Điền kinh là bộ môn thi đấu quen thuộc được nhiều người biết đến, đặc biệt là những ai yêu thích thể thao. Không chỉ xuất hiện trong các giải đấu uy tín như Seagames hay Olympic, điền kinh còn là hình thức luyện tập nâng cao sức khỏe được ‘tín nhiệm’ hơn cả. Vậy điền kinh là gì? Bài viết của Bloggiamgia.edu.vn sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khái niệm cũng như cách phân loại cơ bản nhất.
Bạn đang đọc: Điền kinh là gì? Khái niệm và cách phân loại các bộ môn điền kinh cơ bản
Contents
1. Điền kinh là gì?
1.1 Khái niệm
Theo Wikipedia, điền kinh được định nghĩa là tập hợp các môn thể thao mang tính cạnh tranh, bao gồm đi bộ, chạy cự ly, nhảy (nhảy sào, nhảy cao, nhảy xa), ném (ném búa, ném đĩa, ném lao), đẩy tạ và các môn phối hợp khác. Bộ môn này chủ yếu ghi nhận thành tích dưới dạng cá nhân, chỉ có một vài ngoại lệ là những màn biểu diễn kết hợp như băng đồng hoặc đua tiếp sức.
Ngày nay, điền kinh vẫn luôn là một trong những môn thể thao được yêu thích và thi đấu nhiều nhất trên khắp hành tinh, hình thành dựa trên cơ sở tận dụng các động tác tự nhiên để thúc đẩy sự phát triển tối ưu về thể chất cho con người. Cơ sở của điền kinh là tính đơn giản, thể hiện qua cách thức thi đấu, luật lệ, thiết bị lẫn động tác.
Dẫu vậy, đây vẫn là nội dung giáo dục thể chất cực kỳ quan trọng được tích hợp vào hầu hết chương trình luyện tập để nâng cao sức khỏe. Mặt khác, điền kinh dường như chưa bao giờ vắng mặt trong các sân chơi thể thao quốc tế, bao gồm các kỳ Thế vận hội kể từ những năm 776 TCN.
1.2 Đặc điểm
Sau khi hiểu được định nghĩa điền kinh là gì, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm của bộ môn thú vị này. Cụ thể:
– Tính đơn giản và tự nhiên
– Thành tích là thước đo phản ánh trình độ kỹ thuật, quá trình tập luyện, tâm lý thi đấu cũng như chiến thuật của các vận động viên (áp dụng đối với các bộ môn tính tốc độ cũng như sức bền)
– Phù hợp với nhiều đối tượng và nhu cầu rèn luyện thể chất khác nhau
2. Lịch sử hình thành và phát triển của điền kinh
2.1 Thời cổ đại và trung cổ
Theo các ghi chép lịch sử được lưu truyền lại, các cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên đã xuất hiện kể từ thời kỳ tiền sử (khoảng năm 2250 TCN). Bằng chứng là những hình ảnh minh họa một số cho những bộ môn điển hình như nhảy xa, nhảy cao, chạy, đi bộ, ném đá,… được điêu khắc và vẽ lại trong các ngôi mộ của người Ai Cập cổ đại tại Saqqara. Ngoài ra còn có lễ hội Celtic (Ireland) diễn ra vào khoảng năm 1800 TCN hay thế vận hội đầu tiên năm 776 với nội dung tranh giải duy nhất là chạy dài vòng quanh sân vận động.
Về sau, các bộ môn thi đấu mới dần dần được đa dạng hóa, tạo thành 5 môn phối hợp gồm nhảy xa, nhảy cao và ném đá. Song song với là sự ‘nở rộ’ của các cuộc thi khác tại Panhellenic Games (năm 500 TCN).
Vào thế kỷ 17, nước Anh tiếp tục ghi nhận lễ hội thể thao mang tên Cotswold Olimpick Games, trong đó hạng mục điền kinh được lựa chọn thi đấu là ném búa tạ. Riêng tại Pháp, giai đoạn từ năm 1976 – 1798 cũng diễn ra L’Olympiade de le République – giải đấu được xem như tiền thân của Thế vận hội mùa hè ngày nay. Nội dung tranh tài chủ yếu là chạy nhiều cự ly cùng một vài bộ môn khác có xuất xứ từ Hy Lạp cổ đại. Olympiade năm 1796 đồng thời là năm đánh dấu việc quyết định kết quả thi đấu dựa trên các số liệu thống kê.
2.2 Thời cận hiện đại và hiện đại
Kể từ năm 1849 đến nay, các cuộc thi điền kinh trên toàn cầu luôn diễn ra liên tục (chỉ trừ hai năm bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thế giới). Cùng với đó là việc đưa các nội dung điền kinh trong nhà vào thi đấu chuyên nghiệp và thành lập những Hiệp hội điền kinh nghiệp dư. Một số cuộc thi thường niên cũng được tổ chức tại Anh, Mỹ và Pháp, thu hút sự tham gia của đông đảo các vận động viên tham dự.
