9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

Rate this post

Trò chuyện là một kỹ năng xã hội thiết yếu và trò chuyện cũng được xem là một nghệ thuật. Thế nhưng, có rất nhiều người không giỏi trong việc giao tiếp và rất khó làm chủ cuộc trò chuyện khiến nó trở nên nhạt nhẽo, vô vị và nhanh chóng kết thúc.

Bạn đang đọc: 9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

Vậy đâu là cách làm chủ cuộc trò chuyện khi bạn là người giao tiếp kém, không am hiểu nghệ thuật trò chuyện? Dưới đây sẽ là 9+ cách giữ cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị và kéo dài một cách vui vẻ.

1. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng một lời khen

Khen ngợi là cách tốt nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Nó không chỉ giúp mở ra một chủ đề để thảo luận mà còn khiến người khác cảm thấy hài lòng, vui vẻ và sẵn lòng trò chuyện với bạn. Điều này rất quan trọng để duy trì cuộc trò chuyện.

9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

Đưa ra lời khen là cách để bắt đầu cuộc trò chuyện cởi mở

Bạn hãy đưa ra một lời khen càng cụ thể thì càng tốt. Ví dụ, bạn có thể nhận xét một người nào đó bằng những câu như: “Cậu mặc chiếc váy này thật xinh” hay “làn da của bạn làm thế nào mà đẹp vậy” hoặc “đôi giày của cậu mua ở đâu trông rất hợp với cậu”. Hãy nói những câu ngắn gọn, chân thành và để bắt đầu cuộc trò chuyện. Chính lời khen này sẽ là chủ đề nói chuyện đầu tiên.

2. Nói chuyện nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ

Nói chuyện nhỏ nhẹ đôi khi rất cần thiết và là cách dẫn cuộc trò chuyện trở nên sâu sắc hơn. Việc nói chuyện nhẹ nhàng và nhỏ nhẹ giống như đang thủ thỉ tâm tình, rất dễ lôi kéo người khác nói chuyện.

Ví dụ bạn có thể nhận xét về một quán ăn nào đó bạn yêu thích, chia sẻ những món ăn ngon bằng giọng miêu tả nhẹ nhàng. Người khác sẽ cảm thấy nó thật thú vị và bất kỳ ai cũng có thể tham gia trò chuyện hoặc chia sẻ quan điểm của họ. Bằng cách này, bạn cũng có thể khơi gợi người khác nói về những món ăn và quán ăn khác mà họ yêu thích.

3. Đặt nhiều câu hỏi khi nói chuyện

Một cách làm chủ cuộc trò chuyện khác mà bạn có thể áp dụng đó là đặt nhiều câu hỏi. Việc đưa ra nhiều câu hỏi là cách để bạn thay đổi chủ đề và từ đó giúp cuộc trò chuyện được tiếp nối và kéo dài, mở rộng ở một để tài khác thay vì chỉ bó hẹp trong một chủ đề.

Những câu hỏi được xem là “chất bôi trơn” của một cuộc nói chuyện. Nó tạo cảm giác bạn đang chưa hiểu hết vấn đề hoặc chưa thấu hiểu người khác. Khi bạn đặt thêm câu hỏi, người đối diện sẽ có cơ hội được nói về họ và giải thích cho bạn hiểu hơn hơn về suy nghĩ, quan điểm của họ.

9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

Đặt ra nhiều câu hỏi để chuyển chủ đề hoặc khơi gợi chủ đề khi trò chuyện

Nhớ rằng, ngay cả khi bạn đã hiểu hết mọi vấn đề nhưng bằng cách hỏi thêm, cuộc trò chuyện sẽ diễn ra dài hơn và đi theo hướng mà bạn muốn. Bạn có thể kiểm soát cuộc nói chuyện bằng những câu hỏi có chủ ý.

4. Hãy chú tâm và luôn mỉm cười khi trò chuyện

Để làm chủ cuộc trò chuyện thì bạn cần phải chú tâm vào cuộc trò chuyện và thể hiện sự thân thiện bằng những nụ cười. Bắt đầu cuộc trò chuyện với một nụ cười thật tươi và ngôn ngữ cơ thể thoải mái. Đồng thời giữ thái độ và tinh thần bạn đang lắng nghe, đang quan tâm tới cuộc nói chuyện. Mỉm cười lịch sự càng nhiều trong cuộc trò chuyện càng tốt.

Cố gắng không khoanh tay, không tỏ ra mất tập trung và không nhìn lung tung xung quanh khi đang trò chuyện với người khác. Duy trì giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện, và cố gắng thể hiện rằng bạn thực sự quan tâm đến những gì họ nói.

5. Hãy lắng nghe người khác nói

Một điểm quan trọng khác trong những cách làm chủ cuộc trò chuyện là nghệ thuật lắng nghe. Nếu bạn tham gia vào một cuộc trò chuyện và ngay lập tức bắt đầu lấn át người khác bằng những câu chuyện, quan điểm của riêng bạn, thì người kia có thể ngay lập tức trở nên thờ ơ và không muốn nói chuyện, thậm chí, cuộc trò chuyện sẽ nhanh kết thúc. Thay vào đó, hãy cố gắng tập lắng nghe, để họ nói càng nhiều càng tốt.

Đặt ra các câu hỏi là một chiến lược tốt để người đối diện có cơ hội nói nhiều hơn. Nếu bạn thấy rằng cuộc trò chuyện đang dần nhàm chán hoặc nếu người đó chỉ đơn giản là không muốn trả lời tốt các câu hỏi bạn đặt ra, thì bạn có thể quay ngược lại nói về suy nghĩ của mình.

