Phương pháp luận được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu. Tuy nhiên, không phải ai cũng đều hiểu rõ phương pháp luận là gì, có vai trò như thế nào, ý nghĩa ra sao và cách phân loại? Nếu bạn cũng đang quan tâm tới phương pháp luận thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!
Bạn đang đọc: Phương pháp luận là gì? Vai trò, ý nghĩa và phân loại
Contents
1. Phương pháp luận là gì?
Mặc dù đã có rất nhiều người từng nghe tới thuật ngữ này nhưng lại không thực sự hiểu rõ phương pháp luận là gì. Về cơ bản, phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp hay hệ thống phương pháp.
Nhờ có phương pháp luận mà con người được định hướng tốt hơn, có thể xác định, lựa chọn và sử dụng phương pháp trong nhận thức lẫn các hoạt động thực tiễn một cách có hiệu quả, giải quyết những vấn đề gặp phải theo cách thức tốt nhất.
2. Nguồn gốc của phương pháp luận là gì?
Đã có rất nhiều phương pháp được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học. Ví dụ như: Phương pháp phỏng vấn, phương pháp mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi,… Mỗi phương pháp lại có những ưu điểm riêng. Vì vậy, khi sử dụng đúng phương pháp sẽ giúp đạt được hiệu quả tốt nhất và mang tới thành công.
Ngược lại, nếu chọn sai phương pháp thì nhẹ có thể làm giảm hiệu suất, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới thất bại. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu phải có nhận thức về phương pháp. Và cũng chính nhờ vậy mà phương pháp luận đã ra đời.
3. Chức năng của phương pháp luận là gì?
Chức năng chính của phương pháp luận là gì? Đó chính là định hướng cho con người và gợi mở cho hoạt động về nhận thức cũng như thực tiễn. Bên cạnh đó, phương pháp luận còn đóng vai trò là cách thức, thao tác hoạt động cụ thể để chủ thể tuân theo và thực hiện với mục tiêu có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, phương pháp luận cũng đảm nhận chức năng định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn, vận dụng phương pháp cũng như định hướng và gợi mở.
4. Phương pháp luận mà triết học Mác – Lênin muốn xác lập
Vậy trong triết học Mác – Lênin, phương pháp luận là gì? muốn xác lập điều gì? Đó chính là phương pháp luận biện chứng duy vật. Và phương pháp này được sinh ra nhằm mục đích xác lập ở người học. Cụ thể, phương pháp này giúp người học phải nắm được 2 nguyên lý, gồm:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến (Các sự vật, hiện tượng trên thế giới tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, đó là mối liên hệ giữa cái riêng – cái chung, giữa nguyên nhân – kết quả và con người phải tự nhận được thức về sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến đó)
- Nguyên lý về sự phát triển (Con người nhận thức được về sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ phổ biến thôi là chưa đủ. Bên cạnh đó, con người còn phải nhận thức được cả về sự chuyển đổi, chuyển hóa, phát triển và biến đổi không ngừng của sự vật, sự việc)
Khi con người không thể nhận thức được thông qua 2 nguyên lý này thì rất dễ xuất hiện những quan điểm không chính xác, thậm chí là sai lầm. Ngược lại, nếu có thể hiểu được 2 nguyên lý trên thì có thể hình thành nên những nguyên tắc, quan điểm và chỉ đạo bản thân trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Đó chính là nguyên tắc toàn diện. Khi vi phạm nguyên tắc toàn diện có nghĩa là chính chúng ta đang rơi vào trong quan điểm sai lầm, đối lập và có những đánh giá mang tính phiến diện, thiếu khách quan, chính xác.
Sự ra đời của phương pháp luận biện chứng duy vật đã giúp chúng ta xây dựng được nguyên tắc, quan điểm, chỉ đạo đó là chúng ta phải thông qua nguyên lý, quy luật phạm trù để nhìn nhận về sự vật, hiện tượng. Đồng thời cần phải tuân thủ 2 nguyên tắc, đó là nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện.
5. Các loại phương pháp luận
Ngoài nắm được phương pháp luận là gì thì chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về các loại của phương pháp luận. Về cơ bản, phương pháp luận được phân thành 3 loại, đó là:
5.1. Phương pháp luận ngành
Tìm hiểu thêm: TOP 22 đặc sản Mũi Né ngon quên lối về
Hay còn gọi là phương pháp luận bộ môn, phương pháp luận môn học. Đây cũng là phương pháp luận có cấp độ hẹp nhất. Đối với phương pháp luận ngành thì các nguyên tắc, quan điểm sẽ được đúc rút từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành. Và những nguyên tắc, quan điểm ấy phải đảm bảo phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như Toán học, văn học, Triết học,…
5.2. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận này được sử dụng chung cho một nhóm ngành nào đó. Tuy nhiên, nhóm ngành đó phải đảm bảo 2 yếu tố, đó là có đặc điểm chung và có mối liên hệ chung để áp dụng được phương pháp luận chung.
5.3. Phương pháp luận chung nhất
Đây là phương pháp luận khái quát những quan điểm và nguyên tắc một cách chung nhất. Người ta có thể sử dụng phương pháp luận này cho mọi ngành khoa học. Bên cạnh đó, phương pháp luận chung cũng chính là cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành.
Thứ mà triết học Mác – Lênin trang bị cho chúng ta đó chính là phương pháp luận chung nhất. Đồng thời, đây cũng chính là phương pháp luận biện chứng duy vật. Phương pháp này được xây dựng dựa trên nhận thức về 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù, 3 quy luật và quan điểm. Từ phương pháp này chúng ta cũng rút ra được 4 nguyên tắc, đó là:
- Nguyên tắc toàn diện
- Nguyên tắc lịch sử cụ thể
- Nguyên tắc phát triển
- Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
6. Ví dụ về phương pháp luận
Không chỉ trong triết học mà trong kinh tế học phương pháp luận cũng được ứng dụng rất phổ biến. Phương pháp luận được các nhà kinh tế học chấp nhận trong ngành tự nhiên. Tuy nhiên, thực tiễn xã hội là một hệ thống mở và có thể xuất hiện nhiều biến số can thiệp vào. Tuy nhiên, cũng không cần phải cố gắng kiểm soát tất cả mọi yếu tố như khi ở trong phòng thí nghiệm.
Trong chủ nghĩa thực chứng, các lý thuyết cần phải cứ sự nhất và và cho thấy tính logic về nội dung. Đã có một số phát biểu về phương pháp luận “Không gì có thể được chứng minh là luôn luôn đúng” như sau:
>>>>>Xem thêm: Top 12 chai nước hoa nam giá rẻ hot nhất hiện nay
- Chúng ta không thể nào có thể khẳng định được rằng mô hình của mình là hoàn chỉnh hay đã thiết lập được mối quan hệ nhân quả
- Sự tiến bộ của chúng ta có được là nhờ vào chứng minh vấn đề là sai thông qua phương pháp lặp lại các thử nghiệm, đồng thời loại bỏ những vướng mắc không có tác dụng
Trên đây là giải đáp dành cho những ai thắc mắc về phương pháp luận là gì. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã chia sẻ về nguồn gốc, chức năng và phân loại của phương pháp luận như thế nào. Phương pháp luận đã ngày càng được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực, ngành khoa học khác nhau và đang cho thấy hiệu rõ rõ rệt của mình.