Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

Rate this post

Nhờ vào vẻ ngoài ấn tượng và giá trị kinh tế cao mà cây Giáng Hương ngày càng được nhiều người yêu thích. Trong bài viết dưới đây, Bloggiamgia.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào một cách thật chi tiết. Đừng bỏ lỡ nó nhé!

Bạn đang đọc: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

1. Cây Giáng Hương là cây gì?

Giáng Hương không còn xa lạ gì với đời sống người dân ở nước ta thời gian gần đây. Thế nhưng, bạn đã biết nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của loài cây này như thế nào hay chưa?

1.1. Nguồn gốc của cây Giáng Hương

Giáng Hương hay cây đinh hương, cây dáng hương,… tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, là 1 cây thân gỗ, thuộc họ Đậu (Fabaceae), có nguồn gốc từ Ấn Độ, rồi dần dần nhu nhập sang các nước Đông Nam Á. Tại nước ta, cây Giáng Hương được trồng để làm cảnh hoặc lấy gỗ.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

Giáng Hương là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Ấn Độ và được du nhập vào nước ta

1.2. Ý nghĩa của cây Giáng Hương

Theo phong thủy, cây Giáng Hương có khả năng thu hút may mắn, tài lộc và vượng khí. Nhờ đó, giúp công việc lẫn cuộc sống của gia chủ luôn được thuận lợi và thông hanh.

1.3. Một số đặc điểm của cây Giáng Hương

Giáng Hương là cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 30m. Vỏ cây có màu xám trắng, bên trong thân cây là mủ nhựa màu đỏ. Cành cây Giáng Hương khá mềm mại, lá có hình lông chim, và chiều dài khoảng 15 – 30cm.

Hoa loài cây này có màu vàng rực rỡ, tươi tắn, mọc theo từng cụm từ 20 – 30 bông, cùng hương thơm thoang thoảng, dễ chịu. Quả cây Giáng Hương có đường kính từ 5 – 7cm và có 2 – 3 hạt nhỏ nằm bên trong.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

Giáng Hương ngày càng được yêu thích và trồng phổ biến ở nước ta

Ở Việt Nam, cây Giáng Hương chủ yếu được trồng ở các tỉnh như Kon Tum, Đăk Lăk, Tây Ninh, Gia Lai, cùng 1 số tỉnh ở Đông Nam Bộ khác. Những năm trở lại đây, cây Giáng Hương ngày càng được dùng làm cây cảnh để trồng trong sân vườn phổ biến. 

Dựa vào chủng loại, có thể phân Giáng Hương thành 2 loại đó là cây Giáng Hương nhà và cây Giáng Hương rồng. Nếu xét theo lợi ích thì loài cây này cũng có 2 loại đó là cây Giáng Hương khai thác và cây Giáng Hương công trình.

2. Một số công dụng của cây Giáng Hương

Không phải tự nhiên mà Giáng Hương ngày càng được trồng phổ biến ở nước ta. Một số công dụng tuyệt vời của loài cây này phải kể đến như:

2.1. Tô điểm cho không gian

Nhờ vào vẻ ngoài ấn tượng và màu hoa rực rỡ của chúng mà ngày nay, Giáng Hương thường được trồng trong sân vườn, khuôn viên đô thị, công viên,… để giúp không gian trở nên ấn tượng và có điểm nhấn hơn. Không chỉ vậy, cây Giáng Hương to còn mang đến bóng mát và không khí trong lành cho con người.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

Không gian thêm phần ấn tượng nhờ vào sự tô điểm của Giáng Hương

2.2. Làm thuốc để chữa bệnh

Trong Đông y, người ta sử dụng hầu hết tất cả các bộ phận của Giáng Hương để làm thuốc như sau:

  • Vỏ cây Giáng Hương là nguyên liệu để bào chế ra các loại thuốc trị bệnh tiểu đường.
  • Rễ cây xuất hiện trong các vị thuốc điều hòa khí huyết, bổ máu và điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Hoa cây Giáng Hương được tinh chế thành tinh dầu, có trong nhiều loại nước hoa hiện nay.
  • Nhựa cây Giáng Hương màu đỏ nên có thể được dùng làm thuốc nhuộm răng, nhuộm quần áo hay nhuộm tóc.

2.3. Giá trị kinh tế cao

Gỗ của cây Giáng Hương được đánh giá là có giá trị kinh tế cao. Bởi loại cây này có thớ gỗ mịn, cứng cáp, không bị nứt hay giãn nở do nhiệt nên vô cùng bền bỉ với thời gian. Chính vì thế, người ta thường dùng gỗ cây Giáng Hương để đóng bàn, giường ngủ, tủ, ghế,… hay các món đồ nội thất trong nhà, mà không lo nhanh bị hỏng.

