Mặc dù không thể chữa trị dứt điểm nhưng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh tầm soát được bệnh cũng như tránh được những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch,… Trong bài viết sau, Bloggiamgia.edu.vn sẽ đưa ra các hướng dẫn xây dựng chế độ ăn khoa học dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường nhằm giúp bạn có được cơ sở để lên thực đơn ăn uống hợp lý cho người bệnh.
Bạn đang đọc: Xây dựng chế độ ăn khoa học dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Contents
1. Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường có mối liên hệ như thế nào?
Người bị bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý vì điều này sẽ giúp họ có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu, ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn mới.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường sẽ giúp người bệnh có được thông tin cần thiết nên ăn gì, tránh ăn gì và ăn lượng bao nhiêu là đủ cho mỗi nhóm thực phẩm trong tháp. Một số lợi ích của việc xây dựng tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường phù hợp:
- Đảm bảo sự ổn định của mức đường huyết
- Cung cấp lượng calo thích hợp để đạt được và duy trì lượng cơ thể mong muốn khỏe mạnh
- Giảm nguy cơ và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả biến chứng cấp tính( hạ đường huyêt, nhiếm toan ceton…) và biến chứng mạn tính (bệnh tim mạch, bệnh thận, biến chứng vi mạch…)
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường là kim tự tháp dinh dưỡng 6 tầng tương ứng với 6 nhóm thực phẩm khác nhau với kích thích mỗi nhóm là khác nhau. Phần đáy là các nhóm thực phẩm bệnh nhân tiểu đường có thể ăn nhiều nhất, phần đỉnh là các loại thực phẩm nên hạn chế nạp vào cơ thể.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường có thể hiểu là một chế độ ăn dành riêng cho người bệnh. Nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh khỏe mạnh và giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Dựa vào tháp thực phẩm dinh dưỡng này, người bệnh sẽ có các thông tin cần thiết về những gì nên ăn và số lượng bao nhiêu là đủ.
Người bị bệnh tiểu đường cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý vì điều này sẽ giúp họ có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu
Bệnh nhân đái tháo đường không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa, thay vào đó, họ nên chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ để chống tăng đường huyết quá nhanh sau bữa ăn cũng như hạ đường huyết do quá đói. Cụ thể họ nên từ 5-6 bữa 1 ngày và nên có giờ giấc ăn nhất quán vào tất cả các ngày trong tuần:
- Ăn sáng : 20% tổng năng lượng/ngày.
- Phụ sáng : 10% tổng năng lượng/ngày.
- Ăn trưa : 25% tổng năng lượng/ngày.
- Phụ chiều : 10% tổng năng lượng/ngày.
- Ăn tối : 25% tổng năng lượng/ngày.
- Phụ tối : 10% tổng năng lượng/ngày.
2. Hướng dẫn xây dựng thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường được chia thành 5 nhóm thực phẩm chính, theo chiều từ dưới lên trên, nhóm thực nằm ở đáy tháp thì nên ăn nhiều, càng về đỉnh tháp thì càng nên hạn chế ăn.
2.1 Nhóm tinh bột
Đây là nhóm thực phẩm quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động mỗi ngày. Người bệnh có thể ăn gạo lứt hoặc khoai lang để bổ sung tinh bột thay vì cơm trắng hay xôi. Các loại tinh bột này chứa carbs có lợi, giúp người bệnh có thể kiểm soát tốt được lượng đường huyết.
Nhóm tinh bột là nhóm thực phẩm quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
2.2 Nhóm rau củ quả
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung nhiều vitamin, acid amin, khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch.
Khi chế biến rau củ quả cũng nên hạn chế phương thức chiến, rán, xào, luộc hoặc trộn salad là các cách chế biến tốt nhất cho người bệnh vì giúp giữ được trọn vẹn thành phần dinh dưỡng trong rau củ cũng như hạn chế dầu mỡ. Trong các loại rau củ thì mướp đắng, tảo, rau muống, rau ngót, bí xanh rất tốt cho cơ thể.
Theo nghiên cứu, người mắc bệnh tiểu đường cần tiêu thụ chất xơ trung bình ít nhất 14g /1000kcal/ngày. Với nữ giới là 25g/1000kcal/ngày và với nam giới nên tiêu thụ 38g/1000kcal/ngày.
2.3 Nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm
Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất đạm cũng rất cần thiết cho cơ thể người bệnh, Tuy vậy, người bị tiểu đường chỉ nên ăn thịt nạc như thịt ức gà, hạn chế ăn thịt nhiều mỡ và đặc biệt không ăn da gà, vịt.
