Từ lâu, áo dài đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp thướt tha và hiền dịu của người con gái Việt. Trải qua thời gian dài phát triển, chiếc áo dài cũng mang trong mình những câu chuyện về sự cách tân và hòa nhập với thời đại. Vậy lịch sử của chiếc áo dài bắt nguồn từ đâu? Những tà áo dài đã trải qua quá trình phát triển như thế nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được trả lời khi bạn ghé thăm Bảo tàng Áo dài, một trong những địa chỉ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa và hồn cốt của tà áo dài Việt Nam.
Bạn đang đọc: Bảo tàng Áo dài – Nơi lưu giữ nét đẹp con người Việt Nam
Contents
1. Bảo tàng Áo dài nằm ở đâu?
Nếu yêu thích tìm hiểu văn hóa thì hẳn bạn đã từng nghe nói đến Bảo tàng Áo dài thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là nơi lưu giữ nhiều thông tin giá trị về tà áo dài Việt Nam mà nơi đây còn là một trong những địa điểm sở hữu không gian xanh mát, yên bình giữa chốn thành thị xô bồ.
Bảo tàng Áo dài hiện có địa chỉ tại phường Phước Long, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ là không gian dành cho những người yêu thích thời trang và văn hóa, đây còn là địa điểm được nhiều bạn trẻ rất yêu thích. Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ để gặp gỡ bạn bè vào dịp cuối tuần thì đừng quên địa chỉ này nhé.
2. Lịch sử ra đời của Bảo tàng Áo dài
Bảo tàng Áo dài Việt Nam ra đời từ ý tưởng và tâm huyết của nghệ sĩ Sĩ Hoàng – một họa sĩ và nhà thiết kế tài ba. Ông đã nhen nhóm ý tưởng xây dựng một bảo tàng dành riêng cho tà áo dài – biểu tượng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt trong suốt 10 năm. Mục đích xây dựng bảo tàng này chính là nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hóa Việt, giúp giới trẻ và các du khách nước ngoài hiểu hơn về trang phục cổ truyền Việt Nam. Do đó, bảo tàng này còn được nhiều người gọi với tên gọi thân thuộc là Bảo tàng Áo dài Sĩ Hoàng.
Thuyết minh tại bảo tàng kể rằng, trong một lần nhà thiết kế Sĩ Hoàng tham quan bảo tàng Kimono, ông đã rất bất ngờ khi bắt gặp chiếc áo dài Việt Nam được trưng bày tại đây. Thế nhưng điều đáng chú ý là phần ghi chú lại để thông tin đây là “trang phục thời cận hiện đại của Trung Quốc”. Ông cho rằng sự nhầm lẫn này sẽ khiến nhiều bạn bè quốc tế hiểu sai về trang phục áo dài của Việt Nam. Vậy nên, ý tưởng xây dựng một bảo tàng về áo dài cũng được hình thành từ đó.
3. Hướng dẫn cách di chuyển đến Bảo tàng Áo dài
Nằm tại khu vực quận 9, do đó để di chuyển đến Bảo tàng Áo dài mọi người có thể chọn các loại phương tiện sau đây:
- Di chuyển bằng phương tiện cá nhân: Đường đi đến bảo tàng được hướng dẫn khá chi tiết trên Google Maps. Do đó nếu có phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô, bạn hoàn toàn có thể tự mình đi đến bảo tàng một cách dễ dàng.
- Di chuyển bằng xe bus: Nếu chọn đi xe bus, bạn có thể chọn đi xe số 88 từ chợ Bến Thành để đến thẳng bảo tàng. So với các phương tiện như taxi, xe ôm công nghệ,… thì mức giá vé xe bus rất rẻ và phù hợp với học sinh, sinh viên.
- Di chuyển bằng xe lửa: Nếu yêu thích trải nghiệm mới lạ thì xe lửa cũng là một phương tiện đi lại nên thử khi đến Bảo tàng Áo dài. Bạn có thể tìm hiểu các chuyến xe lửa đến trạm xe lửa Trại Nhím. Đây là địa chỉ nằm cách bảo tàng chỉ 49m.
Tìm hiểu thêm: Tuổi Dậu sinh năm bao nhiêu? Mệnh gì? Cuộc đời người tuổi Dậu
4. Vé vào Bảo tàng Áo dài bao nhiêu?
Với những người đang có dự định tham quan Bảo tàng Áo dài, giá vé và giờ mở cửa chắc chắn là hai vấn đề được nhiều du khách quan tâm. Cụ thể thì mức giá tham quan bảo tàng hiện nay đang dao động từ 30.000đ đến 100.000đ/ người. Về thời gian tham quan, bạn có thể đến thăm bảo tàng từ 8h30 sáng đến 17h30 hàng ngày. Bảo tàng mở cửa phục vụ du khách từ thứ Hai đến Chủ nhật. Đây không chỉ là điểm du lịch văn hóa, với không gian rộng rãi, nhiều cây xanh, bảo tàng còn là địa điểm check-in được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay.