Tìm hiểu thêm: Cách tính 12 cung hoàng đạo theo ngày sinh

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?
Gỗ của Giáng Hương có thể chế tạo thành những món đồ nội thất gia đình

3. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương

Cây Giáng Hương không hề khó trồng hay chăm sóc, nhưng nếu bạn muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, thì nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:

3.1. Cách trồng cây Giáng Hương

Có 2 cách trồng cây Giáng Hương phổ biến nhất hiện nay đó là:

  • Gieo hạt: trước tiên, bạn cần chọn những hạt giống khỏe mạnh, không bị lép, rồi mang đi ngâm trong nước ấm từ  8 – 10 tiếng. Sau đó, vùi hạt giống đã ngâm vào trong cát ẩm. Chờ đến khi hạt ra cây con thì cho ra đất trồng như bình thường là được. 
  • Giâm cành: chọn những cành khỏe mạnh từ cây Giáng Hương mẹ để làm giống, sau đó ngâm vào trong dung dịch kích rễ từ 6 – 8 tiếng. Tiếp theo đó, bạn giâm cành xuống dưới đất trồng. Và cuối cùng là tưới nước đều đặn để cây nhanh ra rễ.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

Bạn có thể trồng Giáng Hương bằng cách giâm cành hay gieo hạt đều được

3.2. Cách chăm sóc cây Giáng Hương

Trên thực tế, cách chăm sóc cây Giáng Hương không hề khó, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Đất trồng: mặc dù cây Giáng Hương không kén đất và rất dễ trồng. Thế nhưng, nếu bạn muốn cây có thể sinh trưởng tốt thì nên ưu tiên những loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, và có khả năng thoát nước tốt.
  • Nước tưới: bạn chỉ cần tưới cây từ 3 – 4 lần/tuần. Không nên tưới cây Giáng Hương quá nhiều để tránh làm ngập úng, khiến cây bị chết.
  • Ánh sáng: Giáng Hương là loài cây ưa sáng, nên bạn cần trồng chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng, để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của cây tốt hơn. 
  • Phân bón: với những cây mới trồng, bạn nên bón bằng phân hữu cơ hoặc NPK, để kích thích đâm chồi và giúp cây mọc rễ nhanh hơn. Sau đó, bạn nên bón phân định kỳ 2 lần/năm ở trước và cuối mỗi mùa mưa. Ngoài ra, khi cây đã trưởng thành thì việc bón phân không còn bắt buộc nữa.
  • Sâu bệnh: Giáng Hương là cây thân gỗ nên côn trùng rất dễ làm tổ trên thân. Do đó, bạn cần bôi vôi vào gốc và thường xuyên phun thuốc diệt côn trùng để đảm bảo cây có thể phát triển 1 cách khỏe mạnh nhất.

Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Giáng Hương như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Giải mã chi tiết: cung Xử Nữ và Bọ Cạp có hợp nhau không?

Một số lưu ý khi chăm sóc Giáng Hương mà bạn không nên bỏ qua

4. Một số lưu ý khi trồng cây Giáng Hương

Khi trồng và chăm sóc Giáng Hương, có 1 số lưu ý mà bạn nên quan tâm ngoài kỹ thuật trồng như sau:

4.1. Có nên trồng Giáng Hương ở trước nhà hay không?

Cây Giáng Hương mang đến những ý nghĩa cực kỳ tốt trong phong thủy, nên bạn hoàn toàn có thể trồng chúng trước sân nhà. Tuy nhiên, địa điểm trồng cây Giáng Hương cần có nhiều ánh sáng, để chúng có thể sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.

4.2. Khi nào có thể thu hoạch Giáng Hương?

Thông thường, Giáng Hương sau khi trồng 5 năm sẽ trưởng thành và có thể che được bóng mát. Tuy nhiên, nếu bạn trồng loại cây này với mục đích khai thác gỗ thì phải chờ ít nhất là 10 năm để cây có thể phát triển hoàn thiện và cho ra những phần gỗ tốt nhất. 

  • Đặc điểm và ý nghĩa cây Hồng Môn trong phong thủy
  • Đặc điểm và ý nghĩa của cây Thường Xuân trong phong thủy

Trên đây là nguồn gốc, đặc điểm, cách trồng và ý nghĩa của cây Giáng Hương mà Bloggiamgia.edu.vn đã giúp bạn tổng hợp lại được. Không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng, mà Giáng Hương còn mang đến giá trị kinh tế cao. Do đó, việc trồng chúng trước nhà là một ý tưởng không tồi chút nào đâu đấy.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *