Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Rate this post

Địa đạo Củ Chi là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng thuộc địa phận TP.HCM. Địa đạo Củ Chi không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là tái hiện sinh động cho một thời chiến đấu anh hùng của ông cha ta.

Bạn đang đọc: Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Địa đạo Củ Chi: Kinh nghiệm khám phá di tích lịch sử nổi tiếng tại TP.HCM

Để khám phá địa đạo Củ Chi, hãy cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu các kinh nghiệm quý giá để bỏ túi cho chuyến đi thêm thú vị và nhiều niềm vui nhé!

1. Địa điểm của địa đạo Củ Chi? Di tích này nằm ở đâu?

Củ Chi là một huyện lị, trực thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh. Địa đạo Củ Chi thuộc ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Di tích lịch sử này cách trung tâm TP.HCM không quá xa, trung bình chỉ khoảng 70 cây số về phía Tây Bắc.

Thuở sơ khai, địa đạo được xây dựng trên địa phận của hai xã là: xã Phước Vĩnh An và xã Tân Phú Trung. Cái tên địa đạo Củ Chi bắt nguồn từ cấu trúc đơn giản của địa đạo với những đoạn hầm ngắn nhằm phục vụ cho việc cất giấu tài liệu, vũ khí cũng như là nơi trú ẩn an toàn cho các các bộ, chiến sĩ.

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Địa điểm của địa đạo Củ Chi? Di tích này nằm ở đâu?

Thời gian sau này, địa đạo Củ Chi đã được mở rộng, tạo dựng thành một hệ thống hầm trú ẩn phức tạp, kéo dài liên hoàn khắp 6 xã, nằm ở phía Bắc huyện Củ Chi. Mục đích gia cố và mở rộng hầm là để hỗ trợ quân Việt Minh có thêm không gian để ẩn nấp, liên lạc và dự trữ vũ khí, lương thực.

Hiện nay, địa đạo Củ Chi đang được bảo tồn và quản lý bởi Ban quản lý Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, đơn vị này trực thuộc Bộ chỉ huy Quân sự thành phố Hồ Chí Minh.

Địa đạo Củ Chi được thực hiện bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình (xã Nhuận Đức). Di tích lịch sử không chỉ có hệ thống địa đạo mà còn lưu giữ, tái hiện vùng giải phóng một cách sống động, và chân thực cho du khách tham quan.

2. Phương tiện đi đến địa đạo Củ Chi từ TP.HCM

Có nhiều cách thức cũng như phương tiện mà du khách có thể sử dụng để di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến địa đạo.

2.1 Phương tiện cá nhân (xe máy, xe ô tô)

Để chủ động trong việc di chuyển, nhiều du khách đã chọn sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc xe ô tô để đi đến địa đạo Củ Chi. Với khoảng hơn 70 cây số, cung đường di chuyển khá dễ dàng: đường Trường Chinh – Ngã Tư An Sương – địa phận huyện Hóc Môn – Tỉnh Lộ 15 và sẽ đến địa đạo chỉ khoảng 2 tiếng chạy xe.

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Nhiều du khách đã chọn sử dụng phương tiện cá nhân đến địa đạo Củ Chi

Khi đi bằng phương tiện cá nhân, du khách có thể ngắm cảnh ven đường, ăn uống hoặc tận hưởng không khí thiên nhiên.

2.2 Phương tiện công cộng (xe buýt)

Di chuyển bằng xe buýt sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí, công sức cũng như sức lực. Tuy nhiên, phương tiện này sẽ tốn nhiều thời gian ở các trạm dừng cũng như sang xe.

Nếu du khách muốn đến địa đạo Bến Dược, có thể đi theo tuyến xe như sau: đi xe số 13 hoặc xe số 94 để đến bến Củ Chi. Tiếp đến, tìm chuyến xe số 79 để đi thẳng đến địa đạo Bến Dược.

Nếu du khách muốn đến địa đạo Bến Đình, cần phải đi nhiều tuyến xe hơn: đi xe số 13 hoặc xe số 94 với bến cuối cùng là bến xe An Sương. Sau đó, sang xe số 122 để đến bến Tân Quy. Cuối cùng, bạn sẽ chọn xe buýt số 70 để đi thẳng đến địa đạo Bến Đình.

Thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến địa đạo Củ Chi bằng xe buýt dao động hơn 2 tiếng (tùy theo thời gian chờ xe ở các trạm xe buýt).

3. Giá vé tham quan địa đạo Củ Chi

Giá vé tham quan địa đạo Củ Chi khá đa dạng, áp dụng cho nhiều đối tượng du khách như sau:

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Giá vé tham quan địa đạo Củ Chi khá đa dạng

  • Giá vé cho người lớn: 35.000 VND/ người
  • Giá vé cho trẻ em (từ 7 đến 16 tuổi) và đối tượng học sinh/ sinh viên (có thẻ học sinh/sinh viên): 18.000 VND
  • Giá vé miễn phí cho các đối tượng: trẻ em dưới 7 tuổi, người trên 80 tuổi, người khuyết tật, lực lượng vũ trang hoặc người có công với cách mạng
  • Giá vé để tham quan thêm Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi: 40.000 VND/ người

Lưu ý, từ cổng địa đạo đến khu vực tham quan dài khoảng 2 cây số. Nếu có sức khỏe, du khách có thể đi bộ. Nếu có trẻ em hoặc người già đi cùng, du khách nên thuê xe điện với mức giá 5.000 VND/ lượt đi/ người.