5. Bảo tàng Áo dài có gì thú vị?
Không chỉ đơn thuần là nơi lưu giữ vẻ đẹp của tà áo dài, bảo tàng còn là địa điểm được đông đảo du khách check-in khi đến thành phố Hồ Chí Minh. Sau đây là những điểm thú vị không thể bỏ qua nếu có dịp ghé thăm Bảo tàng Áo dài:
5.1. Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc ấn tượng của bảo tàng
Đến Bảo tàng Áo dài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc khá độc đáo với kiểu nhà dài kết hợp khung gỗ và mái ngói âm dương. Bảo tàng có tổng diện tích lên đến 20.000m2, trong đó nhà trưng bày có diện tích khoảng 200m2, phần còn lại là sân vườn, khu lưu niệm, nhà từ đường, nhà nghỉ.
Bước vào khi trưng bày, du khách sẽ nhìn thấy rất nhiều các tư liệu lịch sử về trang phục truyền thống của người Việt qua từng thời kỳ. Bên trái bảo tàng là những bộ áo gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm. Đứng trước những mẫu trang phục này, ta như hiểu thêm về tầm vóc con người và sự phát triển không ngừng của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.
5.2. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hơn 300 mẫu áo dài
Đến bảo tàng Áo dài mà không chiêm ngưỡng áo dài thì chắc chắn rất thiếu sót đúng không nào? Nhằm giúp khách tham quan hiểu hơn về tà áo dài, tại bảo tàng hiện đang trưng bày đến hơn 300 mẫu áo. Nếu có cơ hội ghé tham quan bảo tàng, bạn sẽ có cơ hội nhìn ngắm những mẫu áo dài sau đây:
- Áo dài biểu diễn cung đình Huế: Là các mẫu áo dài nam và nữ thường sử dụng trong các tiết mục biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế.
- Áo dài Lemur: Là chiếc áo dài gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi vợ chồng từ năm 1940. Tuy có phần mục nát nhưng chiếc áo dài này vẫn được cất giữ rất kỹ qua thời chiến.
- Áo dài tứ thân: Là sản phẩm cách tân của họa sĩ Nguyễn Cát Tường vào thập niên 30.
- Áo dài của phụ nữ miền Nam thập niên 1950.
- Áo dài của các nghệ sĩ và nhân vật lịch sử như nghệ sĩ Phùng Bá, Bạch Tuyết, anh hùng Nguyễn Thị Định,…
5.3. Trải nghiệm tự tay làm áo dài
Một trong những trải nghiệm được nhiều du khách thích thú nhất khi đến Bảo tàng Áo dài chính là hoạt động tự làm áo dài. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết các bước trong quy trình làm áo dài như cắt vải, vẽ, thêu lên áo,… Trải nghiệm này không chỉ giúp du khách hiểu thêm về quá trình một chiếc áo dài hình thành mà còn giúp mọi người rèn luyện tính kiên nhẫn.
5.4. Chụp ảnh check-in cùng bạn bè
Không gian Bảo tàng Áo dài được thiết kế theo lối kiến trúc Sài Gòn xưa. Do đó, chụp ảnh tại bảo tàng là một trong những hoạt động được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Bạn có thể cùng bạn bè lưu lại những hình ảnh thật đẹp tại khu vực cầu gỗ bắc qua làng hoặc bên bến thuyền, các khu nhà nghỉ mang phong cách cổ xưa,… Chắc chắn những bức ảnh này sẽ nhận được rất nhiều lượt like khi đăng lên mạng xã hội đấy.
>>>>>Xem thêm: Chó Golden là gì? Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi và bảng giá
>>>Tìm hiểu:
- Cách mặc áo dài trắng không lộ nội y giúp bạn thêm phần tự tin
- Mặc áo dài đi giày gì? Tiết lộ 11+ cách phối áo dài với giày đẹp, mảnh mai, thanh thoát
6. Một số lưu ý khi đến thăm Bảo tàng Áo dài
Là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách khắp mọi nơi, do đó, để có được một chuyến tham quan ý nghĩa và trọn vẹn, khi đến Bảo tàng Áo dài du khách cần chú ý một số vấn đề sau:
- Trong khu vực bảo tàng không phục vụ đồ ăn, do đó du khách có thể ăn sáng hoặc ăn trưa trước khi đến tham quan để không ảnh hưởng đến lịch trình.
- Nếu yêu thích tìm hiểu văn hóa áo dài thì du khách nên đến bảo tàng vào cuối tuần. Đây là thời điểm có nhiều hướng dẫn viên giới thiệu hơn những ngày trong tuần. Còn nếu ưu tiên chụp ảnh thì có thể đi vào giữa tuần sẽ vắng khách hơn.
- Du khách nên giữ yên lặng khi di chuyển bên trong bảo tàng, cùng nhau giữ gìn cảnh vật và đồ dùng trong khu vực trưng bày.
Như vậy là chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về Bảo tàng Áo dài. Có thể thấy đây là một điểm hẹn văn hóa vô cùng thú vị và rất thích hợp để mọi người cùng nhau “hẹn hò” gặp gỡ vào những dịp cuối tuần. Chúc bạn sẽ có một chuyến tham quan đầy ắp kỷ niệm tại bảo tàng dành cho những chiếc áo dài này nhé!
>>>Đọc ngay: