Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

Rate this post

Beginner Mindset hay còn gọi là tư duy người mới đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của một cá nhân. Vậy Beginner mindset  là gì và đóng vai trò ra sao? Trong bài viết này, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này và áp dụng tư duy người mới để gặt hái được những thành công trong cả công việc và cuộc sống!

Bạn đang đọc: Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

1. Beginner mindset là gì?

Beginner mindset (tư duy người mới) là phương pháp tiếp cận một vấn đề nào đó trong vai trò người mới bắt đầu. Lúc này, bạn sẽ bỏ qua tất cả các kinh nghiệm đã được tích lũy trước đó để làm quen lại từ đầu. Khi ghi nhận ý kiến đóng góp của mọi người một cách cởi mở, bạn sẽ rút ra được nhiều kiến thức mới, giải pháp đổi mới, tư duy sáng tạo rất hữu ích. Beginner mindset sẽ giúp bạn phát triển tư duy ngay cả khi đã có sẵn nền tảng tri thức, kinh nghiệm về vấn đề đang được nhắc tới.

Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

Tư duy người mới mang lại những góc nhìn hoàn toàn mới lạ với một vấn đề tưởng chừng rất cũ.

2. Tại sao nên trau dồi Beginner mindset?

Những kiến thức, kinh nghiệm hay định kiến trong tiềm thức rất có thể sẽ trở thành rào cản khi bạn đối mặt với một vấn đề tương tự những gì đã trải qua trong quá khứ. Từ đó, nảy sinh cảm giác bế tắc, chán nản, không kiếm được lối thoát.

Khi đã có quá nhiều trải nghiệm, bạn sẽ không thể khám phá ra những những điều thú vị, tuyệt vời vốn dĩ sẽ phát hiện ra ở tình huống, sự vật, hiện tượng đó.

Trong khi đó Beginner mindset chính là ngọn đèn soi đường giúp bạn tiếp cận vấn đề một cách sáng tạo, hiệu quả hơn. Đồng thời giúp mỗi chúng ta thoát khỏi những kỳ vọng về trải nghiệm đã có trong quá khứ, tránh cảm giác thất vọng khi không đạt được những kết quả, trải  nghiệm tương tự trước đây.

3. Phương pháp cải thiện Beginner mindset trong mỗi người

Bloggiamgia.edu.vn xin mách bạn những cách rèn luyện tư duy người mới cực hiệu quả đã được các chuyên gia kiểm chứng:

3.1. Không quan tâm tới những kinh nghiệm đã có

Đây là cách tốt nhất để bạn có thể tiếp cận với bản chất của vấn đề một cách chính xác và toàn vẹn nhất thay vì chú ý tới những điều tâm trí tự đặt ra.

Trước tiên, hãy đặt câu hỏi cho các giả định xuất hiện trong đầu và nhìn nhận chúng một cách khách quan. Ngoài ra, bạn cũng có thể gợi mở, xác định vì sao bản thân lại đặt ra những giả định này để hiểu hơn về chính mình.

Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế được cảm giác thất vọng trong tình huống ngoài ý muốn, không thể kiểm soát.

Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

Bắt đầu lại trong tâm thế người mới sẽ giúp bạn phát hiện ra những điều mà trước đây đã bỏ lỡ

3.2. Sống chậm lại, lắng nghe nhiều hơn

Khi đã thành thạo với một công việc gì đó, chúng ta có thể thực hiện lại chúng một cách dễ dàng, bản năng mà không cần phải suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên không phải lúc nào nhanh cũng đem lại kết quả như ý muốn.

Đôi lúc, bạn cũng cần chậm lại để tìm hiểu kỹ về những gì đang làm xem liệu có đang đi đúng hướng, có cần thay đổi gì hay không để tránh những tình huống sự cố có thể phát sinh ngoài ý muốn.

3.3. Điều tiết cái tôi cá nhân

Cái tôi là bản ngã của mỗi người giúp bạn ghi lại dấu ấn riêng biệt, độc nhất trong tâm trí mọi người. Thế nhưng, khi mang tầm thế với một cái tôi lớn bước vào một vấn đề thì bạn rất khó tiếp cận, chấp nhận và phát hiện ra những ý tưởng mới mẻ, độc đáo.

Hãy là một người biết nhún nhường, biết hạ cái tôi xuống đúng lúc và sẵn sàng học hỏi những điều mới lạ.

3.4. Hãy học tập những đứa trẻ

Bạn biết không, mỗi đứa trẻ đều có sở thích tìm tòi, khám phá, hứng thú với mọi điều mới lạ xung quanh mình. Và tất nhiên trong trí óc của chúng không hề có những ý tưởng được định hình sẵn.

