Theo truyền thống, lễ dạm ngõ là buổi lễ đầu tiên trong thủ tục cưới. Đây được xem là buổi gặp mặt chính thức giữa 2 bên gia đình để bàn bạc cho hôn nhân của cặp đôi. Do đó, lễ dạm ngõ được xem là một nghi lễ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong lễ cưới của người dân Việt Nam.
Bạn đang đọc: Lễ dạm ngõ là gì? Lễ dạm ngõ được tiến hành như thế nào?
Trong bài viết dưới đây của Bloggiamgia.edu.vn, hãy cùng tìm hiểu những thủ tục và quá trình thực hiện lễ dạm ngõ như thế nào nhé!
Contents
1. Lễ dạm ngõ là gì?
Sau thời gian tìm hiểu lẫn nhau, nếu đôi bên cảm thấy đối phương thích hợp để nên duyên vợ chồng thì sẽ báo với gia đình 2 bên để tiến hành những thủ tục cưới hỏi.
So với ngày xưa, cô dâu và chú rể không cần phải trải qua 3 năm để thực hiện lễ cưới, những thủ tục cưới ngày nay đã đơn giản hơn nhiều. Thông thường cô dâu và chú rể chỉ cần làm lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới.
Lễ dạm ngõ hay lễ chạm ngõ theo cách nói của người miền Bắc là buổi lễ gặp nhau chính thức của 2 bên gia đình, để đặt vấn đề về chuyện cưới xin trăm năm của đôi trẻ.
2. Ý nghĩa của lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ được xem là buổi lễ tiền trạm cho lễ ăn hỏi. Trong buổi lễ này nhà trai và nhà gái sẽ gặp gỡ để thăm hỏi nhau. Đồng thời, phía nhà trai sẽ đặt vấn đề để xin phép chú rể được qua lại với cô dâu để tính chuyện hôn lễ.
Không những thế, trong một số trường hợp, lễ dạm ngõ còn là nơi để 2 bên gia đình bàn bạc với nhau các thủ tục cưới bao gồm thời điểm và thời gian tổ chức hôn lễ, số tráp yêu cầu, cách thức tổ chức lễ cưới,… thậm chí là chỗ ở sau này khi đôi trẻ về chung một nhà.
3. Lễ vật trong lễ dạm ngõ
Thông thường, lễ vật chuẩn bị ở lễ dạm ngõ không nhiều. Mỗi nơi tại nước ta sẽ chuẩn bị những phần lễ vật khác nhau.
3.1. Lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Bắc
Tại miền Bắc, trong lễ dạm ngõ nhà trai sẽ chuẩn bị những lễ vật bao gồm trầu cau, rượu, trà và trái cây tươi bọc bằng giấy gói đỏ. Bên ngoài khay lễ vật có thể được phủ vải nhiễu đỏ giống như tráp ở lễ ăn hỏi.
Đặc biệt, khi chuẩn bị cho lễ ăn hỏi, bạn nên chú ý là chỉ chuẩn bị trầu cau cùng các lễ vật khác với số lượng chẵn. Để mong ước cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn luôn viên mãn và hạnh phúc.
3.2. Lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Trung
Những lễ vật cần chuẩn bị cho lễ dạm hỏi ở miền Trung tương đối đơn giản, giống như con người mộc mạc và giải dị ở đây.
Thông thường, nhà trai chỉ cần mang qua nhà gái khay trầu và một chai rượu được gói giấy đỏ. Ngoài ra, thì nhà trai có thể chuẩn bị thêm một số bánh đặc sản như bánh hồng để làm quà cho nhà gái.
3.3. Lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Nam
Ở miền Nam lễ dạm ngõ còn được gọi là lễ đi nói hay đám nói. Lễ vật trong lễ dạm hỏi của người miền Nam thường khác hơn so với người miền Bắc hay người miền Nam.
Cụ thể, nhà trai sẽ cần phải chuẩn bị một đĩa trầu cau đã được tiêm cánh phượng, cùng với một cặp rượu, một cặp trà và thêm một mâm ngũ quả để mang sang nhà gái làm lễ.
Tìm hiểu thêm: 10+ cách vượt qua nỗi sợ bị từ chối cực kỳ hiệu quả
4. Thành phần tham dự lễ dạm ngõ
So với lễ ăn hỏi là lễ cưới thì thành phần tham dự lễ dạm ngõ sẽ không đông. Cụ thể trong lễ dạm hỏi, đoàn nhà trai sẽ có từ 5-7 người. Bao gồm bố mẹ nhà trai, chú rể, một người lớn tuổi trong họ, cùng họ hàng ruột thịt.
Nhà gái sẽ dựa vào số lượng người của họ trai để chuẩn bị số người vừa đủ hoặc hơn để việc đón tiếp được chu đáo nhất. Trong buổi lễ này, cô dâu và chú rể cũng có thể mời một số bạn bè thân thiết để đến chung vui.