Hoặc bạn có thể kể một câu chuyện vui hoặc sự kiện nào đó đã trải qua, khơi gợi sự tò mò và tìm hiểu của người khác sẽ là cách làm chủ cuộc trò chuyện nếu nó đang không đi theo ý muốn của bạn.

Tìm hiểu thêm: Top 8 showroom ô tô quận Thanh Xuân nổi tiếng

9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp
Lắng nghe người khác là một cách làm chủ cuộc trò chuyện hiệu quả

6. Giữ cho cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, không tranh cãi

Cố gắng giữ cho cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và không có sự đôi co, tranh cãi, căng thẳng. Nếu bạn ngay lập tức phàn nàn về công việc hoặc nói về những điều không ổn trong cuộc sống của mình, mọi người sẽ muốn tránh xa và không muốn tham gia cuộc trò chuyện. Nếu bạn kể một câu chuyện cười hoặc một câu chuyện thú vị, người khác sẽ có thể muốn ở lại nói chuyện cùng bạn hơn.

Mọi người có xu hướng bị thu hút bởi những điều tích cực và những người vui vẻ. Vì vậy, cách làm chủ cuộc trò chuyện tốt là hãy đề cập đến chủ đề tích cực. Bạn có thể áp dụng cách này trong hầu hết mọi trường hợp, từ các cuộc trao đổi chuyên nghiệp đến cuộc nói chuyện xã giao thông thường, nó đều giúp bạn kiểm soát và kéo dài cuộc trò chuyện theo mong muốn.

7. Thể hiện sự nhiệt tình khi trò chuyện

Muốn dẫn dắt cuộc trò chuyện, bạn phải tạo ra sự nhiệt tình một cách có chủ ý. Khi trò chuyện, nhiệt tình và vui vẻ trong cảm xúc và suy nghĩ thôi là chưa đủ, mà bạn phải thể hiện ra bên ngoài, cho người đối diện thấy bạn đang rất hào hứng, hứng thú với chủ đề đang được nói đến.

Khi bạn tỏ ra nhiệt tình và phấn khích, người đối diện cũng sẽ cảm thấy hào hứng. Ngược lại, cuộc trò chuyện sẽ trở nên nhàm chán nếu bạn tỏ ra chán chường và mệt mỏi. Khi bạn cảm thấy nhiệt tình và có phần hào hứng thì cuộc trò chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp và thú vị. Vì vậy, thể hiện sự nhiệt tình trong khi nói chuyện sẽ là một cách làm chủ cuộc trò chuyện nếu cuộc trò chuyện đang dần lắng xuống.

9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

Thể hiện sự nhiệt tình trong cuộc trò chuyện giúp dẫn dắt câu chuyện

8. Thể hiện những điểm thú trong sở thích và tính cách của bạn

Khi lần gặp gỡ đầu tiên, với những người giao tiếp kém thường chỉ đề cập đến một số chủ đề nhất định và không gây sự tò mò. Những người khác có thể sẽ nghĩ bạn thật nhàm chán và không có gì thu hút.

lần sau gặp lại thì không có chủ đề nào hấp dẫn để trò chuyện, tạo ấn tượng rằng bạn là một người có giới hạn trong các chủ đề thảo luận. Trong tình huống đây là lần hẹn hò đầu tiên thì bạn sẽ bị cho điểm rất thấp.

Để tránh điều này, các bạn có thể chia sẻ chủ đề mà bạn yêu thích càng nhiều càng tốt. Đề cập về tất cả những điều bạn đặc biệt quan tâm. Nó sẽ phần nào thể hiện được về đặc điểm con người bạn và những điều thú vị liên quan đến bạn. Và mọi người cho rằng có rất nhiều điều họ có thể nói với bạn.

9. Thể hiện sự hài hước, hóm hỉnh khi trò chuyện

Một cách làm chủ cuộc trò chuyện là có thể làm dịu đi sự căng thẳng, khiến mọi thứ bớt nghiêm trọng hơn và kết nối với những người khác với nhau bằng sự hài hước, hóm hỉnh của bạn.

9+ cách làm chủ cuộc trò chuyện cho người không giỏi giao tiếp

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách làm bánh tráng trộn thơm ngon, nước chấm “đỉnh của chóp”

Thể hiện sự hóm hỉnh và hài hước giúp giữ cho cuộc trò chuyện tốt đẹp

Đó có thể không phải là một câu chuyện hài hước đến phát cười nghiêng ngả, nhưng nó có thể khiến mọi người mỉm cười hoặc cảm thấy bạn hài hước. Bạn có thể sử dụng khiếu hài hước trong nhiều trường hợp để cho thấy rằng bạn đã có nhiều cuộc trò chuyện thú vị và vui vẻ, đồng thời có kỹ năng xã hội tốt.

Bạn không cần phải coi mình là một người hài hước cũng không cần phải cố tỏ ra mình lém lỉnh. Thay vào đó, bạn hãy để ý “điểm cười” của người khác, họ cảm thấy buồn cười khi nói về điều gì hoặc câu nào có thể gây cười.

Nếu bạn là người chịu trách nhiệm đảm bảo các cuộc trò chuyện diễn ra suôn sẻ, là người làm chủ cuộc trò chuyện thì người khác sẽ có cái nhìn khác biệt hơn về bạn. Họ cho rằng bạn là người giỏi giao tiếp ngay cả khi bạn là người hướng nội. Nếu bạn không giỏi giao tiếp, hãy áp dụng 9 cách làm chủ cuộc trò chuyện mà Bloggiamgia.edu.vn vừa chia sẻ ở trên. Chắc chắn kỹ năng tiếp của bạn sẽ được cải thiện tích cực hơn đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *