Trong giao tiếp hàng ngày, chắc chắn sẽ có những lúc bạn gặp phải tình huống “khó đỡ” không biết cư xử thế nào cho phải để không phật lòng đôi bên. Cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để “bỏ túi” 9 kỹ năng xử lý tình huống giúp bạn chóng thoát khỏi tình thế “khó đỡ” nhé!
Bạn đang đọc: 9 kỹ năng xử lý tình huống giúp bạn chóng thoát khỏi tình thế “khó đỡ”
Contents
- 1 1. Xử lý tình huống trong giao tiếp là gì?
- 2 2. Tại sao xử lý tình huống trong giao tiếp lại quan trọng?
- 3 3. Lưu ý khi xử lý tình huống trong giao tiếp
- 4 4. Các kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp đạt hiệu quả
- 4.1 4.1. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề
- 4.2 4.2. Tình huống sử dụng cách nói ẩn ý
- 4.3 4.3. Tình huống cần tìm người chung tuyến chiến
- 4.4 4.4. Tình huống giảm thiểu rủi ro hết mức có thể
- 4.5 4.5. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động
- 4.6 4.6. Tình huống lạt mềm buộc chặt
- 4.7 4.7. Tình huống cần thừa nhận rồi chuyển hướng khéo léo
- 4.8 4.8. Tình huống cần phản bác tinh tế
- 4.9 4.9. Tình huống sử dụng ngôn từ hài hước
1. Xử lý tình huống trong giao tiếp là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là cách phân tích, tìm hiểu, liên kết các thông tin với nhau để đưa ra cái nhìn tổng quát về tình huống, vấn đề và sự việc đang diễn ra. Thông qua đó, bạn có thể đưa hướng giải quyết tình huống tối ưu nhất.
Kỹ năng này được ví như thước đo cho sự nhạy bén trong cách giải quyết vấn đề của bạn. Người có kỹ năng này luôn có thể xử lý các vấn đề nan giải nhất một cách tinh tế, thấu đáo và gây được thiện cảm với mọi người trong cuộc giao tiếp, tranh luận.
2. Tại sao xử lý tình huống trong giao tiếp lại quan trọng?
Kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ của bạn. Trong giao tiếp, những tình huống bất đồng quan điểm hay mâu thuẫn là không thể tránh khỏi nên việc trau dồi kỹ năng này sẽ giúp bạn có thể bước ra 1 tình huống khó xử 1 cách dễ dàng. Kỹ năng xử lý tình huống là một trong những kỹ năng sẽ tạo ra nên 1 sự khác biệt lớn trong kết quả của cuộc giao tiếp.
Khi bạn xử lý 1 tình huống giao tiếp hiệu quả, bạn không chỉ duy trì 1 mối quan hệ tốt đẹp với người đối diện mà còn giúp giải quyết các vấn đề mâu thuẫn trước đó và thúc đẩy sự hợp tác hài hòa hơn trong tương lai.
Ngược lại, nếu bạn không biết cách giải quyết các vấn đề trong giao tiếp có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc khiến người đối diện bị xúc phạm/cảm thấy thiếu tôn trọng. Điều này sẽ còn làm tình hình trở nên tệ hơn.
Không chỉ người đối diện mới có cảm giác khó chịu, mà thiếu kỹ năng xử lý tình huống cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Một thái độ đúng đắn khi xử lý tình huống là bình tĩnh, cảm thông, lắng nghe và khiêm tốn. Như vậy, bạn có thể giúp người đối diện cảm thấy thoải mái hơn, tăng cơ hội giải quyết tình huống hiệu quả.
3. Lưu ý khi xử lý tình huống trong giao tiếp
3.1. Tránh đưa ra quyết định quá nhanh hoặc quá chậm
Đừng vội chặn lời hay đưa ra kết luận quá sớm. Hãy để người đối diện nói xong trước khi bạn đưa ra ý hay giải pháp của mình. Việc đưa ra quyết định/kết luận quá nhanh có thể khiến bạn trở nên áp đặt hoặc đưa ra kết luận chưa chính xác. Việc lắng nghe, tiếp thu thông tin kỹ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình huống để có cái nhìn khách quan nhất.
3.2. Không nên xử lý tình huống dựa trên cảm xúc
Tránh để cảm xúc chi phối gây ra những hiểu lầm không đáng có. Hãy giữ cảm xúc của mình luôn tích cực.
3.3. Điều chỉnh phương án giải quyết nếu cần thiết
Một phương án giải quyết tình huống hiệu quả nhất là công bằng, tôn trọng và đều có lợi cho cả 2. Điều này sẽ tạo ra môi trường tích cực và mang tính hợp tác giữa 2 bên.
4. Các kỹ năng xử lý tình huống trong giao tiếp đạt hiệu quả
4.1. Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề
Trong quá trình giao tiếp, không nên vòng vo, bóng gió để tránh “ông nói gà, bà nói vịt” khiến đối phương hiểu nhầm thông điệp của bạn. Nếu bạn muốn người đối diện nắm bắt nhanh chóng vấn đề bạn muốn nói thì nên đi thẳng vào vấn đề. Điều này càng hiệu quả khi cần giải quyết các vấn đề cấp bách.
Tuy vậy, người nói cũng cần suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi ra 1 quan điểm nào đó. Điều này có thể rèn luyện thông qua việc trau dồi tri thức, tham gia khóa học giao tiếp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp thường xuyên. Khi kỹ năng giao tiếp được cải thiện, bạn sẽ tránh được những pha “vạ miệng” khiến người nghe cảm thấy phản cảm.
4.2. Tình huống sử dụng cách nói ẩn ý
Đối với những tình huống bạn nhận thấy không thể nào thuyết phục được đối phương bằng lý lẽ hoặc không tiện nói thẳng ra thì hãy sử dụng cách nói ẩn ý.
Đó là những câu thành ngữ, tục ngữ mang ý nghĩa ẩn ý sâu sắc. Ngoài ra, nhiều người cũng ưa thích sử dụng các câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý để truyền tải thông điệp khuyên răn, thuyết phục.
Phương pháp xử lý tình huống này đòi hỏi người nói cần chọn được câu chuyện ẩn ý phù hợp để người nghe hiểu được ý nghĩ ẩn sau. Nếu người nghe không hiểu thì sẽ không có tác dụng.
4.3. Tình huống cần tìm người chung tuyến chiến
Tìm hiểu thêm: TOP 20 băng vệ sinh ban ngày siêu thấm hút, giúp bạn thoải mái ngày dài
Trong nhiều tình huống, việc có những đồng minh ủng hộ, đồng tình với quan điểm của bạn sẽ tạo thành sức mạnh to lớn, gây sức ép tinh thần với đối phương. Phương pháp này phù hợp khi bạn gặp 1 tình huống khó nhằn khó giải quyết bằng việc thuyết phục thông thường. Tuy nhiên, nếu bạn không thuyết phục được người nghe thì đồng nghĩa với việc quan điểm của bạn chưa thực sự chính xác đấy!
4.4. Tình huống giảm thiểu rủi ro hết mức có thể
Trong cuộc sống, có không ít lần chúng ta bị đẩy vào tình thế khó, bất lợi, nguy cơ thất bại là rất cao. Những lúc như vậy, điều quan trọng là phải hết sức bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Lúc này, phương pháp xử lý bạn nên áp dụng là hạn chế mức thiệt hại thấp nhất và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi:
- Điều gì đã khiến bạn rơi vào tình huống này?
- Có cách nào để có thể “hoãn binh”, tìm giải pháp tối ưu hơn?
- Liệu khi “địch” đã chấp nhận hoãn thì có thể thay đổi tình thế không?
4.5. Tình huống cần thuyết phục bằng hành động
Đối với nhiều tình huống giao tiếp, rất khó thuyết phục người nghe chỉ bằng lời nói mà bạn cần dùng hành động để giải quyết tình huống và khiến người nghe tin vào những quan điểm bạn đưa ra. Thực tế thuyết phục bằng hành động đem lại hiệu quả rất cao. Vì thông qua hành động cụ thể, bạn có thể dễ dàng giúp đối phương bình tĩnh thay đổi cách nghĩ để từ đó chấp nhận ý kiến của bạn.
Khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, hãy dùng hành động.
4.6. Tình huống lạt mềm buộc chặt
Lạt mềm buộc chặt là 1 phương pháp xử lý tình huống khéo léo được ông bà ta truyền lại từ xa xưa. Nó thể hiện ý nghĩa khi xử lý tình huống trong giao tiếp, bạn cần phải nhẹ nhàng, bình tĩnh và khôn khéo để giữ không khí cuộc trò chuyện luôn thoải mái. Không cần thiết thì không cần đáp trả lại cho bằng được, dễ dẫn tới căng thẳng, từ đó cuộc giao tiếp không có kết quả tốt.
4.7. Tình huống cần thừa nhận rồi chuyển hướng khéo léo
Trong môi trường công sở, nếu sếp của bạn là người lớn tuổi thì bạn cần xử lý hết sức khéo léo để tránh tạo ấn tượng không tốt. Đối với nhóm người này, việc tiếp thu, lắng nghe ý kiến của họ và thể hiện sự đồng cảm sẽ giúp cuộc giao tiếp hiệu quả hơn. Sau đó dùng lời nói để chuyển hướng khéo léo để thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của họ.
4.8. Tình huống cần phản bác tinh tế
>>>>>Xem thêm: Top 15 địa điểm du lịch mùa đông đẹp ở Việt Nam
Trường hợp này hiệu quả với người dễ tự ái. Trước hết, bạn hãy ghi nhận những đóng góp của họ, sau đó đợi thời điểm thích hợp nhất để phân tích vấn đề cho họ hiểu. Đối phó với nhóm người này được đánh giá là khó nhất trong nghệ thuật giao tiếp. Nó đòi hỏi người nói cần thật sự tinh tế, khả năng quan sát tốt.
4.9. Tình huống sử dụng ngôn từ hài hước
Ngôn ngữ hài hước cũng là 1 thứ vũ khí lợi hại giúp bạn có thể xử lý tình huống 1 cách khéo léo, sắc sảo. Đồng thời nó giúp xóa tan bầu không khí căng thẳng, điều tiết thái độ của đôi bên để tránh được những xung đột không đáng có.
Trên đây là 9 kỹ năng xử lý tình huống giúp bạn chóng thoát khỏi tình thế “khó đỡ” mà Bloggiamgia.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng đã giúp ích bạn phần nào trong hành trình làm chủ nghệ thuật giao tiếp nhé!