Hãy dành thời gian quan sát cách một đứa trẻ phản ứng với thế giới và áp dụng vào cuộc sống của  mình.

Tìm hiểu thêm: Xông đất là gì? Tuổi nào, mệnh nào nên xông đất tốt năm 2024?

Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

Hãy thử khám phá thế giới qua lăng kính của một đứa trẻ, biết đâu bạn sẽ tìm được điều diệu kỳ

3.5. Lựa chọn môi trường phù hợp

khoa học đã chứng minh, môi trường giúp mỗi cá nhân có thể trau dồi tư duy người mới thường có những đặc điểm như:

  • Môi trường thoải mái, cởi mở, mọi người có thể thoải mái chia sẻ quan điểm, ý kiến các mảng và lĩnh vực mà các thành viên đang quan tâm.
  • Các thành viên loại bỏ ý nghĩ phán xét và quan niệm cũ để tập trung nghiên cứu, học hỏi những kiến thức mới.
  • Cung cấp cơ hội học hỏi và phát triển thường xuyên như đầu tư các buổi đào tạo kỹ năng, chuyên môn thông qua training, hội thảo hay meeting.
  • Tạo điều kiện cho các cá nhân bước ra khỏi vùng an toàn bằng cách chấp nhận thất bại và khích lệ tinh thần vực dậy, vượt qua khó khăn.
  • Quan tâm tới yếu tố phát triển năng lực, đưa ra các đánh giá mang tính tích cực nhằm động viên các cá nhân.
  • Người quản lý sẵn sàng hướng dẫn và hỗ trợ nhân viên trong mọi hoàn cảnh.

4. Nguyên tắc vận dụng Beginner mindset trong công việc

Cùng tìm hiểu những nguyên tắc giúp bạn đảm bảo quá trình làm việc luôn gắn liền với  Beginner mindset.

4.1. Không phán xét 

Cho dù là làm việc theo nhóm hay cá nhân thì nguyên tắc đầu tiên cần lưu ý vẫn là không đưa ra phán xét. Thay vì phàn nàn chê bai, chọn lựa thì tất cả mọi người cùng tích cực, tập trung xoay quanh việc phân tích dự án, lên ý tưởng và cùng thảo luận xem đâu là giải pháp tốt nhất. Bởi mục tiêu cuối cùng không phải là ai đúng ai sai mà vẫn là chất lượng, hiệu suất công việc.

4.2. Tối ưu lâu dài

Thông thường, ý tưởng sẽ được nhen nhóm trong quá trình tìm hiểu, nghiền ngẫm vấn đề trong một thời gian dài. Từ bước đưa ra các giải pháp, lên ý tưởng nhưng không thể thực hiện được tới những ý tưởng đột phá, giải quyết triệt để vấn đề.

Bạn cần biết rằng đôi khi các ý tưởng không thể đến cùng lúc tại một buổi trao đổi mà mỗi cá nhân cần phải đắn đo, trăn trở để đưa ra sáng kiến tốt nhất.

Beginner mindset là gì? Các ứng dụng Beginner mindset vào công việc

>>>>>Xem thêm: Vải borip là gì? Tổng hợp 6 loại vải borip phổ biến hiện nay

Tìm hiểu những nguyên tắc khi ứng dụng phương pháp beginner mindset

4.3. Tra cứu và xem xét giải pháp

Sau khi hình thành được ý tưởng, mục tiêu tiếp theo bạn cần hoàn thiện là thúc đẩy các thành viên vượt qua khỏi giới hạn. Đồng thời tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện hơn để phát hiện các giải pháp, cơ hội và tận dụng chúng.

Nguyên tắc này đòi hỏi các thành viên cần nâng cao tinh thần đoàn kết, cùng nhau động viên, thúc đẩy tư duy của các đội nhóm hướng tới mục tiêu chung.

4.4. Tổng hợp

Khi những ý tưởng ban đầu đã được xây dựng, phát triển thành hình cũng là lúc bạn phải đối diện với khó khăn.  Nếu bạn làm ngành dịch vụ, hãy thử đặt bản thân trong tâm thế khách hàng để đưa ra những thay đổi cần thiết, hữu ích nhất cho trải nghiệm người dùng.

Đặc biệt, với giai đoạn này, bạn cần phải hạn chế tư duy phán xét. Thay vào đó, hãy cùng tổng hợp những cách nhìn nhận vấn đề của các thành viên trong tập thể để chọn lọc phương án toàn diện nhất.

Trên đây là lời giải đáp về Beginner mindset là gì được Bloggiamgia.edu.vn tổng hợp lại. Mong rằng thông tin tại bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tư duy người mới và cách rèn luyện kỹ năng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *