn vào buổi tối, sáng thức dậy rất sớm vì trời đã sáng trưng. Điều này khiến cho không ít người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
Bạn đang đọc: Bí quyết ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn
Tại sao lại xuất hiện hiện tượng thời gian đêm và ngày chênh lệch như vậy? Có bí quyết ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn hay không? Hãy theo dõi bài viết này của Bloggiamgia.edu.vn, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những giải pháp giúp ngủ ngon trong thời điểm đêm tháng 5.
Contents
- 1 1. Tìm hiểu hiện tượng ngày dài đêm ngắn
- 2 2. Những nguyên nhân khiến mọi người thường mất ngủ, thiếu ngủ khi ngày dài đêm ngắn
- 3 3. Bí quyết giúp ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn
- 3.1 3.1. Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng vào ban ngày
- 3.2 3.2. Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối trước khi ngủ
- 3.3 3.3. Không sử dụng caffeine trước khi đi ngủ
- 3.4 3.4. Cố gắng ngủ đúng giờ và thức giấc đúng giờ
- 3.5 3.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp
- 3.6 3.6. Xây dựng không gian ngủ thích hợp với chăn ga gối nệm chất lượng
- 3.7 3.7. Một số lưu ý khác để có giấc ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn
1. Tìm hiểu hiện tượng ngày dài đêm ngắn
Mặc dù rất dễ dàng để nhận biết được hiện tượng ngày dài đêm ngắn thông qua thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày. Thế nhưng chắc chắn rằng có rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về hiện tượng này, nguyên nhân tại sao lại xuất hiện ngày dài hơn đêm.
1.1. Ngày dài đêm ngắn diễn ra vào thời điểm nào trong năm?
Thời gian ngày dài đêm ngắn diễn ra trong thời gian mùa hè. Trong khi đó vào mùa đông, thời gian ban đêm lại dài hơn so với ban ngày. Hiện tượng này xảy ra do trục của Trái đất không thẳng lên xuống một góc 90 độ mà thay vào đó nó bị nghiêng đi một chút. Do đó, khi Trái Đất quay quanh mặt trời 365 ngày, vào mùa hè, bán cầu Bắc gần Mặt Trời hơn, ngược lại, nó ở xa Mặt Trời hơn vào mùa đông. Do đó tạo nên sự thay đổi về thời gian ngày và đêm theo các mùa ở trong năm.
Ở Việt Nam, thời điểm ngày dài hơn đêm được biểu hiện rõ ràng nhất, dễ nhận thấy nhất là những ngày mùa hè tháng 5. Do đó, từ xa xưa, ông cha đã đúc kết hiện tượng này trong một câu ca dao tục ngữ rất thân thuộc: Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng/Ngày tháng 10 chưa cười đã tối.
Qua đó, chúng ta cũng nhận thấy được vào mùa đông sẽ có có thời gian ban đêm dài hơn và thường bắt đầu biểu hiện rõ nét vào tháng 10. Sự chênh lệch thời gian theo mùa này tạo nên những đặc trưng riêng cho từng mùa, giúp con người tạo ra những thói quen sinh hoạt khác nhau theo mùa. Trong đó, thời gian ngủ cũng vì vậy mà có sự thay đổi theo mùa trong năm.
1.2. Lý giải hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
Để giải thích tại sao ngày dài hơn vào mùa hè và ngắn hơn vào mùa đông, trước tiên hãy xem xét chu kỳ quay của Trái Đất. Theo đó, Trái Đất quay quanh trục của nó. Cứ 24h sẽ để cho một nửa bán cầu quay về phía Mặt Trời (sẽ trải qua thời điểm ban ngày), một nửa bán cầu còn lại sẽ bị che khuất ánh sáng Mặt Trời nên sẽ trải qua thời gian ban đêm. Và Trái Đất cũng quay quanh mặt trời với chu kỳ một vòng quay là 365 ngày.
Nếu trục của Trái Đất thẳng lên và tạo thành góc 90 độ thì cả bán cầu Bắc và Nam đều có thời gian ngày và đêm bằng nhau vì khoảng thời gian mà Trái Đất hướng về phía Mặt Trời và thời gian quay xa hướng Mặt Trời là bằng nhau.
Tuy nhiên, Trái Đất có độ nghiêng là 23,5 độ so với Mặt Trời và luôn hướng về một hướng trong không gian. Ngay cả khi Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời thì vẫn giữ nguyên độ nghiêng này. Điều này có nghĩa là trong suốt quỹ đạo hàng năm của nó, đôi khi bán cầu Bắc gần Mặt Trời hơn (mùa hè) đôi khi nó ở xa hơn (mùa đông). Thời gian chiếu sáng cũng vì vậy mà dài hơn hoặc ngắn hơn. Nói cách khác, do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
Tùy thuộc vào vị trí của bạn, sự khác biệt về độ dài của ngày giữa các mùa có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ sự chênh lệch thời gian ngày và đêm. Chỉ có những điểm nằm trên đường Xích Đạo mới có thời gian ngày và đêm bằng nhau.
2. Những nguyên nhân khiến mọi người thường mất ngủ, thiếu ngủ khi ngày dài đêm ngắn
Mất ngủ hay thiếu ngủ, khó ngủ là một bệnh lý diễn ra phổ biến ở cả người già lẫn những người trẻ tuổi. Bệnh lý này có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn vào những thời điểm giao mùa hay thay đổi tiết trời. Thời gian ngày dài đêm ngắn cũng là một hiện tượng gây ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ con người.
Nguyên nhân khiến nhiều người ngủ không đủ giấc, không ngon giấc khi ngày dài hơn đêm thường là do chưa khó thích nghi với sự thay đổi của thời gian trong ngày. Vào mùa đông sang xuân, thời gian ban đêm sẽ dài hơn so với ban ngày. Chính vì vậy thời gian ngủ thường được kéo dài hơn. Mọi người có cảm giác mùa đông ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn, thời gian ngủ cũng nhiều hơn.
Trong khi đó, khi mùa hè tới, mọi người vẫn đang rất quen thuộc với việc ngủ nhiều như mùa đông. “Chiếc đồng hồ sinh học” khiến cho chúng ta tự giác ngủ lâu hơn. Thế nhưng, ánh sáng Mặt Trời lại xuất hiện rất sớm, trời lại rất lâu tối. Điều này khiến cho mọi người chỉ được ngủ trong thời gian ngắn hơn, dẫn tới thiếu ngủ, mất ngủ.
Chưa kể, mùa hè nóng bức khiến cho mọi người cảm thấy khó chịu, bứt rứt khi đi ngủ. Nhiệt độ cao là yếu tố gây khó ngủ, mất ngủ hơn so với nhiệt độ thấp. Sự bí bách, ngột ngạt hay tiết trời ẩm ương của mùa hè khiến cho những giấc ngủ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc ban đêm.
3. Bí quyết giúp ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn
Thời gian ngủ càng ngắn thì chất lượng giấc ngủ càng cần được chú ý nâng cao hơn. Nếu không, giấc ngủ không đủ kèm theo ngủ không ngon sẽ khiến cơ thể rất dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí là suy nhược và nhiều bệnh lý khác kèm theo. Vậy làm sao để ngủ ngon khi thời gian ngủ ít? Tham khảo những bí quyết ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn ngay sau đây.
3.1. Tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng vào ban ngày
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, con người có một chiếc “đồng hồ” ghi nhớ thời gian một cách tự nhiên. Nó được gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học tác động đến não bộ, cơ thể và nội tiết tố, thông qua đó sẽ tự động báo cho cơ thể của bạn biết khi nào nên tỉnh táo và khi nào là thời gian để ngủ.