4. Thời gian hoạt động của địa đạo Củ Chi

Là di tích lịch sử và địa điểm tham quan nổi tiếng tại TP.HCM, địa đạo Củ Chi mở cửa hoạt động tất cả các ngày trong tuần, từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều hàng ngày.

5. Các khu vực tham quan tại địa đạo Củ Chi

Các khu vực tham quan tại địa đạo Củ Chi mà khách du lịch nên nắm rõ trước khi đi tham quan:

5.1 Hệ thống hầm địa đạo Củ Chi

Hầm địa đạo Củ Chi là điểm tham quan chính của bất kỳ du khách nào đến đây. Hệ thống hầm tại địa đạo có chiều dài đường hầm lên đến 120m với kết cấu 2 tầng. Đường hầm được xây dựng từ chất liệu đất sét pha đá ong tạo nên độ cứng chắc và bền vững lâu dài theo năm tháng. 

Tìm hiểu thêm: Top 11 tiệm bánh kem ở quận 12 uy tín và chất lượng

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi
Hệ thống hầm địa đạo Củ Chi

Để có thể trú ẩn trong hầm, các cán bộ, chiến sĩ ngày xưa đã thiết kế hệ thống thông hơi trổ lên mặt đất với các dụng cụ ngụy trang, nhằm che đậy căn cứ với kẻ địch.

Hệ thống hầm Củ Chi được chia thành từng khúc với độ lớn, nhỏ khác nhau. Một số đoạn hầm rất hẹp, chỉ đủ cho một người lách qua, thậm chí phải bò hoặc trườn theo địa hình của hầm.

5.2 Khu tái hiện vùng giải phóng

Đây là khu vực trình chiếu lại các thước phim tài liệu về những năm tháng lịch sử chiến đấu oanh liệt của ông cha ta ngày trước. Các thước phim này chủ yếu ghi lại thời gian chiến đấu của các các bộ, chiến sĩ Củ Chi từ năm 1961 đến năm 1972. 

Khu tái hiện vùng giải phóng Củ Chi được chia thành 3 không gian chính:

  • Không gian 1: tái hiện bằng mô hình với các cảnh về đời sống, cảnh chiến đấu, lao động và học tập của các cán bộ và người dân Củ Chi trong thời chiến.
  • Không gian 2: tái hiện hình ảnh tan hoang, điêu tàn của vùng quê Củ Chi trong giai đoạn chiến tranh oanh liệt nhất.

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Khu tái hiện vùng giải phóng

  • Không gian 3: tái hiện hình ảnh người dân phải sinh sống trong lòng đất. Trong khi đó, kẻ thù đã tàn phá mặt đất tan hoang, chỉ còn lại xác đạn pháo.

5.3 Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi

Mặc dù không nằm trong khuôn viên địa đạo Củ Chi, Trạm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi tọa lạc trên tuyến đường Tỉnh lộ 15, cách không xa địa điểm của địa đạo. 

Trạm cứu hộ được đánh giá là bệnh viện động vật hoang dã lớn nhất khu vực miền Nam. Hiện nay, trạm vẫn đang chăm sóc và cứu chữa hơn 3600 loài thú quý hiếm ở cả Việt nam và trên thế giới. 

5.4 Khu bắn súng Củ Chi

Hoạt động bắn súng phù hợp với du khách yêu thích cảm giác mạnh. Ở khu vực này, có hai loại hình giải trí gồm: bắn súng đạn sơn và bắn súng thể thao quốc phòng. 

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

Hoạt động bắn súng phù hợp với du khách yêu thích cảm giác mạnh.

Với hình thức bắn súng đạn sơn, du khách nên đi theo nhóm để phối hợp các kỹ năng với đồng đội. Chi phí cho dịch vụ này trung bình 50.000 VND/ người cho thời gian 1 giờ. Giá mỗi viên đạn là 3.000 VND.

Với hình thức bắn súng thể thao quốc phòng, du khách được trải nghiệm với thể loại súng trường dưới hướng dẫn của nhân viên. Giá thành cho mỗi viên đạn dao đồng từ 40.000 VND đến 60.000 một viên.

5.5 Khu giải trí và trò chơi trên nước

Khu giải trí và trò chơi trên nước nằm trong Khu tái hiện vùng giải phóng. Khu vực này bao gồm các cảnh quan như sau: hồ mô phỏng biển Đông, mô hình Chùa Một Cột, mô hình Bảo tàng Hồ Chí Minh và khu vực rừng gỗ quý…

Bên cạnh các cảnh tham quan trên, du khách có thể tham gia thêm các hoạt động khác như: chèo thuyền kayak, đạp xe, tắm hồ bơi…

Địa đạo Củ Chi ở đâu? Kinh nghiệm khám phá di tích địa đạo Củ Chi

>>>>>Xem thêm: Top 11 địa chỉ dạy vẽ cho bé tốt nhất Hà Nội dành cho bạn

Các hoạt động trải nghiệm tại khu di tích địa đạo Củ Chi

Trên đây là các kinh nghiệm và thông tin để khám phá khu di tích địa đạo Củ Chi. Hy vọng bài viết của Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi Bloggiamgia.edu.vn ở những bài viết tiếp theo nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *