Là quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới, văn hoá Trung Quốc được hình thành đa dạng và lâu đời với nhiều tập tục đặc sắc, phong phú và đa dạng.
Bạn đang đọc: Văn hóa Trung Quốc: Nền văn hóa lâu đời trên thế giới
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nền văn hóa vĩ đại của Trung Quốc không chỉ được lưu truyền tới ngày nay mà còn ảnh hưởng đến phong tục tập quán của các nước lân cận như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… hay ngay cả chính văn hóa Việt Nam.
Cùng Bloggiamgia.edu.vn tìm hiểu nền văn hóa Trung Quốc – một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất trên thế giới nhé!
Contents
1. Văn hóa Hán tự
Được hình thành từ người Trung Quốc cổ đại, chữ Hán tự ban đầu chỉ là những hình vẽ thô sơ để biểu đạt ý một cách khái quát nhất giữa người với người. Tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh ra chữ Hán tự nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin trong quá trình sản xuất lâu dài.
Theo thời gian, các hình vẽ dần được hoàn thiện thành các nét chữ và sắp xếp thành các chữ Hán tự. Trong ngôn ngữ Hán tự, một số chữ là chữ tượng hình hoàn toàn, có thể kể đến như: Nhật 日, Nguyệt 月, Thủy 水,…Chữ tượng hình thể hiện hình dạng những vật có thể nhìn bằng mắt thường và đây là cách người Trung Quốc cổ đại tạo ra Hán tự.
Chữ Hán tự được xem là văn tự cổ xưa nhất trên thế giới còn được sử dụng và tồn tại đến ngày nay. Chữ Hán tự không chỉ phổ biến tại Trung Quốc mà còn được sử dụng bởi nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á, như: Nhật Bản, Triều Tiên…
2. Dân số và tính cách đặc trưng của nhân dân Trung Quốc
Hiện nay, tổng dân số của Trung Quốc chiếm 20% tổng dân số thế giới với hơn 1,4 tỷ người. Đất nước Trung Quốc có 56 dân tộc anh em, trong đó dân tộc đông nhất chính là người Hán, chiếm khoảng 91.51% tổng dân số cả nước.
Người Trung Quốc thường có tính hào sảng, vui vẻ và xởi lởi với mọi người xung quanh. Với truyền thống buôn bán từ ngàn đời xưa theo hình thức rao mời, người Trung Quốc thường có giọng nói to, lanh lảnh và rất hoạt ngôn.
Hầu hết nhân dân Trung Hoa rất chú trọng đến các vấn đề về nhà cửa, gia đình như: chuyện cất nhà (an cư lạc nghiệp), chuyện dựng vợ gả chồng (thành gia lập thất),…Người Trung Quốc vẫn còn giữ được những nét phong tục tập quán xưa và lưu truyền đến ngày nay.
3. Văn hóa ẩm thực Trung Hoa
Ẩm thực là một trong những nét đặc sắc nhất của nền văn hóa Trung Quốc. Với lịch sử ngàn năm, nền ẩm thực Trung Hoa là sự kết hợp tinh túy giữa mùi vị, hương thơm, màu sắc và cả cách thức trình bày món ăn.
Theo quan điểm của người Trung Quốc, món ăn cần phải thể hiện sự trọn vẹn, đủ đầy biểu trưng cho ý nghĩa no đủ, sum vầy. Vậy nên, các món ăn trong nền ẩm thực Trung Quốc phải đảm bảo sự nguyên vẹn, chẳng hạn: cá phải làm nguyên con, gà hoặc vịt chặt từng miếng rồi phải xếp đầy đủ lên dĩa…
Sự thiếu hụt trong văn hóa Trung Quốc là điềm báo cho điều không may “thiếu trước hụt sau” hoặc “đầu xuôi thì đuôi lọt”. Ngoài ra, các món ăn cần phải được trình bày đẹp mắt, mùi thơm hòa quyện, thu hút người dùng bữa.
Bữa cơm gia đình là ý niệm quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Các món ăn thường được bày biện ở chính giữa bàn. Sau đó, cả gia đình sẽ tề tựu cùng nhau để dùng bữa. Tại các nhà hàng, bàn ăn thường được sử dụng bàn xoay để các thành viên có thể tiện gắp món cũng như dùng các món mà mình yêu thích. Trung Quốc cũng là đất nước đầu tiên phát minh ra đôi đũa dùng trong bữa ăn hàng ngày.
4. Văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc
Khác hoàn toàn với văn hóa phương Tây cởi mở, văn hóa giao tiếp của người Trung Quốc khá khắt khe và có nhiều quy tắc cần tuân thủ.
Với lần đầu gặp mặt, người Trung Quốc sẽ không ôm, hôn mà chỉ bắt tay một cách nhẹ nhàng, với phần tay thả lỏng (không siết chặt) để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
Tìm hiểu thêm: Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Kinh nghiệm tham quan Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Trong môi trường làm việc, đối với đồng nghiệp gặp gỡ thường xuyên, người Trung Quốc chỉ cần chào hoặc vẫy tay mà không cần cúi đầu. Trong các buổi họp hội, khi giới thiệu các khách hàng với nhau, người Trung Quốc sẽ không dùng ngón tay chỉ hoặc trỏ về phía người đó mà dùng cả bàn tay ngửa, đưa về phía người đó để giới thiệu.
Trong các cuộc nói chuyện với người Trung Hoa, bạn sẽ thường được hỏi về các vấn đề như: tình trạng hiện tại (độc thân hay đã lập gia đình), có bao nhiêu con, lương bổng như thế nào… Đây là những câu hỏi phổ biến trong văn hóa Trung Quốc nên đừng lảng tránh mà hãy trả lời họ. Ngoài ra, trong các cuộc trò chuyện, nên hạn chế bàn tán, đề cập các chủ đề về chính trị hoặc tôn giáo.
5. Một số nét đặc trưng khác trong văn hóa Trung Quốc
5.1 Văn hóa trà đạo
Trà đạo là nét nghệ thuật độc đáo có xuất xứ từ Trung Quốc. Dù đã trải qua hơn 4000 năm lịch sử, hiện tại người Trung Hoa vẫn duy trì được văn hóa thưởng trà và đây dường như là thói quen không thể thiếu của hầu hết người dân nước này.
Đối với người Trung Hoa, trà đạo trong không chỉ đơn thuần là uống trà mà mục đích chính là thực hành đạo để am hiểu đạo, từ đó rèn luyện tâm tính tốt hơn.
Trong văn hóa Trung Quốc, nghệ thuật trà đạo chính là sự kết hợp của tôn giáo, thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức và triết học. Trong thời gian thưởng trà, người dùng sẽ cảm nhận được nét tinh túy trong hương vị trà, đàm đạo về lời dạy của những cổ nhân cũng như tìm sự an yên, tĩnh lặng trong tâm hồn để rèn luyện tu thân.
5.2 Quan niệm về ngũ hành âm dương
Là yếu tố cốt lõi trong triết học cổ điển Trung Quốc, âm dương ngũ hành được phân chia thành 2 phần, gồm: âm dương và ngũ hành. Âm dương được xem là bản chất của mọi sự vật, sự việc, là hai thái cực vừa có sự liên kết, vừa đối nghịch nhau. Trong âm có dương, trong dương lại có âm, vừa mâu thuẫn lại vừa thống nhất.
Còn ngũ hành được xem là 5 yếu tố cơ bản cho mọi sự vận hành, gồm: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong thuyết duy vật cổ đại của văn hóa Trung Quốc, tất cả sự vật, sự việc đều vận hành theo 5 yếu tố của ngũ hành.
Dựa vào âm dương ngũ hành, người Trung Quốc thường quyết định các vấn đề như: năm kết hôn, năm sinh con, xác định phong thủy nhà cửa… Quan niệm này vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày của người Trung Quốc.
5.3 Võ thuật Trung Hoa
Là nét truyền thống đặc sắc, võ thuật Trung Quốc có lịch sử hàng nghìn năm hình thành và phát triển. Được các bậc cổ nhân sáng tạo nên, tên gọi chung của bộ môn này là khí công và võ thuật Trung Quốc.
>>>>>Xem thêm: Hủ nữ là gì? Những điều thú vị về hủ nữ
Sự sụp đổ vào đầu thế kỷ XX của nhà Thanh đã tác động đến quá trình phát triển của võ thuật Trung Quốc. Bộ môn này đã phát triển lên một vị thế nhất định và trở thành môn phái thiên phần nhiều về Wushu (có tính thể thao cao).
Hiện tại, võ thuật Trung Hoa phổ biến như một bộ môn thể dục thể thao lành mạnh tại đất nước này.
Trên đây là các thông tin tổng quan về nền văn hóa Trung Quốc. Hy vọng Bloggiamgia.edu.vn đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả. Tiếp tục theo dõi chúng tôi và đón chờ nhiều thông tin thú vị khác nhé!