Thay vì đạm từ động vật, người bệnh nên chuyển sang nạp các loại đạm từ thực vật như đậu nành, đậu lăng,…
2.4 Nhóm thực phẩm chứa dầu, mỡ, loại hạt có dầu
Nhóm thực phẩm này giúp tăng khả năng hấp thu vitamin cho cơ thể nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt lượng đường huyết. Bệnh nhân tiêu đường nên bổ sung nhóm này bằng việc sử dụng dầu thực vật trong chế biến các món ăn, đặc biệt là dầu oliu. Không nên dùng mỡ động vật hoặc các sản phẩm đóng hộp có sẵn. Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật.
Tìm hiểu thêm: Tiết lộ chạy bộ có giảm mỡ bụng không và cách thực hiện
Bệnh nhân tiêu đường nên bổ sung nhóm này bằng việc sử dụng dầu thực vật trong chế biến các món ăn, đặc biệt là dầu oliu.
2.5 Nhóm sữa
Nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp nguồn đạm, canxi dồi dào cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác giúp nâng cao sức khỏe cho người tiểu đường. Khi mua sữa, bạn nên chọn sữa không đường, ít chất béo để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa giảm mức độ hấp thụ các acid béo có hại cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên ăn 2 – 3 khẩu phần ăn nhóm sữa/ngày. Mỗi khẩu phần ăn bao gồm 1 cốc sữa không đường và 1 hộp sữa chua.
3. Lưu ý khi xây dựng thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Nhìn chung, không có một nguyên tắc xây thực đơn cố định dành cho người bị tiểu đường, bởi vì để có được một thực đơn chuẩn xác cung cấp đủ dinh dưỡng cũng như tầm soát được lượng đường huyết của người bệnh, chúng ta còn cần phải dựa trên giới tính, tuổi tác, bệnh nền, thói quen sinh hoạt cùng cơ địa của từng người. Tuy vậy, về mặt dinh dưỡng thì người tiểu đường cần tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Hạn chế tiêu thụ nhóm tinh bột chứa carbs đơn như cơm trắng, bánh mì, bún, phở… vì nó sẽ khiến đường huyết tăng.
- Hạn chế nạp chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa vì chúng sẽ gây rối loạn chuyển hóa
- Khi lên thực đơn dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn cần đảm bảo cung cấp lượng đường, ưu tiên đường tự nhiên từ hoa quả, cũng như các chất dinh dưỡng khác giúp nuôi dưỡng cơ thể
- Ăn đúng bữa với lượng thực ăn vừa đủ, không nên ăn quá no
- Vẫn nên bổ sung hàm lượng thấp các loại thực phẩm bột đường, chất đạm, chất xơ, muối khoáng, chất béo… thay vì kiêng hoàn toàn
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để tránh hạ đường huyết
- Thường xuyên thay đổi thực đơn để tạo cảm giác ngon miệng
- Trong bữa ăn cần kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau bởi không có thực phẩm nào có thể cung cấp đầy đủ toàn bộ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số loại thực phẩm người mắc bệnh tiểu đường nên tránh là:
- Thực phẩm chứa nhiều đường tự do như bánh kẹo, mứt, nước giải khát.
- Trái cây khô vì chúng chứa lượng glucid trên 20%. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiêu đường chỉ nên ăn thực phẩm có lượng glucid thấp hơn 5%
- Nên ăn nhạt, giảm tiêu thụ muối: Chỉ nên sử dụng lượng muối khoảng 2300mg/ngày.
- Kiêng cữ uống bia rượu và các chất kích thích khác, đặc biệt là khi còn đói. Bia rượu có thể gây hạ đường huyết và nhiều vấn đề sức khỏe tim mạch khác
>>>>>Xem thêm: Người Việt bị đói ngủ: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp cho vấn đề này
Ngoài ra, người bệnh cần duy trì lịch thăm khăm định kỳ để kiểm tra sức khỏe và xử lý kịp thời các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhắc bản thân uống thuốc đầy đủ, không bỏ giữa chừng. Nếu có nhu cầu cần thay đổi loại thuốc uống do dị ứng hay vấn đề về giấc ngủ, thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước, không tự ý kê đơn.
Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn có được cơ sở xây dựng chế độ ăn dựa trên tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường tốt hơn, từ đó kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Chúc bạn nhiều sức khỏe!