Ánh sáng vào ban ngày giữ cho chiếc đồng hồ sinh học được khỏe mạnh, cung cấp năng lượng tích cực vào ban ngày. Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện chất lượng và thời gian ngủ vào ban đêm. Ở những người bị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc khi tiếp xúc với ánh sáng ban ngày nhiều hơn sẽ cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Mặt khác, nó làm giảm thời gian đi vào giấc ngủ tới 83%.
Một số nghiên cứu chứng minh được rằng, khi tiếp xúc với ánh sáng chói 2 giờ trong ngày làm tăng thời lượng ngủ thêm 2 giờ và chất lượng giấc ngủ lên 80% so với bình thường. Hãy thử tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng (mặt trời hoặc nhân tạo) để giấc ngủ vào ban đêm được sâu giấc hơn.
Tìm hiểu thêm: TOP 5 loại giấy dán tường phòng khách đẹp, tinh tế
3.2. Giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối trước khi ngủ
Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến cho chiếc đồng hồ sinh học của bạn bị ảnh hưởng do bộ não bị đánh lừa rằng vẫn đang là ban ngày. Do đó, một số loại hormone giúp thư giãn và kích thích sự buồn ngủ như melatonin sẽ giảm đi. Bạn sẽ cảm thấy khó ngủ và ngủ không sâu giấc.
Những ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… là nguồn sáng rất có hại cho cơ thể cũng như ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tiếp xúc với chúng quá nhiều khiến thần kinh căng thẳng, não bộ không được nghỉ ngơi mà trở nên tỉnh táo hơn.
Hãy tắt các thiết bị điện tử, những nguồn ánh sáng nhân tạo trước khi ngủ từ 1 – 2h đồng hồ. Đồng thời, sử dụng các loại dụng cụ, vật dụng hỗ trợ ngăn chặn ảnh hưởng của ánh sáng như đeo bịt mắt ngăn sáng.
3.3. Không sử dụng caffeine trước khi đi ngủ
Caffeine như một loại chất có tác dụng kích thích sự tỉnh táo, tập trung, nâng cao hiệu suất hoạt động của não bộ. Vì vậy, khi sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine sẽ kích thích hệ thần kinh của bạn trở nên thanh tỉnh. Nó còn có thể khiến cơ thể bạn không thể thư giãn một cách tự nhiên vào ban đêm.
Trong một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đủ ngủ sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ trầm trọng. Loại chất này tồn tại trong máu của bạn từ 6 – 8 giờ. Do đó, không nên uống một lượng lớn cà phê sau khoảng 3 giờ chiều. Nhất là với những người nhạy cảm với caffeine hoặc mắc chứng khó ngủ thì càng nên tránh xa các loại đồ uống có caffeine.
3.4. Cố gắng ngủ đúng giờ và thức giấc đúng giờ
Nhịp sinh học của cơ thể hoạt động theo một vòng lặp nhất định, tự điều chỉnh theo thời gian mặt trời mọc và lặn. Nếu bạn đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ có tác dụng kéo dài thời gian ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Một nghiên cứu cho thấy rằng, những người có thói quen ngủ không đều đặn, thời gian đi ngủ thay đổi liên tục và ngủ muộn vào cuối tuần sẽ có chất lượng giấc ngủ rất kém. Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, khi giấc ngủ không đều, thời gian không lặp lại đúng giờ thì nhịp sinh học của bạn sẽ bị thay đổi. Hormone melatonin không chỉ được tiết ra ít hơn mà còn không phát đi tín hiệu để não bộ nghỉ ngơi và cơ thể đi ngủ. Hãy tập thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc, lặp lại nhiều tuần tương tự, cơ thể sẽ tự động buồn ngủ và thức dậy đúng thời gian.
3.5. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, nhiệt độ cao khiến bạn khó ngủ và ngủ không ngon. Nhiệt độ phòng và thân nhiệt tăng cao sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm tăng sự tỉnh táo. Trong khi đó, nhiệt độ thấp sẽ khiến cơ thể dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Thông thường, mức nhiệt độ phù hợp và tốt cho giấc ngủ là từ 25 – 28 độ C. Dù vậy, nhiều người có thói quen và sở thích khác nhau, có thể lựa chọn mức nhiệt độ thấp hơn để cảm thấy thoải mái hơn.