Ở miền Trung, số lượng người tham gia lễ dạm ngõ thường ít hơn so với miền Nam hay miền Bắc. Thông thường chỉ bao gồm cha mẹ của chú rể bên phía đoàn nhà trai.
Trang phục cho lễ dạm ngõ thường khá đơn giản, không cầu kỳ. Các thành viên từ đoàn nhà trai hay nhà gái chỉ cần ăn mặc lịch sự chỉnh chu và kín đáo là được. Chú rể có thể mặc áo sơ mi và quần tây, cô dâu có thể mặc váy. Với một số gia đình truyền thống thì cô dâu tương lai nên mặc áo dài trong lễ dạm hỏi.
5. Trình tự của lễ dạm ngõ
5.1. Chuẩn bị lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ sẽ được tổ chức bên phía nhà gái. Do đó, nhà gái sẽ phải dọn dẹp lại nhà cửa thật gọn gàng trước ngày diễn ra buổi lễ. Đồng thời, dựa theo số lượng người đoàn nhà trai để kê trước thêm bàn ghế thích hợp. Chuẩn bị thêm quà, bánh để việc tiếp đón được chu đáo. Với những nhà trai ở nhà xa, thì nhà gái nên chuẩn bị thêm một mâm cơm để gắn kết thêm 2 bên gia đình.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa tỉ mỉ thì với bàn thờ gia tiên, nhà gái cần cắm thêm hoa và chuẩn bị bày mâm ngũ quả để làm lễ. Việc chuẩn bị một cách chỉnh chu sẽ giúp nhà gái gây được thiện cảm với gia đình nhà trai.
Về phía nhà trai thì trước ngày làm lễ, nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo phong tục của địa phương. Nếu nhà trai không có thời gian và cũng không biết chuẩn bị các lễ vật như thế nào thì có thể nhờ các đơn vị chuyên hỗ trợ các thủ tục cưới hỏi chuyên nghiệp.
5.2. Trình tự thực hiện lễ dạm ngõ
Đoàn nhà trai mang theo lễ vật đã chuẩn bị sẽ đến nhà gái theo đúng ngày giờ đã thống nhất từ trước.
Hai bên gia đình chào hỏi nhau, và tiến hành giới thiệu thành phần tham dự gồm những ai.
Người lớn nhất trong nhà trai sẽ đại diện để phát biểu lý do của buổi lễ. Trình tráp lễ và bày tỏ mong muốn và xin phép để chú rể được chính thức qua lại với cô dâu.
Nhà gái sẽ đại diện một người đứng lên cảm ơn. Và bày tỏ thái độ của bên gia đình mình.
Khi 2 bên đã đồng ý và thống nhất thì nhà gái sẽ dâng lễ lên bàn thờ tổ tiên. Cô dâu và chú rể thắp hương để thông báo với ông bà, đồng thời cầu mong phúc từ tổ tiên.
Hai bên nhà sẽ tiến hành bàn bạc các thủ tục của lễ cưới như ngày giờ, địa điểm tổ chức, số tráp,…
Cuối cùng nhà gái có thể mời cơm nhà trai để tỏ thành ý.
6. Một số kiêng kỵ trong lễ dạm ngõ
Không được tổ chức lễ dạm ngõ vào những ngày, giờ xấu có sao Cô Thần, Quả Tú,… để tránh những điều không may xảy ra cho cuộc sống của vợ chồng sắp cưới. Ngoài ra thì năm Kim Lâu cũng được xem là năm xấu, không thích hợp để tổ chức lễ dạm hỏi hay cả lễ cưới.
>>>>>Xem thêm: Gợi ý 100+ cách đặt tên con trai họ Trương hay và ý nghĩa
Theo quan niệm của ông cha ta, lễ tang thường mang đến những điềm xấu. Do vậy nếu một trong 2 gia đình mang tang thì cũng không được tổ chức lễ dạm hỏi.
Khi mời người thân cho lễ dạm hỏi, cả cô dâu và chú rể nên tránh những gia đình đơn thân, mất vợ hoặc chồng hoặc hiếm muộn,…
Trong ngày diễn ra lễ dạm hỏi tuyệt đối không được làm rơi vỡ đồ đạc, nhất là gãy đũa hoặc vỡ xương. Vì đây được xem như là một tín hiệu không may cho tương lai của cặp đôi sắp cưới.
Trên đây là tất cả những điều bạn cần biết về lễ dạm ngõ mà Bloggiamgia.edu.vn đã giúp bạn tổng hợp. Hy vọng sau bài viết của chúng tôi, bạn đã có thêm kiến thức hữu ích để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng của cuộc đời mình.