Phải đến năm 1896 thì bộ môn điền kinh mới chính thức được thêm vào khuôn khổ Thế vận hội Olympic, tuy nhiên điều lệ này chỉ áp dụng đối với nam giới. Sau đó 32 năm (tức Olympic 1928), các nội dung điền kinh nữ cũng được bổ sung, qua đó tạo thêm sân chơi cho các vận động viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Tầm quan trọng của điền kinh tiếp tục thể hiện khi nó trở thành một phần của Olympic dành cho người khuyết tật ngay trong năm đầu tổ chức.
Hiện nay, Hiệp hội Quốc tế các Liên đoàn Điền kinh (trước là Liên Đoàn điền kinh không chuyên quốc tế – IAAF) vẫn luôn hoạt động rất tích cực. Họ cũng đồng thời là đơn vị đứng sau thành lập nên Giải vô địch điền kinh thế giới ngoài trời.
3. Ý nghĩa và tác dụng của điền kinh
Trên thực tế, điền kinh chính là bộ môn mang tính nền tảng và đóng vai trò cơ sở cho các loại hình vận động khác. Thông qua đó, con người có thể nâng cao thể lực, kỹ thuật cũng như phát triển toàn diện năng khiếu. Nói cách khác, điền kinh cũng giống như một ‘sợi dây nối’ giúp liên kết các môn thể thao lại với nhau.
Ngoài ra, điền kinh còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ảnh hưởng tích cực đến hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh,… Chính vì vậy mà không chỉ phổ biến trong các giải đấu chuyên nghiệp, điền kinh còn là hình thức rèn luyện được hưởng ứng bởi cả cộng đồng.
4. Cách phân loại các bộ môn điền kinh cơ bản
Cơ quan chủ quản của điền kinh thế giới (IAAF) đã phân loại điền kinh thành 5 lĩnh vực khác nhau, gồm: điền kinh trong nhà, đi bộ thể thao, chạy trên đường, chạy leo núi và chạy băng đồng. Tất cả đều được tính theo thành tích cá nhân, ngoại trừ nội dung chạy tiếp sức.
Ngoài ra, môn điền kinh còn được tách biệt theo 2 cách khác nữa, cụ thể là:
– Theo hình thức và nội dung thi đấu: nhóm chạy, nhóm đi bộ, nhóm các môn ném và đẩy, nhóm các môn nhảy, nhóm các môn phối hợp
– Theo tính chất hoạt đồng: hoạt động không có chu kỳ (ném, đẩy, nhảy và các môn phối hợp) và hoạt động có chu kỳ (chạy, đi bộ)
4.1 Đi bộ
Đi bộ là hình thức di chuyển tự nhiên và mang tính bản năng của con người, được chia thành đi đều, đi bộ thường và đi bộ thể thao. Riêng đi bộ thể thao thường diễn ra trên đường chạy trong sân vận động hoặc các cung đường lớn, với cự ly dao động từ 3 – 50km
Tìm hiểu thêm: Hắc xì dầu là gì? Sự khác biệt giữa hắc xì dầu và nước tương
4.2 Chạy
Tương tự như trên, chạy cũng là một trạng thái di chuyển tự nhiên, với nhiều cự ly và hình thức thi đấu khác nhau. Ví dụ như: chạy cự ly ngắn từ 20m – 400m, chạy cự ly trung bình từ 500m – 1500m, chạy cự ly dài từ 3000m – 30.000m, chạy trên địa hình tự nhiên (đồi, núi, đường lớn, băng đồng) từ 500m – 50.000m, chạy vượt chướng ngại vật từ 100m – 3000m, chạy tiếp sức cự ly ngắn – trung bình và tiếp sức hỗn hợp
4.3 Nhảy
Là hình thức vượt chướng ngại vật được thực hiện theo phương nằm ngang hoặc bật lên để vượt qua một độ cao nhất định bố trí theo phương thẳng đứng. Tiêu biểu nhất là nhảy 3 bước, nhảy xa, nhảy sào và nhảy cao.
4.4 Ném
Là hình thức ném hoặc đẩy một vật cụ chuyên dụng có trọng lượng, cấu trúc khác nhau sao cho chạm đến khoảng cách xa nhất có thể. Tiêu biểu nhất là ném lao, ném bóng, ném đĩa, ném tạ xích, ném lựu đạn và đẩy tạ.
4.5 Các môn phối hợp
Là hình thức kết hợp giữa nhiều bộ môn điền kinh, thi đấu theo một thời gian và trình tự nhất định, thường bao gồm 3, 4, 5, 7 hoặc 10 môn khác nhau. Trong đó, hai môn phối hợp được tranh tài chính thức ở thế vận hội chính là 10 môn phối hợp nam và 7 môn phối hợp đối với nữ.
>>>>>Xem thêm: Inox 403 là gì? Đặc điểm và ứng dụng của Inox 403
Trên đây là bài viết của Bloggiamgia.edu.vn về đề tài điền kinh là gì. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!
- Chạy bộ tại chỗ có tốt không? Những lợi ích mà chạy bộ tại chỗ mang lại cho sức khỏe?
- Nhảy dây có to chân không? Làm thế nào để nhảy dây đúng cách?