Vào những thời gian ngày dài đêm ngắn sẽ là khi mùa hè nắng nóng khó chịu. Không có gì khó hiểu khi mà mọi người cảm thấy ngủ không ngon. Do đó, hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho thích hợp để ngủ ngon hơn.
Thêm thông tin về việc xây dựng không gian ngủ thích hợp, chăn ga gối nệm êm ái để có giấc ngủ chất lượng hơn. (Giới thiệu một chút về Bloggiamgia.edu.vn nhé)
3.6. Xây dựng không gian ngủ thích hợp với chăn ga gối nệm chất lượng
Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của chúng ta chính là chăn ga gối, nệm. Chúng có thể giúp ngủ ngon hơn, cũng có thể khiến giấc ngủ nông và kém hơn. Để đảm bảo giấc ngủ dài, ngủ sâu và trọn vẹn mỗi đêm thì nên xây dựng cho mình một không gian ngủ tốt nhất với những phụ kiện giường ngủ từ chăn ga đến gối nệm phù hợp nhất.
Vào mùa hè, ngày dài đêm ngắn khiến bạn bị thiếu ngủ thì nên chú ý lựa chọn loại chăn ga, gối, nệm có độ thoáng mát cao tạo sự mát mẻ và thoải mái khi nằm ngủ. Khả năng thấm hút ẩm tốt cũng giúp ngăn ngừa hình thành vi khuẩn gây ngứa ngáy, dị ứng. Đặc biệt, nên chọn sản phẩm có chất liệu cao cấp để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bảo vệ cơ thể người dùng.
Tránh xa những sản phẩm chăn ga gối, nệm chất lượng kém, bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến cho giấc ngủ của bạn trở nên ngắn hơn. Chất liệu không an toàn, bề mặt vải thô ráp, bí bách, nóng bức sẽ khiến cơ thể không thể thả lỏng và thoải mái khi nằm ngủ.
Để có được những chiếc chăn ga gối, nệm chất lượng cao và phù hợp cho thời điểm ngày dài đêm ngắn thì tốt nhất nên lựa chọn những cửa hàng lớn như Bloggiamgia.edu.vn để mua hàng. Đây là hệ thống bán lẻ nệm và chăn ga gối lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và lựa chọn Bloggiamgia.edu.vn để gửi gắm niềm tin. Bloggiamgia.edu.vn với đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe và giấc ngủ chắc chắn sẽ giúp khách hàng có được những sự lựa chọn tốt nhất cho những giấc ngủ ngon và an lành nhất.
>>>>>Xem thêm: Tư vấn màu sơn ngoại thất cho người mệnh Thổ xu hướng 2024
3.7. Một số lưu ý khác để có giấc ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn
Ngoài những bí quyết ngủ ngon khi ngày dài đêm ngắn như chúng ta vừa tìm hiểu ở trên, các bạn cũng có thể áp dụng một số bí quyết khác. Ví dụ như giảm thời gian và các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, không uống rượu bia trước khi đi ngủ, không ăn quá nhiều vào bữa tối và không ăn khuya.
Bên cạnh đó, hãy hạn chế uống quá nhiều nước, các loại chất lỏng khi đã đến giờ đi ngủ; bổ sung thêm melatonin hay ăn thêm nhiều các loại thực phẩm có tác dụng an thần, tốt cho giấc ngủ. Đồng thời, trang trí và bày biện phòng ngủ sao cho hài hòa, sử dụng những tone màu tốt cho giấc ngủ như xanh dương, vàng, xám…Hãy thả lỏng, thư giãn tinh thần thoải mái trước khi ngủ. Đừng quên chọn lựa những bộ chăn, ga, gối, nệm tốt và phù hợp để có những giấc ngủ ngon.
Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/17-tips-to-sleep-better#2.-Reduce-blue-light-exposure-in-the-evening